Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

08/12/2021
Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
1055
Views

Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên. Nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng; để bảo đảm cho việc thực hiện; đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc vi phạm nghĩa vụ gây ra. Hãy cùng Luật Sư 247 tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm và đặc điểm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

– Khái niệm: Bảo đảm thực hiện dân sự là việc thỏa thuận giữa các bên. Nhằm qua đó đặt ra các biện pháp tác động mang tính chất dự phòng; để bảo đảm cho việc thực hiện; đồng thời ngăn ngừa và khắc phục những hậu quả xấu do việc vi phạm nghĩa vụ gây ra.

– Đặc điểm:

  • Mang tính chất bổ sung
  • Mục đích nâng cao trách nhiệm
  • Đối tượng chủ yếu là các lợi ích vật chất
  • Phạm vi bảo đảm không vượt quá phạm vi nghĩa vụ được bảo đảm;
  • Chỉ được áp dụng khi có vi phạm nghĩa vụ;
  • Phát sinh từ sự thỏa thuận của các bên

Phân loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

-Căn cứ vào nguồn gốc:

  • Do các bên thỏa thuận
  • Do pháp luật quy định

-Căn cứ vào đối tượng:

  • Đối tượng là tài sản
  • Đối tượng là công việc
  • Đối tượng là uy tín

-Căn cứ vào nghĩa vụ được bảo đảm:

  • Bảo đảm nghĩa vụ hiện có
  •  Bảo đảm nghĩa vụ hình thành trong tương lai

– Căn cứ vào phạm vi bảo đảm:

  • Bảo đảm toàn bộ
  • Bảo đảm thực hiện nghĩa vụ một phần

-Căn cứ vào chủ thể

-Căn cứ vào việc đăng ký biện pháp bảo đảm

  • Bắt buộc
  • Không bắt buộc

– Căn cứ vào cách thức thực hiện quyền

  • Vật quyền
  • Trái quyền

Trên đây là cách phân loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Chủ thể của giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

– Bên bảo đảm

  • Là bên có nghĩa vụ hoặc người thứ ba cam kết bảo đảm thực hiện. Bao gồm bên cầm cố; bên thế chấp; bên đặt cọc; bên ký cược; ký quỹ; bên bảo lãnh và tổ chức chính trị xã hội tại cơ sở trong trường hợp tín chấp.
  • Là bên dùng tài sản của mình để bảo đảm cho việc thực hiện. Cụ thể là bên có nghĩa vụ cũng có thể là người thứ ba trong quan hệ bảo lãnh

– Bên nhận bảo đảm

Là bên có quyền trong quan hệ dân sự; mà việc thực hiện quyền đó được bảo đảm bằng một hoặc nhiều giao dịch bảo đảm. Bao gồm bên nhận cầm cố; bên nhận thế chấp; bên nhận đặt cọc; bên nhận ký cược; bên nhận bảo lãnh; tổ chức tín dụng trong trường hợp tín chất; và bên có quyền được ngân hàng thanh toán bồi thường thiệt hại.

Phạm vi nghĩa vụ bảo đảm

  1. Nghĩa vụ có thể được bảo đảm một phần; hoặc toàn bộ theo thỏa thuận; hoặc theo quy định của pháp luật; nếu không có thỏa thuận; pháp luật không quy định phạm vi bảo đảm thì nghĩa vụ coi như được bảo đảm toàn bộ; kể cả nghĩa vụ trả lãi, tiền phạt và bồi thường thiệt hại.
  2. Nghĩa vụ được bảo đảm có thể là nghĩa vụ hiện tại; nghĩa vụ trong tương lai hoặc nghĩa vụ có điều kiện.
  3. Trường hợp bảo đảm nghĩa vụ trong tương lai thì nghĩa vụ được hình thành trong thời hạn bảo đảm là nghĩa vụ được bảo đảm. Trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là phạm vi nghĩa vụ bảo đảm thực hiện.

Đối tượng của biện pháp bảo đảm nghĩa vụ là quyền tài sản

  • Quyền sở hữu trí tuệ gồm: quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
  • Quyền đòi nợ.
  • Quyền được nhận số tiền bảo hiểm đối với vật bảo đảm. Quyền tài sản này là đối tượng của các biện pháp bảo đảm; khi tài sản bảo đảm được mua bảo hiểm; và các bên có thỏa thuận dùng quyền yêu cầu nhận số tiền bảo hiểm cũng thuộc đối tượng bảo đảm.
  • Quyền tài sản đối với phần vốn góp trong doanh nghiệp.
  • Quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng. Đó là quyền yêu cầu thanh toán từ các hợp đồng đã thực hiện.
  • Các quyền tài sản khác thuộc quyền sở hữu của bên bảo đảm. Như: quyền thuê nhà, quyền yêu cầu thu cước phí từ những hợp đồng dịch vụ điện thoại, điện nước…
  • Quyền sử dụng đất là đối tượng của các biện pháp bảo đảm.
  • Quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên được dùng để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ theo quy định.

Ý nghĩa của việc đăng kí giao dịch bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

-Là điều kiện phát sinh hiệu lực của giao dịch bảo đảm (trong trường hợp giao dịch bắt buộc phải đăng kí);

– Có giá trị pháp lí đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng kí;

– Là căn cứ để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lí tài sản bảo đảm. Trong trường hợp dùng một tài sản bảo đảm cho nhiều quan hệ nghĩa vụ:

  • Trường hợp giao dịch bảo đảm được đăng kí. Thì việc xác định thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự đăng kí.
  • Trường hợp có giao dịch bảo đảm đăng kí; có giao dịch bảo đảm không đăng kí. Thì giao dịch bảo đảm có đăng kí được ưu tiên thanh toán.
  • Trường hợp các giao dịch bảo đảm đều không đăng kí. Thì thứ tự ưu tiên thanh toán được xác định theo thứ tự xác lập giao dịch bảo đảm.

Trên đây là ý nghĩa của việc đăng ký giao dịch bảo đảm nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

Thông tin liên hệ

Trên đây là quan điểm của Luật Sư 247. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:

FB: www.facebook.com/luatsux

Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux

Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Hình thức bảo đảm thực hiện nghĩa vụ

Hình thức của các biện pháp bảo đảm được thể hiện bằng văn bản (trừ trường hợp pháp luật khôngquy định).
Công chứng, chứng thực hợp đồng bảo đảm: Khi pháp luật quy định.
Đăng kí giao dịch đảm bảo, khi pháp luật quy định.

Biện pháp bảo đảm có mấy loại?

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định 9 loại biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ, bao gồm: cầm cố, thế chấp, bảo lãnh, đặt cọc, ký cược, ký quỹ, tín chấp, bảo lưu quyền sở hữu, cầm giữ tài sản.

Đối tượng của các biện pháp bảo đảm

Đối tượng của biện pháp bảo đảm bao gồm:
– Tài sản
– Công việc
– Uy tín

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận