Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong doanh nghiệp hiện nay

13/07/2021
Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong doanh nghiệp hiện nay
1003
Views

Xin chào Luật sư! Luật sư em hỏi: Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong doanh nghiệp hiện nay? Bên mình là doanh nghiệp mới thành lập, do đặc thù ngành nghề nên công ty sử dụng khá nhiều người lao động nữ. Vậy cho mình hỏi trong trường hợp của công ty mình thì cần lưu ý những quyền lợi nào của người lao động nữ để tránh cho việc công ty vi phạm?

Rất mong nhận được sự phản hồi của Luật sư. Tôi xin cảm ơn

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến chúng tôi. Luật sư 247 sẽ giải đáp thắc mắc của bạn như sau:

Căn cứ pháp lý

Quyền lao động và tính đặc thù trong bảo đảm quyền của lao động nữ

Quyền của người lao động (trong đó có lao động nữ) là những quyền liên quan đến điều kiện lao động và điều kiện sử dụng lao động, bao gồm: việc làm, tiền lương, an toàn lao động, tham gia hoạt động công đoàn, an sinh xã hội nói chung và bảo hiểm nói riêng. Tại “Chương X: Những quy định riêng đối với lao động nữ và bảo đảm bình đẳng giới” của Bộ luật Lao động năm 2019, có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, thì quyền cơ bản của người lao động nữ (từ Điều 135 – 142), có thể tổng hợp thành những nhóm quyền sau:

(1) Quyền làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử.

(2) Quyền hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể, nhất là nhà ở.

(3) Quyền được tham khảo ý kiến khi quyết định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích; có đủ buồng tắm và buồng vệ sinh phù hợp tại nơi làm việc; được giúp đỡ, hỗ trợ một phần chi phí gửi con ở nhà trẻ, mẫu giáo.

(4) Quyền được bảo vệ thai sản.

(5) Quyền đơn phương chấm dứt hoặc tạm hoãn hợp đồng lao động.

(6) Quyền nghỉ thai sản.

(7) Quyền được cung cấp đầy đủ thông tin về tính chất nguy hiểm, nguy cơ, yêu cầu của công việc và quyền từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc.

(8) Quyền BHXH, y tế và thất nghiệp.

(9) Quyền thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn theo quy định của Luật Công đoàn; có quyền thành lập, gia nhập và tham gia hoạt động của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp.

(10) Quyền đối thoại, thương lượng tập thể theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch.

(11) Quyền đình công.

(12) Quyền ở tuổi vị thành niên, cao tuổi, khuyết tật, của lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài và người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Xem thêm: Lao động ở nước ngoài bị hành hạ, nợ lương thì làm như thế nào?

Bảo vệ thai sản lao động nữ

     Việc mang thai và sinh con vốn là thiên chức của người phụ nữ. Tuy nhiên do tính chất đặc thù sinh lý cơ thể, trong thời gian mang thai, người lao động nữ không thể làm công việc quá mức nặng nhọc dễ ảnh hưởng đến sức khỏe. Theo đó, điều 155, 156 157, 158 Bộ luật Lao động có quy định về những quyền lợi của người lao động nữ trong thời gian mang thai, sinh con như sau:

     Thứ nhất, công ty không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong các trường hợp sau đây:

  • Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo
  • Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi

     Thứ hai, lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi mang thai từ tháng thứ 07, được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được giảm bớt 01 giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương.

     Thứ ba, công ty không được sa thải hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động đối với lao động nữ vì lý do họ kết hôn, mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Trong thời gian họ mang thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng, công ty cũng không được phép tiến hành xử lý kỷ luật lao động. Tuy nhiên, công ty bạn vẫn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động với lao động nữ vì những lý do theo điều 38 Bộ luật này.

     Thứ tư, người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi mỗi ngày được nghỉ 60 phút trong thời gian làm việc để cho con bú, vắt, trữ sữa, nghỉ ngơi mà vẫn được hưởng đủ lương.

     Thứ năm, lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chứng nhận tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.

     Thứ sáu, sau thời gian nghỉ thai sản 06 tháng, lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc trường hợp việc làm cũ không còn thì công ty phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản.

Những công việc doanh nghiệp không được sử dụng lao động nữ?

     Bên cạnh những quyền lợi như trên, công ty bạn sẽ không được phép sử dụng lao động nữ thực hiện những công việc sau:

“1. Công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh đẻ và nuôi con theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Công việc phải ngâm mình thường xuyên dưới nước.

3. Công việc làm thường xuyên dưới hầm mỏ.”

     Bên cạnh những quyền lợi tối thiểu như đã trình bày ở trên, pháp luật khuyến khích doanh nghiệp tự xây dựng những chính sách liên quan đến hỗ trợ lao động nữ chi phí gửi trẻ, bảo đảm sức khỏe cho lao động nữ khi làm việc,…

Mời bạn xem thêm bài viết:

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Bảo vệ quyền lợi của lao động nữ trong doanh nghiệp“. Nếu có thắc mắc gì về vấn đề gì xin vui lòng liên hệ: 0936408102

Câu hỏi thường gặp

Lao động nữ được nghỉ ngơi trong “ngày đèn đỏ”?

 Mỗi ngày đèn đỏ, lao động nữ được nghỉ 30 phút ngoài thời gian nghỉ thông thường. Mỗi tháng lao động nữ được nghỉ thêm 3 ngày. Đây là thời gian nghỉ tối thiểu, thực tế có thể cao hơn. Quy định này là cần thiết để đảm bảo sức khỏe và năng suất lao động cho lao động nữ.

Điều kiện được hưởng chế độ thai sản?

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Luật bảo hiểm xã hội và Nghị định 115/2015/NĐ-CP như sau:
Lao động nữ thuộc một trong các trường hợp sau sẽ được hưởng chế độ thai sản
Mang thai;
Sinh con;
Mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
Nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
Đặt vòng tránh thai, thực hiện biện pháp triệt sản;
Trường hợp sinh con, mang thai hộ, nhận con nuôi phải đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi. Người lao động sinh con đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. Người lao động sinh con, mang thai hộ, nhận con nuôi mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận