Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là văn bản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cá nhân được khấu trừ thuế theo quy định hiện hành. Đây là một văn bản, tài liệu quan trọng trong việc ghi nhận người lao động đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế và số thuế được khẩu trừ. Để hiểu chi tiết về quy định pháp luật nội dung này, mời bạn đọc theo dõi nội dung bài viết “Chứng từ khấu trừ thuế TNCN để làm gì?” dưới đây của Luật sư 247.
Căn cứ pháp lý
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì?
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN là một loại giấy tờ do tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập cấp cho các cá nhân bị khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (TNCN).
Theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ khấu trừ thuế TNCN thể hiện các nội dung sau:
– Tên chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu mẫu chứng từ khấu trừ thuế, ký hiệu chứng từ khấu trừ thuế, số thứ tự chứng từ khấu trừ thuế.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp.
– Tên, địa chỉ, mã số thuế của người nộp thuế (nếu người nộp thuế có mã số thuế).
– Quốc tịch (trường hợp người nộp thuế không thuộc quốc tịch Việt Nam).
– Khoản thu nhập, thời điểm trả thu nhập, tổng thu nhập chịu thuế, số thuế đã khấu trừ; số thu nhập còn được nhận.
– Ngày, tháng, năm lập chứng từ khấu trừ thuế.
– Họ tên, chữ ký của người trả thu nhập (trường hợp sử dụng chứng từ khấu trừ thuế điện tử thì chữ ký là chữ ký số).
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN để làm gì?
Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, có thể kể đến một số mục đích được ghi nhận trong pháp luật thuế như sau:
(1) Là thành phần trong hồ sơ quyết toán thuế đối với trường hợp cá nhân trực tiếp quyết toán với cơ quan thuế (ghi nhận tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP).
Trường hợp tổ chức trả thu nhập không cấp chứng từ khấu trừ thuế cho cá nhân do tổ chức trả thu nhập đã chấm dứt hoạt động thì cơ quan thuế căn cứ cơ sở dữ liệu của ngành thuế để xem xét xử lý hồ sơ quyết toán thuế cho cá nhân mà không bắt buộc phải có chứng từ khấu trừ thuế.
(2) Chứng minh được khoản thuế mà cá nhân được khẩu trừ theo quy định của pháp luật thuế. Từ đó, cá nhân có thể biết được mình có phải đóng thuế thu nhập cá nhân hay không, mức khấu trừ đó đã chính xác chưa.
(3) Chứng minh sự minh bạch, rõ ràng về các khoản tiền mà cá nhân được khấu trừ thuế.
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN được cấp khi nào?
Văn bản pháp luật thuế TNCN có quy định rõ những trường hợp phải cấp và không cấp chứng từ thuế TNCN tại khoản 2 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
2. Chứng từ khấu trừ
a) Tổ chức, cá nhân trả các khoản thu nhập đã khấu trừ thuế theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều này phải cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ. Trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế thì không cấp chứng từ khấu trừ
Theo đó, những trường hợp dưới đây , tổ chức, cá nhân trả thu nhập đã khấu trừ thuế phải cung cấp chứng từ khấu trừ thuế theo yêu cầu của cá nhân bị khấu trừ, trừ trường hợp cá nhân ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập:
- Thu nhập của cá nhân không cư trú
- Thu nhập từ tiền lương, tiền công
- Thu nhập từ làm đại lý bảo hiểm, đại lý xổ số, bán hàng đa cấp; thu nhập từ hoạt động cho doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thuê tài sản.
- Thu nhập từ đầu tư vốn
- Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán
- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn góp của cá nhân không cư trú
- Thu nhập từ trúng thưởng
- Thu nhập từ bản quyền, nhượng quyền thương mại
- Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác (khấu trừ 10% tại nguồn trước khi trả thu nhập).
Ngoài ra, còn có một số trường hợp quy định cấp chứng từ khấu trừ trong một số trường hợp cụ thể như sau:
– Đối với cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng: cá nhân có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân trả thu nhập cấp chứng từ khấu trừ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp một chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ: Ông A ký hợp đồng dịch vụ với công ty H để cắt tỉa cây cảnh trong khuôn viên của công ty (01 lần/tháng) trong thời gian từ tháng 9/2020 đến tháng 4/2021. Thu nhập của ông A được công ty trả theo từng tháng với số tiền là 03 triệu đồng.
