Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế tính như thế nào?

28/11/2022
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế do ai mua?
361
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi hiện đang làm trong ngành kiến trúc, thời gian này tôi mới đảm nhiệm thiết kế cho một công trình. Tôi có thắc mắc rằng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế do ai mua? Chủ đầu từ hay bên tư vấn sẽ mua loại bảo hiểm này? Thời hạn của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế là bao lâu? Phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm được quy định thế nào? Mong được Luật sư tư vấn hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thông tư 329/2016/TT-BTC

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế do ai mua?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế như sau:

“Điều 19. Đối tượng bảo hiểm và số tiền bảo hiểm tối thiểu

1. Đối tượng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng là trách nhiệm dân sự của nhà thầu tư vấn đầu tư xây dựng đối với bên thứ ba phát sinh từ việc thực hiện công việc khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng công trình xây dựng từ cấp II trở lên.

2. Số tiền bảo hiểm tối thiểu bằng giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, hợp đồng tư vấn thiết kế xây dựng.”

(2) Căn cứ Điều 23 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về trách nhiệm mua bảo hiểm như sau:

“Bên mua bảo hiểm phải mua bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng trước khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.”

Từ căn cứ trên, có thể nhận định rằng bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế sẽ do bên nhà thầu tư vấn mua và phải mua trước khi thực hiện công việc tư vấn đầu tư xây dựng.

Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế là khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 21 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định như sau:

“Thời hạn bảo hiểm

Thời hạn bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng bắt đầu kể từ ngày thực hiện công việc tư vấn đến hết thời gian bảo hành công trình theo quy định pháp luật.”

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế do ai mua?
Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế do ai mua?

Quy định về phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế?

Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 329/2016/TT-BTC quy định về phí bảo hiểm và thanh toán phí bảo hiểm như sau:

– Phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng được xác định theo Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này, cụ thể như sau:

+ Đối với công trình xây dựng có giá trị dưới một nghìn (1.000) tỷ đồng và không thuộc các loại công trình xây dựng đê, đập, cảng, bến cảng, cầu cảng, bến tàu, đập chắn sóng và các công trình thủy lợi; các công trình xây dựng sân bay, máy bay, vệ tinh, không gian; các công trình sửa chữa và đóng tàu; các công trình xây dựng năng lượng trên biển và dưới nước; các dự án xe lửa, xe điện, tàu tốc hành và dự án ngầm dưới đất, hầm mỏ: Phí bảo hiểm và mức khấu trừ quy định tại khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

+ Đối với công trình xây dựng không quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm có thể thỏa thuận quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ trên cơ sở bằng chứng chứng minh doanh nghiệp đứng đầu nhận tái bảo hiểm xác nhận nhận tái bảo hiểm theo đúng quy tắc, điều khoản, phí bảo hiểm và mức khấu trừ mà doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp nhận tái bảo hiểm nước ngoài, tổ chức nhận tái bảo hiểm nước ngoài phải được xếp hạng tối thiểu “BBB” theo Standard & Poor’s, “B++” theo A.M.Best hoặc các kết quả xếp hạng tương đương của các tổ chức có chức năng, kinh nghiệm xếp hạng khác trong năm tài chính gần nhất năm nhận tái bảo hiểm.

– Căn cứ vào mức độ rủi ro của đối tượng được bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được điều chỉnh tăng phí bảo hiểm tối đa 25% tính trên phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này.

– Trường hợp thời gian xây dựng công trình bị kéo dài so với thời gian quy định tại văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm phải thỏa thuận về phí bảo hiểm bổ sung áp dụng cho khoảng thời gian bị kéo dài. Phí bảo hiểm bổ sung được tính căn cứ vào phí bảo hiểm quy định tại điểm a khoản 1 Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư này và tương ứng với thời gian thực hiện công việc tư vấn kéo dài.

– Việc thanh toán phí bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn đầu tư xây dựng (tạm tính) do bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận và phải được ghi tại hợp đồng bảo hiểm. Các trường hợp cụ thể như sau:

+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm một lần: Thời hạn thanh toán phí bảo hiểm (tạm tính) không vượt quá ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp thời hạn bảo hiểm dưới ba mươi (30) ngày, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm. Tổng số phí bảo hiểm (tạm tính) được xác định căn cứ vào dự toán giá trị hợp đồng tư vấn được cấp có thẩm quyền phê duyệt, bao gồm cả giá trị điều chỉnh, bổ sung (nếu có). Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.

