Ai bổ nhiệm thư ký Toà án nhân dân cấp Huyện?

13/09/2022
Ai bổ nhiệm thư ký Toà án nhân dân cấp Huyện?
450
Views

Xin chào Luật sư 247. Hiện em đang là sinh viên năm 3 ngành Luật, em có mong muốn trở thành thư ký Toà án. Luật sư cho em hỏi rằng thư ký Toà án là những ai? Ai bổ nhiệm thư ký Toà án nhân dân cấp Huyện? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Thư ký Toà án là ai?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Thư ký Tòa án được quy định cụ thể như sau:

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.

Thư ký Tòa án có các ngạch:

– Thư ký viên;

– Thư ký viên chính;

– Thư ký viên cao cấp.

Thư ký Tòa án có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

– Làm Thư ký phiên tòa, tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của luật tố tụng;

– Thực hiện nhiệm vụ hành chính, tư pháp và nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

Thư ký Tòa án chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Ai bổ nhiệm thư ký Toà án nhân dân cấp Huyện?

Việc bổ nhiệm Thư ký Tòa án được thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Điều 92 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014, cụ thể như sau:

– Chánh án Tòa án nhân dân tối cao bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký Tòa án tại Tòa án nhân dân tối cao và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký viên cao cấp tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương, Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Tòa án quân sự quân khu và tương đương.

– Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án quân sự trung ương.

– Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

– Chánh án Tòa án Tòa án quân sự quân khu và tương đương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án quân sự quân khu và tương đương. Tòa án quân sự khu vực.

Ai bổ nhiệm thư ký Toà án nhân dân cấp Huyện?
Ai bổ nhiệm thư ký Toà án nhân dân cấp Huyện?

Như vậy, theo quy định nêu trên Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bổ nhiệm vào các ngạch Thư ký viên, Thư ký viên chính tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương.

Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án

Theo quy định pháp luật, tùy vào từng vụ án khác nhau mà Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án cũng khác nhau.

Nhiệm vụ của Thư ký Tòa án trong quá trình xét xử vụ án hình sự được quy định cụ thể tại điều 47 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 như sau:

” Điều 47. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thư ký Tòa án

1. Thư ký Tòa án được phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:

a) Kiểm tra sự có mặt của những người được Tòa án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì phải nêu lý do;

b) Phổ biến nội quy phiên tòa;

c) Báo cáo Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa và những người vắng mặt;

d) Ghi biên bản phiên tòa;

đ) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.

2. Thư ký Tòa án phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước Chánh án Tòa án về hành vi của mình.”

Đối với vụ án dân sự, vụ án hành chính thì nhiệm vụ của Thư ký Tòa án được quy định tại Điều 51 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015  và Căn cứ theo điều 41 của Luật tố tụng hành chính năm 2015 thì nhiệm vụ Thư ký tòa án bao gồm:

“ 1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.

2. Phổ biến nội quy phiên tòa.

3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.

4. Ghi biên bản phiên tòa, phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.

5. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của Bộ luật này.”

Căn cứ vào các quy định của các Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015, Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015; Luật tố tụng hành chính năm 2015 và thực tế vào chức năng, nhiệm vụ của Thư ký Tòa án là thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo sự phân công của Chánh án Tòa án, giúp Chánh án thực hiện nhiệm vụ tổ chức công tác xét xử, từ việc tiếp nhận, xử lý đơn khởi kiện, đơn yêu cầu, đơn khiếu nại, tố cáo, tiếp nhận, chuyển giao, bảo quản hồ sơ các vụ án, tống đạt giấy tờ, chuẩn bị các công tác bảo đảm cho việc mở các phiên tòa, giúp việc cho Thẩm phán trong quá trình tiến hành tố tụng đối với vụ án, từ khi được Chánh án phân công tiến hành tố tụng đối với vụ án đó, tiến hành các hoạt động nghiệp vụ sau khi Tòa án xét xử vụ án và các hoạt động nghiệp vụ khác.

Cùng với đó, Thư ký tòa án sẽ thực hiện các hoạt động nghiệp vụ hành chính – tư pháp theo sự phân công của Chánh án và tiến hành tố tụng với vai trò là người giúp việc cho Thẩm phán và Hội đồng xét xử trong giải quyết vụ án. Với tư cách là người tiến hành tố tụng, Thư ký Tòa án là người phải thực hiện nhiều hoạt động tố tụng, từ quá trình thu thập xác minh chứng cứ, xây dựng hồ sơ vụ án, hoà giải (đối với vụ án dân sự), chuẩn bị xét xử, làm thư ký phiên tòa và thực hiện các thủ tục sau phiên tòa.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề Ai bổ nhiệm thư ký Toà án nhân dân cấp Huyện?” . Chúng tôi hy vọng rằng với câu trả lời trên bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: tra cứu quyết toán thuế tncn, đăng ký lại khai sinh, mẫu hóa đơn điện tử, chi nhánh hạch toán phụ thuộc kê khai thuế, tìm hiểu về hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Các bước để trở thành thư ký Toà?

Cũng giống như công thức trở thành Kiểm sát viên, để trở thành Thư ký Tòa án ở Việt Nam, phải trải qua 5 bước:
Trước tiên, bạn cần theo học tại một cơ sở đào tạo luật
Bước 2: Tốt nghiệp đại học, có bằng cử nhân
Bước 3: Tham gia thi tuyển công chức ngành Tòa án
Bước 4: Được cử đi học nghiệp vụ Thư ký Tòa án
Bước 5: Được bổ nhiệm làm Thư ký Tòa án

Thư ký Toà án có được miễn đào tạo nghề công chứng không?

Tại Khoản 1 Điều 10 Luật Công chứng 2014 những người sau đây được miễn đào tạo nghề công chứng:
a) Người đã có thời gian làm thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên từ 05 năm trở lên;
b) Luật sư đã hành nghề từ 05 năm trở lên;
c) Giáo sư, phó giáo sư chuyên ngành luật, tiến sĩ luật;
d) Người đã là thẩm tra viên cao cấp ngành tòa án, kiểm tra viên cao cấp ngành kiểm sát; chuyên viên cao cấp, nghiên cứu viên cao cấp, giảng viên cao cấp trong lĩnh vực pháp luật.
Như vậy, thư ký tòa không thuộc những đối tượng được miễn đào tạo nghề công chứng.

Pháp luật quy định về thư ký Toà án như thế nào?

Thư ký Tòa án là người có trình độ cử nhân luật trở lên được Tòa án tuyển dụng, được đào tạo nghiệp vụ Thư ký Tòa án và bổ nhiệm vào ngạch Thư ký Tòa án.
Thư ký Tòa án có các ngạch: Thư ký viên; Thư ký viên chính; Thư ký viên cao cấp.
Tiêu chuẩn, điều kiện và việc thi nâng ngạch Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.