Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

22/08/2022
Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
319
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi và bạn trai đã chung sống với nhau 5 năm và có một con chung, chúng tôi chưa đăng ký kết hôn. Hiện tại, do mâu thuẫn nên chúng tôi không thể sống chung được cùng nhau nữa. Tôi có thắc mắc rằng ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Nam nữ sống chung như vợ chồng nhưng không đăng ký kết hôn có quyền, nghĩa vụ đối với con như thế nào?

Theo quy định tại Điều 15 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con”
Theo đó, cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn có quyền và nghĩa vụ theo các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình.

Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Theo quy định tại Điều 9 và Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:

“Điều 9. Đăng ký kết hôn

1. Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.
Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.

2. Vợ chồng đã ly hôn muốn xác lập lại quan hệ vợ chồng thì phải đăng ký kết hôn.

Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?
Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn

1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.

2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.”

Theo đó, dù có đủ điều kiện để đăng ký kết hôn nhưng không đăng ký mà chỉ sống chung với nhau như vợ chồng thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. Nhưng quyền, nghĩa vụ với con vẫn được xác lập.

Theo đó, Điều 71 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ:

“Điều 71. Nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng

  1. Cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.
  2. Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.”

Theo đó, cha, mẹ có nghĩa vụ và quyền ngang nhau, cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng con cái. Do đó, khi không chung sống với nhau nữa thì việc quyết định ai nuôi con vẫn dựa vào nguyên tắc thỏa thuận.

Hai người có thể thỏa thuận về người nuôi con, nghĩa vụ, quyền của các bên khi không chung sống với nhau nữa. Trong trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ căn cứ vào quyền lợi của con để giao con cho người nào trực tiếp nuôi dưỡng.

Tuy nhiên, có 02 trường hợp đặc biệt sau, Tòa án sẽ:

  • Xem xét nguyện vọng của con nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên;
  • Mẹ trực tiếp nuôi con khi con dưới 36 tuổi. Dù vậy, nếu người mẹ không đủ điều kiện để nuôi con thì Tòa có thể xem xét giao con cho cha hoặc người khác đáp ứng đủ điều kiện.

Như vậy, quan hệ giữa cha, mẹ, con vẫn tồn tại mà không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ.

Do đó, khi muốn giành quyền nuôi con trong trường hợp này thì một trong hai người có thể thỏa thuận. Nếu không thỏa thuận được thì phải chứng minh được bản thân có điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của con.

Không đăng ký kết hôn có đăng ký khai sinh cho trẻ được không?

Theo quy định tại Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, nam nữ không đăng ký kết hôn khi đủ điều kiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Tuy nhiên, quyền và nghĩa vụ đối với con cái thì như khi có đăng ký kết hôn.
Theo đó, trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con. Nếu không có thể bị phạt.

Nếu cha, mẹ không thể đi đăng ký khai sinh cho con được thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.

Nếu cha mẹ không đăng ký kết hôn thì con vẫn được làm giấy khai sinh. Nhưng lúc này, các cán bộ hộ tịch sẽ đăng ký khai sinh cho con trong trường hợp trẻ chưa xác định được cha hoặc mẹ.

Bởi theo Điều 9 Nghị định 123/2015/NĐ-CP nếu cha mẹ đã đăng ký hết hôn thì phải xuất trình giấy đăng ký kết hôn. Trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì phần tên mẹ hoặc cha sẽ bị bỏ trống nếu người đi đăng ký là người còn lại.

Do đó, khi muốn giấy khai sinh của con có đầy đủ thông tin về cha, mẹ thì phải làm thủ tục nhận con theo quy định của pháp luật. Khi đó, cán bộ hộ tịch có thể kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Ai được quyền nuôi con khi không đăng ký kết hôn?. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến xin xác nhận tình trạng hôn nhân; hợp thức hóa lãnh sự; tờ khai trích lục hộ tịch…. của Luật Sư 247, hãy liên hệ: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có thể yêu cầu cấp dưỡng cho con khi không đăng ký kết hôn được không?

Như đã phân tích tại nội dung bài viết, dù cha mẹ không đăng ký kết hôn nhưng quyền, nghĩa vụ đối với con vẫn không khác với khi đăng ký kết hôn. Bởi vậy, nếu không trực tiếp nuôi con, cha hoặc mẹ cũng phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

Không đăng ký kết hôn, chi tài sản theo nguyên tắc nào?

Tài sản sẽ được giải quyết theo nguyên tắc:
 – Tài sản riêng của ai thì vẫn thuộc về người đó. 
– Tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Không đăng ký kết hôn, con dưới 36 tháng tuổi do ai nuôi dưỡng?

Theo khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: “Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.”
Như vậy, người mẹ sẽ trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ một số trường hợp luật có quy định khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.