Hiện nay, toàn cầu hóa không còn là chủ đề xa lạ trên các kênh truyền thông và tin tức. Toàn cầu hóa xuất hiện trong mọi mặt đời sống. Đặc biệt đối với xã hội mở của thị trường, du nhập văn hóa và liên kết khu vực như Việt Nam, toàn cầu hóa đóng một vai trò hết sức to lớn. Tại sao toàn cầu hóa lại có sức ảnh hưởng lớn đến vậy? Bản chất của toàn cầu hóa là gì? Cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Bản chất của toàn cầu hóa là gì?
Xuất hiện từ những năm 1960, “toàn cầu hóa” đã trở thành một trong những khái niệm được sử dụng rộng rãi nhất trong ngành khoa học xã hội đương đại. Có rất nhiều định nghĩa và đồng thời là một trong những vấn đề gây nhiều tranh cãi nhất. Toàn cầu hóa có thể hiểu là một hiện tượng gắn liền với sự gia tăng. Gia tăng này nói về số lượng cũng như cường độ của các cơ chế, tiến trình. Và là hoạt động nhằm thúc đẩy gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới. Theo đó, toàn cầu hóa làm lu mờ các đường biên giới quốc gia. Đồng thời thu hẹp các khoảng cách trên các khía cạnh đời sống kinh tế, chính trị và văn hóa của thế giới.
Vậy bản chất của toàn cầu hóa là gì?
Toàn cầu hóa là quá trình hình thành một chính thể thống nhất toàn thế giới. Đó là sự ảnh hưởng tác động, xâm nhập lẫn nhau xuyên biên giới. Nó có trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Trước hết và chủ yếu là lĩnh vực kinh tế trên phạm vi toàn cầu. Toàn cầu hóa được định nghĩa một cách khách quan nhất là sự phụ thuộc qua lại không ngừng. Nó xảy ra giữa các quốc gia và các cá nhân. Sự phụ thuộc qua lại có thể xảy ra trên lĩnh vực kinh tế, công nghệ, môi trường, văn hoá hay xã hội…
Tóm lại, Bản chất của Toàn cầu hóa là một khái niệm mở, được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau. Gồm: kinh tế, chính trị, văn hóa…
Dưới góc độ kinh tế,
Toàn cầu hóa kinh tế là sự hội nhập của các hoạt động kinh tế xuyên qua biên giới lãnh thổ và thông qua các loại thị trường khác nhau. Theo cách tiếp cận này, toàn cầu hóa có các biểu hiện tiêu biểu là sự dịch chuyển ra khỏi biên giới quốc gia của 4 yếu tố, bao gồm:
- Hàng hóa và dịch vụ: Thông qua xuất nhập khẩu
- Lao động và nhân công: Thông qua việc di cư, nhập cư của người lao động
- Vốn: Thông qua việc đầu tư ra nước ngoài hay nhận đầu từ từ nước ngoài
- Công nghệ: Thông qua việc nghiên cứu, chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia.
Dưới góc độ xã hội
Toàn cầu hoá sẽ tạo ra những hiệu quả trái ngược ở mức độ cá nhân hay dân tộc. Toàn cầu hoá sẽ tạo ra:
- Một sự đa dạng cho các cá nhân do họ được tiếp xúc với các nền văn hoá và văn minh khác nhau. Toàn cầu hoá giúp con người hiểu hơn về thế giới. Và những hạn chế sự bùng nổ các nguồn thông tin. Phổ thông hoá hoạt động du lịch, việc tiếp cận dễ dàng hơn với giáo dục và văn hoá;
- Đồng nhất đối với các dân tộc qua ảnh hưởng của các dòng chảy thương mại và văn hoá.
Mỗi người nhìn toàn cầu hoá theo một kiểu khác nhau. Có hai xu hướng chính:
- Làm đa dạng văn hóa cho một vùng lãnh thổ tham gia vào toàn cầu hóa. Thúc đẩy sự giao thoa và thấy hiểu lẫn nhau giữa các nền văn hóa.
- Đồng nhất hoá văn hóa, gây mất đi sự đặc trưng của nền văn hóa và tín ngưỡng.
Toàn cầu hóa xã hội bao gồm liên hệ cá nhân, các luồng thông tin và sự gần gũi về văn hóa
Dưới góc độ chính trị
Toàn cầu hóa chính trị đề cập đến sự phát triển của hệ thống chính trị trên toàn thế giới. Phát triển cả về quy mô và mức độ phức tạp.