+ Trường hợp đóng phí bảo hiểm theo kỳ:

Trên cơ sở dự toán giá trị hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng (được cấp có thẩm quyền phê duyệt) khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp bảo hiểm thỏa thuận bằng văn bản các kỳ thanh toán phí bảo hiểm theo quy định sau:

++ Kỳ thanh toán phí bảo hiểm đầu tiên: Thanh toán 50% tổng phí bảo hiểm (tạm tính) trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày hợp đồng bảo hiểm có hiệu lực và không chậm hơn ba mươi (30) ngày kể từ ngày bắt đầu thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm. Các kỳ thanh toán phí bảo hiểm tiếp theo được thực hiện theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm tại hợp đồng bảo hiểm đã giao kết ban đầu. Trong mọi trường hợp, thời hạn thanh toán phí bảo hiểm không vượt quá thời hạn bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm.

++ Việc quyết toán phí bảo hiểm thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều này.

– Doanh nghiệp bảo hiểm có thể thỏa thuận cho bên mua bảo hiểm nợ phí bảo hiểm. Việc nợ phí bảo hiểm phải được quy định trong hợp đồng bảo hiểm chỉ được áp dụng khi bên mua bảo hiểm có tài sản bảo đảm hoặc bảo lãnh thanh toán phí bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

– Việc quyết toán phí bảo hiểm phải căn cứ vào giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, cụ thể như sau:

+ Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng tăng so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh tăng tương ứng. Bên mua bảo hiểm có trách nhiệm thanh toán số phí bảo hiểm còn thiếu cho doanh nghiệp bảo hiểm trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày có văn bản phê duyệt giá trị quyết toán của cấp có thẩm quyền.

+ Trường hợp giá trị quyết toán hợp đồng tư vấn khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng giảm so với giá trị dự toán được cấp có thẩm quyền phê duyệt khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, phí bảo hiểm được điều chỉnh giảm tương ứng. Doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho bên mua bảo hiểm phần phí bảo hiểm đã thanh toán thừa trong thời hạn ba mươi (30) ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được văn bản phê duyệt giá trị quyết toán của cấp có thẩm quyền do bên mua bảo hiểm gửi.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp tư vấn thiết kế do ai mua?” Luật sư 247 tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý về văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân … của chúng tôi. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư 247 thông qua số hotline 0833102102 chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.

Câu hỏi thường gặp:

Pháp luật quy định về bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp như thế nào?

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là loại bảo hiểm có tác dụng bảo vệ doanh nghiệp khi phát sinh kiện tụng hay bồi thường với chi phí cao từ các rủi ro thuộc hoạt động nghề nghiệp.

Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là gì?

Vai trò của bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp là bảo vệ các chi phí pháp lý và bồi thường thiệt hại do sơ suất trong quá trình hoạt động nghề nghiệp của doanh nghiệp; dẫn đến các hậu quả ngoài ý muốn.

Các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm nghề nghiệp hiện nay?

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ không bồi thường khi thuộc một trong các trường hợp sau đấy:
– Thiệt hại do hành động bất cẩn, sai sót ngoài chuyên môn.
– Thiệt hại liên quan đến thuế.
– Thiệt hại do vi phạm pháp luật nước ngoài.
– Thiệt hại do nhân viên của doanh nghiệp vi phạm trách nhiệm liên quan đến việc quản lý sổ sách, kế toán, chuyển giao tài sản.
– Bị khiếu nại bồi thường do doanh nghiệp có hành vi phỉ báng hoặc vu cáo.
– Doanh nghiệp được bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản.
– Doanh nghiệp làm mất tài liệu bảo mật hoặc vô tình tiêu hủy khi được giao phó.
– Doanh nghiệp hoặc nhân viên do doanh nghiệp thuê có hành vi cố tình gây thiệt hại để lừa đảo bảo hiểm hoặc các hành vi vi phạm pháp luật khác gây thiệt hại.
– Thiệt hại gián tiếp hoặc trực tiếp do ô nhiễm không khí, nguồn nước hoặc đất gây ra.
– Thiệt hại do chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, nội chiến, khủng bố, nổi loạn, cách mạng, nổi dậy hoặc đảo chính.
– Thiệt hại do bị phạt, trừng phạt hoặc cảnh cáo theo quy định pháp luật.
– Thiệt hại phát sinh do tăng mức bồi thường.
– Trách nhiệm tự chịu theo các điều khoản thỏa thuận của hợp đồng hoặc tự chịu trách nhiệm do không có quy định trong hợp đồng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.