Doanh nghiệp thuê lại lao động có được kỷ luật lao động mình thuê lại không?

09/08/2022
Doanh nghiệp thuê lại lao động có được kỷ luật lao động mình thuê lại không?
313
Views

Hoạt động cho thuê lại lao động hiện nay rất phổ biến ở hầu hết mọi nơi đặc biệt là những người muốn đi xuất khẩu lao động thì họ phải tìm nơi những nơi trung gian để tìm kiếm những cơ hội việc làm. Tuy nhiên, có một câu hỏi chắc chắn những người lao động sẽ thắc mắc khi những người lao động làm sai thì bên cho thuê lại lao động hay doanh nghiệp thuê lao động sẽ có quyền được kỷ luật người lao động . Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Doanh nghiệp thuê lại lao động có được kỷ luật lao động mình thuê lại không?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.

Căn cứ pháp lý

Quyền và nghĩa vụ của bên cho thuê lại lao động

Doanh nghiệp cho thuê lại lao động là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật, có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động nhưng không trực tiếp sử dụng mà cung ứng người lao động của mình sang làm việc tạm thời cho người sử dụng lao động khác. Như vậy, trong mối quan hệ với người lao động, doanh nghiệp cho thuê lại lao động là người sử dụng lao động và phải thực hiện những quyền và nghĩa vụ tương ứng của người sử dụng lao động. Cụ thể được quy định tại Điều 56 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

Điều 56. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cho thuê lại lao động

1. Bảo đảm đưa người lao động có trình độ phù hợp với những yêu cầu của bên thuê lại lao động và nội dung của hợp đồng lao động đã ký với người lao động.

2. Thông báo cho người lao động biết nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động.

3. Ký kết hợp đồng lao động với người lao động theo quy định của Bộ luật này.

4. Thông báo cho bên thuê lại lao động biết sơ yếu lý lịch của người lao động, yêu cầu của người lao động.

5. Thực hiện nghĩa vụ của người sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật này; trả tiền lương, tiền lương của ngày nghỉ lễ, nghỉ hằng năm, tiền lương ngừng việc, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm; đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật.

Bảo đảm trả lương cho người lao động thuê lại không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau.

6. Lập hồ sơ ghi rõ số lao động đã cho thuê lại, bên thuê lại lao động, phí cho thuê lại lao động và báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh.

7. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động vi phạm kỷ luật lao động khi bên thuê lại lao động trả lại người lao động do vi phạm kỷ luật lao động.

Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

Bên thuê lại lao động là doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu sử dụng lao động trong một thời gian xác định và thuê lại lao động của doanh nghiệp cho thuê để bù vào chỗ làm việc thiếu hụt người lao động. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được xác định chủ yếu trong quan hệ với người cho thuê lại lao động.

Đối với người lao động, quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động được thể hiện trong nội dung của hợp đồng cho thuê lại lao động. Và là các quyền liên quan đến quản lý, điều hành. Bên thuê lại lao động không có các quyền và nghĩa vụ còn lại của người sử dụng lao động.

Điều 57. Quyền và nghĩa vụ của bên thuê lại lao động

1. Thông báo, hướng dẫn cho người lao động thuê lại biết nội quy lao động và các quy chế khác của mình.

2. Không được phân biệt đối xử về điều kiện lao động đối với người lao động thuê lại; so với người lao động của mình.

3. Thỏa thuận với người lao động thuê lại nếu huy động họ làm đêm; làm thêm giờ ngoài nội dung hợp đồng cho thuê lại lao động.

4. Không được chuyển người lao động đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.

5. Thỏa thuận với người lao động thuê lại và doanh nghiệp cho thuê lại lao động để tuyển dụng chính thức người lao động thuê lại làm việc cho mình trong trường hợp hợp đồng lao động của người lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động chưa chấm dứt.

6. Trả lại doanh nghiệp cho thuê lại lao động người lao động không đáp ứng yêu cầu; như đã thỏa thuận hoặc vi phạm kỷ luật lao động.

7. Cung cấp cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động chứng cứ về hành vi vi phạm kỷ luật lao động; của người lao động thuê lại để xem xét xử lý kỷ luật lao động.”

Doanh nghiệp thuê lại lao động có được kỷ luật lao động mình thuê lại không?

Doanh nghiệp thuê lại lao động có được kỷ luật lao động mình thuê lại không?
Doanh nghiệp thuê lại lao động có được kỷ luật lao động mình thuê lại không?

Từ những căn cứ nêu trên, bên thuê lại lao động chỉ có quyền quản lý, điều hành đối với người lao động; được xác định cụ thể trong hợp đồng cho thuê lại lao động. Ngoài ra, doanh nghiệp cho thuê lại lao động vẫn là người sử dụng lao động; và thực hiện các quyền, nghĩa vụ còn lại.
Vậy nên, khi người lao động không thực hiện đúng, đầy đủ nội quy của bên thuê lại lao động, bên thuê lại lao động có nghĩa vụ trả người lao động lại cho doanh nghiệp cho thuê lại lao động, đồng thời cung cấp bằng chứng về hành vi vi phạm và không có quyền xử lý kỷ luật người lao động.

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Doanh nghiệp thuê lại lao động có được kỷ luật lao động mình thuê lại không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, mẫu hóa đơn điên tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Người lao động sau khi đã được thuê lại thì có còn quan hệ lao động với công ty cho thuê lại lao động không?

Căn cứ theo Điều 52 Bộ luật Lao động 2019 quy định về việc cho thuê lại lao động như sau:
“Điều 52. Cho thuê lại lao động
1. Cho thuê lại lao động là việc người lao động giao kết hợp đồng lao động với một người sử dụng lao động là doanh nghiệp cho thuê lại lao động, sau đó người lao động được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác mà vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động.
2. Hoạt động cho thuê lại lao động là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, chỉ được thực hiện bởi các doanh nghiệp có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động và áp dụng đối với một số công việc nhất định.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, người lao động sau khi được thuê lại dù được chuyển sang làm việc và chịu sự điều hành của người sử dụng lao động khác (người thuê lại lao động) nhưng họ vẫn duy trì quan hệ lao động với người sử dụng lao động đã giao kết hợp đồng lao động, tức là những người lao động đã được thuê lại này vẫn sẽ duy trì quan hệ lao động với công ty cho thuê lại lao động.

Công ty thuê lại lao động có được quyền chuyển người lao động mình thuê lại cho công ty khác hay không?

Căn cứ theo Khoản 4 Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động cụ thể như sau:
“Điều 53. Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.”
Như vậy, theo quy định nêu trên, công ty bạn không được phép chuyển những người lao động mình đã thuê lại cho người sử dụng lao động khác.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.