Như vậy, ông A có thể yêu cầu công ty cấp chứng từ khấu trừ theo từng tháng hoặc cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến tháng 12/2020 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến tháng 04/2021.
– Đối với cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: tổ chức, cá nhân trả thu nhập chỉ cấp cho cá nhân một chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế.
Ví dụ 16: Ông R ký hợp đồng lao động dài hạn (từ tháng 9/2020 đến tháng hết tháng 8/2021) với công ty Y. Trong trường hợp này, nếu ông R thuộc đối tượng phải quyết toán thuế trực tiếp với cơ quan thuế và có yêu cầu Công ty cấp chứng từ khấu trừ thì Công ty sẽ thực hiện cấp 01 chứng từ phản ánh số thuế đã khấu trừ từ tháng 9 đến hết tháng 12/2020 và 01 chứng từ cho thời gian từ tháng 01 đến hết tháng 8/2021.
Thời điểm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN
Căn cứ Điều 31 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải được lập tại thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân của cá nhân.
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải được giao cho người có thu nhập bị khấu trừ thuế. Thời điểm cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN chính là khi cá nhân có yêu cầu gửi đến tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho mình.
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN cấp cho cá nhân có thể là bản giấy hoặc bản điện tử với đầy đủ các nội dung mà pháp luật quy định.
Tuy nhiên kể từ ngày 01/7/2022, khi Nghị định 123/2020/NĐ-CP chính thức có hiệu lực, tất cả doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đều phải chuyển sang sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN bản điện tử.
Theo Điều 33 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, tổ chức khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được phép tự xây dựng hệ thống phần mềm để sử dụng chứng từ điện tử nhưng vẫn phải đảm bảo chứng từ đó có đủ các nội dung bắt buộc theo quy định.
Chứng từ khấu trừ thuế TNCN phải được hiển thị một cách đầy đủ, chính xác các nội dung, đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sau lệch để cá nhân có thể đọc được.
Đối với số lượng chứng từ khấu trừ thuế TNCN cấp cho cá nhân, khoản 2 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định:
– Cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 tháng: Được yêu cầu cấp chứng từ cho mỗi lần khấu trừ thuế hoặc cấp 01 chứng từ khấu trừ cho nhiều lần khấu trừ thuế trong một kỳ tính thuế.
– Cá nhân ký hợp đồng lao động từ ba (03) tháng trở lên: Chỉ cấp 01 chứng từ khấu trừ trong một kỳ tính thuế cho cá nhân.
Khuyến nghị
Đội ngũ luật sư, luật gia cùng chuyên viên, chuyên gia tư vấn pháp lý với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, chúng tôi có cung cấp dịch vụ quyết toán thuế Luật sư X với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn” chúng tôi đảm bảo với quý khách hàng sự UY TÍN – CHẤT LƯỢNG – CHUYÊN NGHIỆP.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Chứng từ khấu trừ thuế TNCN để làm gì?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý về giải quyết ly hôn thuận tình nhanh. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp:
+ Doanh nghiệp sẽ viết chứng từ khấu trừ thuế tại cơ quan thuế. Cơ quan sẽ cấp cho doanh nghiệp liên 2 (liên giao cho người nộp thuế). Doanh nghiệp giao cho người nộp thuế liên 2 để người nộp thuế quyết toán thuế.
+ Doanh nghiệp không phải nộp báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ TNCN.
+ Doanh nghiệp sẽ được cấp một quyển chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
+ Tương tự quyển hóa đơn; một quyển chứng từ khấu trừ thuế TNCN gồm 50 số; mỗi số gồm 2 liên (Liên 1: Báo soát và Lưu và Liên 2: Giao cho người nộp thuế).
+ Khi người nộp thuế yêu cầu cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN, doanh nghiệp viết chứng từ khấu trừ thuế TNCN. Doanh nghiệp giao cho người nộp thuế liên 2 cho người nộp thuế và liên 1 lưu tại quyển.
+ Hàng quý, doanh nghiệp phải nộp báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
Đơn đề nghị cấp chứng từ khấu trừ thuế TNCN mẫu 07/CTKT-TNCN ban hành kèm theo Thông tư 92/2015/TT-BTC. (1 bản)
Giấy phép đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp (photo công chứng (01 bản))
Giấy giới thiệu của Doanh nghiệp (01 bản)
Bản photo Chứng minh thư nhân dân của người đứng tên trên giấy giới thiệu; kèm theo Chứng minh nhân dân bản gốc để đối chiếu.