Ai có quyền mời luật sư cho người bị buộc tội?

03/12/2021
Ai có quyền mời luật sư cho người bị buộc tội
913
Views

Trong vụ án hình sự, người bị buộc tội là người sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng quyền lợi. Vì vậy, để có thể bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho họ, pháp luật cho phép một số cá nhân được mời luật sư cho người bị buộc tội. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu xem họ là ai có quyền mời luật sư cho người bị buộc tội qua bài viết dưới đây:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Người bị buộc tội là gì?

Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 đã có định nghĩa cụ thể về người bị buộc tội tại điểm d, khoản 1, Điều 4 như sau: Người bị buộc tội gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Trong đó, bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự; bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử.

Xem thêm: Nguyên tắc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội?

Luật sư bào chữa là gì?

Luật sư bào chữa là những người có kiến thức pháp luật và kinh nghiệm hoạt động tố tụng thay mặt thân chủ tham gia tố tụng trong một vụ án hình sự để biện hộ, bảo vệ cho thân chủ của mình để chống lại sự buộc tội, giúp làm giảm trách nhiệm hình sự cho thân chủ, đồng thời cũng có thể giúp cơ quan chức năng làm sáng tỏ các tình tiết vụ án. Luật sư bào chữa có quyền tranh tụng với các chủ thể khác trong quá trình xử lý vụ án hình sự.

Theo Điều 72 BLTTHS, người bào chữa không chỉ là luật sư mà còn có thể là:

Người đại diện của người bị buộc tội; Bào chữa viên nhân dân; Trợ giúp viên pháp lý trong trường hợp người bị buộc tội thuộc đối tượng được trợ giúp pháp lý.

Khi nào được mời luật sư?

Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can hoặc từ khi người bị bắt có mặt tại trụ sở của Cơ quan điều tra hoặc từ khi có quyết định tạm giữ trong trường hợp bắt, tạm giữ người (Một số trường hợp cần giữ bí mật điều tra với các tội xâm phạm an ninh quốc gia thì người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra).

Do đó, có thể mời luật sư ngay khi có quyết định khởi tố bị can, quyết định tạm giữ.

Ai có quyền mời luật sư cho người bị buộc tội?

Có 04 nhóm người được mời luật sư cho người bị buộc tội là:

  • Bản thân người bị buộc tội;
  • Người đại diện của người bị buộc tội;
  • Người thân thích của người bị buộc tội;
  • Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Như vậy, luật sư hay người bào chữa do người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ lựa chọn. Ngoài ra, trong một số trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa.

Trường hợp cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa

04 trường hợp sau cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải chỉ định người bào chữa nếu người bị buộc tội, người đại diện hoặc người thân thích của họ không mời người bào chữa:

  • Bị can, bị cáo về tội mà Bộ luật Hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù, tù chung thân, tử hình;
  • Là người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa;
  • Là người có nhược điểm về tâm thần;
  • Là người dưới 18 tuổi.

Người thân thích của người bị buộc tội

Theo điểm e khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, người thân thích của người bị buộc tội gồm:

Vợ, chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, bố nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi; ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột; cụ nội, cụ ngoại, bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, cháu ruột.

Người đại diện của người bị buộc tội

Hiện chưa có văn bản hướng dẫn về thế nào là người đại diện của người bị buộc tội; nên rất khó để xác định chính xác những ai được là người đại diện của người bị buộc tội.

Có thể là người không thân thích được không? Là người đại diện theo ủy quyền hoặc người đại diện hợp pháp của người bị buộc tội? Thủ tục, hồ sơ chứng minh có tư cách đại diện cho người bị buộc tội như thế nào?

Việc chưa quy định rõ vấn đề này sẽ dẫn đến tình trạng nhận thức, áp dụng pháp luật khác nhau, vì vậy, rất cần có hướng dẫn chính thức của cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo quyền bào chữa của người đại diện và quyền được bào chữa của người bị buộc tội.

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề: “Ai có quyền mời luật sư cho người bị buộc tội?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Hy vọng những thông tin Luật sư 247 cung cấp hữu ích với bạn đọc!

Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Ai có quyền đề nghị thay đổi người bào chữa?

Khi người bào chữa không phù hợp thì những đối tượng sau đây được quyền đề nghị thay đổi:
– Người bị buộc tội.
– Người đại diện của người bị buộc tội.
– Người thân thích của người bị buộc tội.
– Kiểm sát viên.

Người bào chữa có quyền gì?

Quyền của người bào chữa được quy định tại Khoản 1 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
Gặp, hỏi người bị buộc tội;
………
Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án nếu bị cáo là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.

Người bào chữa có nghĩa vụ gì?

Nghĩa vụ của người bào chữa được quy định tại Khoản 2 Điều 73 Bộ luật Tố tụng hình sự như sau:
Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;
Không được từ chối bào chữa cho người bị buộc tội mà mình đã đảm nhận bào chữa nếu không vì lý do bất khả kháng hoặc không phải do trở ngại khách quan;
Tôn trọng sự thật; không được mua chuộc, cưỡng ép hoặc xúi giục người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật;
Không được tiết lộ thông tin….

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận