Bảo hiểm xã hội là khoản bù đắp cho tổn thất mà người lao động phải chịu khi gặp phải những tình huống khó khăn như: ốm đau; bệnh tật; thai sản; tai nạn lao động; bệnh nghề nghiệp;… Đối với những người lao động có gia cảnh khó khăn; thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo theo quy định của pháp luật sẽ được hỗ trợ một phần trong việc đóng bảo hiểm xã hội. Vậy bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo hiện nay là bao nhiêu phần trăm? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:
Chào luật sư, tôi làm nghề tự do; sinh sống tại Hà Nội. Do làm nghề nghiệp tự do nên cũng không có làm việc cố định ở đâu. Tôi muốn tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không biết các chế độ của bảo hiểm xã hội có giúp đỡ gì cho tôi không?”
Căn cứ pháp lý
Bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo hiện nay là bao nhiêu phần trăm?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện hiện nay
Mức đóng bảo hiểm xã hội hàng tháng sẽ bằng 22% mức thu nhập hàng tháng do người lao động tự lựa chọn. Nhưng mức thu nhập sẽ giao động từ 1.500.000 đồng/tháng đến 29.800.000 đồng/tháng. Hay nói cách khác; mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện sẽ dao động từ:
- Mức sàn đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện = 22% x 1.500.000 = 330.000 (đồng)
- Mức trần đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện = 22% x 29.800.000 = 6.556.000 (đồng)
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chuẩn nghèo hiện nay
Theo đó, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chuẩn nghèo sẽ được tính theo mức thu nhập chuẩn nghèo hàng tháng là 1.500.000 đồng/tháng. Chính vì vậy, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chuẩn nghèo hiện nay sẽ là:
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện chuẩn nghèo = 22% x 1.500.000 = 330.000 (đồng)
Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo hiện nay
Như đã quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 134/2015/NĐ-CP; người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn quy định tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP. Cụ thể:
- Bằng 30% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo.
- Bằng 25% đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo.
- Bằng 10% đối với các đối tượng khác.
Từ đó có thể suy ra, mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo hiện nay là:
- Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ nghèo = 30% x 330.000 = 99.000 (đồng)
- Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc hộ cận nghèo = 25% x 330.000 = 82.500 (đồng)
- Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng khác = 10% x 330.000 = 33.000 (đồng)
Thời gian hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo
Thời gian hỗ trợ tùy thuộc vào thời gian tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thực tế của mỗi người nhưng không quá 10 năm (120 tháng). Hay nói cách khác, thời gian được hỗ trợ sẽ bằng với thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hôi tự nguyện. Nhưng thời gian được hưởng hỗ trợ sẽ không quá 10 năm. Sau 10 năm, kể cả người lao động có tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cũng sẽ không được hỗ trợ nữa.
Phương thức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo
Do mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp này được hỗ trợ; nên việc đóng bảo hiểm xã hội sẽ có sự khác biệt. Việc đóng bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo được hỗ trợ như sau:
- Bước 1: Người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thuộc đối tượng được hỗ trợ nộp số tiền đóng bảo hiểm xã hội phần thuộc trách nhiệm đóng của mình cho cơ quan bảo hiểm xã hội hoặc đại lý thu bảo hiểm xã hội tự nguyện do cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ định.
- Bước 2: Định kỳ 03 tháng, 06 tháng hoặc 12 tháng, cơ quan bảo hiểm xã hội tổng hợp số đối tượng được hỗ trợ, số tiền thu của đối tượng và số tiền, ngân sách nhà nước hỗ trợ theo mẫu do Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành sau khi có ý kiến thống nhất của Bộ Tài chính, gửi cơ quan tài chính để chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội.
- Bước 3: Cơ quan tài chính căn cứ quy định về phân cấp quản lý ngân sách của địa phương và bảng tổng hợp đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, kinh phí ngân sách nhà nước hỗ trợ do cơ quan Bảo hiểm xã hội chuyển đến, có trách nhiệm chuyển kinh phí vào quỹ bảo hiểm xã hội mỗi quý một lần; chậm nhất đến ngày 31 tháng 12 hằng năm phải thực hiện xong việc chuyển kinh phí hỗ trợ vào quỹ bảo hiểm xã hội của năm đó.
Giải quyết tình huống
Việc anh lựa chọn tham gia bảo hiểm xã hội là quyết định hoàn toàn chính xác bởi việc tham gia bảo hiểm xã hội đảm bảo cho những sự kiện bất ngờ xảy ra sau này. Trong trường hợp này, do anh làm việc tự do; không giao kết hợp đồng; nên anh có thể tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức đóng là 22% mức lương do anh lựa chọn. Và tùy thuộc vào hoàn cảnh; anh sẽ được hỗ trợ từ 10 – 30% mức đóng bảo hiểm xã hội được tính theo mức chuẩn nghèo là từ 33.000 – 99.000 đồng/tháng.
Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo hiện nay là bao nhiêu phần trăm?
Mời bạn xem thêm:
- Phá thai ngoài ý muốn có được hưởng bảo hiểm xã hội không
- Có thể xin đóng thêm bảo hiểm xã hội để nhận lương hưu cao không?
- Quy định về thời gian và mức hưởng chế độ ốm đau theo luật Bảo hiểm xã hội
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Bảo hiểm xã hội chuẩn nghèo hiện nay là bao nhiêu phần trăm?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện là 22% ứng với mức lương do người lao động tự chọn. Mức lương người lao động chọn sẽ dao động từ 1.500.000 đồng/tháng đến 29.800.000 đồng/tháng.
Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với những đối tượng chuẩn nghèo sẽ được hỗ trợ từ 10 – 30% với 3 mức chính: 30%, 25% và 10% so với mức đóng bảo hiểm xã hội tính theo mức thu nhập chuẩn nghèo của nông thôn là 1.500.000 đồng/tháng.
Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đóng số tiền hỗ trợ bảo hiểm xã hội cho người lao động 3 tháng 1 lần vào số tiền mà người lao động đã đóng trước đó để đủ 22% mức thu nhập do người lao động chọn.