Hệ thống này bao gồm các chính phủ quốc gia, các tổ chức chính phủ và liên chính phủ, cũng như các thành phần độc lập với chính phủ của xã hội dân sự toàn cầu như các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức phong trào xã hội. Một trong những khía cạnh quan trọng của toàn cầu hóa chính trị là tầm quan trọng ngày càng giảm của nhà nước quốc gia và sự gia tăng của các chủ thể khác trên trường chính trị. Sự thành lập và tồn tại của Liên Hợp Quốc được gọi là một trong những ví dụ kinh điển của toàn cầu hóa chính trị.
Bản chất của xu thế toàn cầu hóa là gì?
Xu thế toàn cầu hóa là một trong những ước muốn là các quốc gia, khu vực trên thế giới đang hướng tới.
Xu thế toàn cầu hóa xuất hiện từ những năm 80 của thế kỷ XX, và được thể hiện rõ nét hơn từ khi Chiến tranh lạnh bắt đầu kết thúc.
Xu thế toàn cầu hóa là hệ quả của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ.
Xét về bản chất, xu hướng toàn cầu hóa là quá trình tăng lên mạnh mẽ của những mối liên hệ, hay những ảnh hưởng tác động lẫn nhau, đồng thời cũng phụ thuộc lãn nhau của tất cả các khu vực, các quốc gia, các dân tộc trên thế giới.
Biểu hiện của xu thế toàn cầu hóa
Xu thế toàn cầu hóa được biểu hiện rõ nét thông qua các lĩnh vực sau đây:
Thứ nhất: Sự phát triển của thương mại quốc tế
Từ sau chiến thanh thế giới lần thứ hai (1945) đến cuối những năm 90 của thế kỷ XX. Giá trị trao đổi thương mại trên phạm vi quốc tế đã tăng lên 12 lần. Sự phát triển của thương mại quốc tế là sự biểu hiện rõ nét về mối quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Hay tính quốc tế của nền kinh tế các quốc gia, các khu vực, các dân tộc trên thế giới.
Thứ hai: Sự phát triển của các công ty xuyên quốc gia
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Liên hợp quốc. Khoảng 500 công ty xuyên quốc gia lớn kiểm soát tới 25% tổng số sản phẩm trên thế giới. Và giá trị trao đổi của các công ty này có thể tương đương tới ¾ giá trị thương mại toàn cầu ở thời điểm hiện tại.
Thứ ba: Sự phát triển mạnh mẽ của việc sát nhập các công ty thành các tập đoàn lớn.
Biểu hiện rõ nhất là trong lĩnh vực khoa học. Sau đó là đến các công ty đa ngành, đa nghề,… nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.
Thứ tư: Sự ra đời của các tổ chức kinh tế – tài chính quốc tế
- Các tổ chức đó có thể là Liên minh châu Âu (EU),
- Ngân hàng thế giới (WB), Tổ chức Thương mại thế giới (WTO),
- Quỹ tiền tệ quốc tế (MF),
- Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC), …
Các tổ chức này ngày càng có vai trò to lớn trong việc giải quyết những vấn đề kinh tế chung của thế giới và khu vực.
Tác động của xu thế toàn cầu hóa
Tác động về mặt tích cực:
– Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của quá trình xã hội hóa lực lượng sản xuất.
– Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao vượt bậc.
– Làm chuyển biến cơ cấu nền kinh tế một cách rõ nét theo hướng tích cực.
– Tất cả những tác động này làm đòi hỏi phải có sự cải cách nền kinh tế sâu và rộng để nâng cao hiệu quả và tăng cường sự cạnh tranh trên thị trường.
Tác động về mặt tiêu cực:
– Làm gia tăng sự bất công trong xã hội, làm phân hóa mối quan hệ giàu nghèo một các rõ rệt trong nội bộ từng quốc gia và có thể là bao trùm giữa các quốc gia trên thế giới.
– Đời sống con người kém an toàn hơn, bởi dễ dàng bị cuốn vào những cuộc đấu tranh chính trị, hay tác động xấu của nền kinh tế.
– Có nguy cơ bị đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc.
Như vậy, toàn cầu hóa đem lại rất nhiều lợi ích cho sự phát triển của một quốc gia. Bên cạnh đó là những vấn đề nảy sinh, như lao động di cư và luật pháp quốc tế. Đây vẫn là chủ đề được đánh giá hai chiều cho đến tận ngày nay.
Nếu bạn có thắc mắc hay yêu cầu thì về các vấn đề luật lệ, giấy tờ hành chính, tra cứu quy hoạch xây dựng,… thì hãy liên hệ tới Luật sư 247. Đơn vị cung cấp và xử lý những vấn đề giấy tờ, thông tin hành chính, luật lệ 1 cách chi tiết nhất.
Có thể bạn quan tâm:
Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia được thể hiện như thế nào?
Câu hỏi thường gặp