Bán pod có bị cấm không?

31/03/2023
Bán pod có bị cấm không
490
Views

Hiện nay tình trạng giới trẻ sử dụng thuốc lá hay các sản phẩm khác có chứa chất nicotine đang ngày càng tăng, bởi vậy nên hiện nay trên thị trường đang rao bán rất nhiều loại thuốc lá và các chế phẩm khác, đặc biệt là thuốc lá điện tử (hay còn được gọi là Vape hay pod). Để nhằm hạn chế tình trạng mua bán, sử dụng tràn lan thuốc lá điện tử thì Nhà nước ta đã đưa ra một số quy định về vấn đề mua bán thuốc lá điện tử này. Vậy theo các quy định của pháp luật hiện hành thì ‘Bán pod có bị cấm không”?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé.

Pob ( thuốc lá điện tử) là gì?

Thuốc lá điện tử được hiểu là các thiết bị điện tử sử dụng pin để làm nóng dung dịch có chứa nicotine và các chất hóa học khác, đựng trong ống/bình chứa dùng một lần hoặc có thể tái nạp khí cho người sử dụng hít vào.

Bên cạnh đó, quy định tại Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP,  giải thích:

–  “Lá thuốc lá” là lá của cây thuốc lá có tên khoa học là Nicotiana tabacum L và Nicotiana rustica L là nguyên liệu đầu vào của quá trình chế biến nguyên liệu thuốc lá.

– “Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

Như vậy, với tính chất có chứa nicotine và cách sử dụng là hít vào, thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá theo quy định của Nghị định 67/2013/NĐ-CP.

Bán pod có bị cấm không?

Pháp luật Việt Nam nói chung không cấm bán thuốc lá, đặc biệt là thuốc lá điện tử (vape/pod). Tuy nhiên, không phải chủ thể nào cũng được phép kinh doanh, mua bán thuốc lá điện tử(vape/pod) và không phải giao dịch thuốc lá điện tử nào cũng được pháp luật công nhận.

Hiện chưa có quy định nào điều chỉnh cụ thể về thuốc lá điện tử. Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 67/2013/NĐ-CP“Sản phẩm thuốc lá” là sản phẩm được sản xuất từ toàn bộ hay một phần nguyên liệu thuốc lá và được chế biến dưới dạng thuốc điếu, xì gà, thuốc lá sợi dùng để hút tẩu và các dạng sản phẩm khác dùng để hút, nhai, ngửi.

Theo quy định pháp luật, thuốc lá điện tử là một loại thuốc lá, cho nên khi kinh doanh thuốc lá điện tử cần đáp ứng điều kiện như khi kinh doanh thuốc lá.

Căn cứ khoản 3, Điều 26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP, sửa đổi, bổ sung bởi nghị định 106/2017/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh như sau:

  • Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
  • Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;
  • Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;
  • Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Như vậy, pháp luật không cấm hành vi mua bán thuốc lá điện tử. Tuy nhiên, quy định điều kiện kinh doanh để các chủ thể; đáp ứng mới được phép kinh doanh.

Như vậy, thuốc lá điện tử được xem là một sản phẩm thuốc lá, do đó, việc mua bán, kinh doanh thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện như quy định về mua bán sản phẩm thuốc lá theo Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP.

Tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm thì cá nhân/pháp nhân vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Bán pod có bị cấm không
Bán pod có bị cấm không

Điều kiện kinh doanh thuốc lá điện tử

Sản phẩm thuốc lá điện tử được xem như một sản phẩm thuốc lá, vì vậy việc kinh doanh, mua bán thuốc lá điện tử phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.

Điều kiện cấp giấy phép buôn bán sản phẩm thuốc lá điện tử

Theo khoản 2 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép kinh doanh thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:

– Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật.

– Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá 2012.

– Có hệ thống bán buôn sản phẩm thuốc lá trên địa bàn tỉnh nơi thương nhân đặt trụ sở chính (tối thiểu phải từ 02 thương nhân bán lẻ sản phẩm thuốc lá trở lên).

– Có văn bản giới thiệu của Nhà cung cấp sản phẩm thuốc lá hoặc của các thương nhân phân phối sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử

Theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, các điều kiện cấp giấy phép bán lẻ thuốc sản phẩm thuốc lá gồm:

– Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật

– Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012.

– Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh.

Như vậy, thuốc lá điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được phép kinh doanh tại Việt Nam. Người kinh doanh đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì mới được phép buôn bán hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử.

Đối với các hành vi bán chui thuốc lá điện tử mà không có giấy phép kinh doanh đều có thể bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Xử lý hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử trái phép

Xử phạt vi phạm hành chính với hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử không có giấy phép kinh doanh

Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 15 triệu đồng với hành vi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định.

Trường hợp không có giấy phép kinh doanh mà vẫn cố ý kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử hoặc kinh doanh sản phẩm thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc có thể bị xử phạt hành chính theo Điều 8 Nghị định 98/2020/NĐ-CP, cụ thể mức phạt tiền đối với hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu như sau:

Số lượng bao thuốc láMức phạt tiền
Dưới 50 bao (1 bao = 20 điếu, đối với thuốc lá xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu được quy đổi 20g = 1 bao)Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng
Từ 50 bao đến dưới 100 baoPhạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng
Từ 100 bao đến dưới 300 baoPhạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng
Từ 300 bao đến dưới 500 baoPhạt tiền từ 10 triệu đồng đến 30 triệu đồng
Từ 500 bao đến dưới 1000 baoPhạt tiền từ 30 triệu đồng đến 50 triệu đồng
Từ 1000 bao đến dưới 1200 baoPhạt tiền từ 50 triệu đồng đến 70 triệu đồng
Từ 1200 bao đến dưới 1500 baoPhạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng
Trên 1500 bao nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.Phạt tiền từ 70 triệu đồng đến 90 triệu đồng

Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân có hành vi vi phạm, trong trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm, mức xử phạt gấp 02 lần đối với cá nhân.

Truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử không có giấy phép kinh doanh

Người kinh doanh thuốc lá điện tử không có giấy phép kinh doanh hoặc thuốc lá điện tử không rõ nguồn gốc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội buôn bán hàng cấm theo Điều 190 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) với mức phạt lên đến 15 năm tù.

Theo đó, người có hành vi buôn bán thuốc lá điện tử nhập lậu có thể bị xử lý hình sự với hình phạt tù cao nhất lên đến 15 năm, nếu pháp nhân vi phạm có thể bị xử lý hình sự với mức phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng.

Ngoài ra, người vi phạm có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ  01 năm đến 05 năm; pháp nhân vi phạm có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Kinh doanh thuốc lá điện tử mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP, khoản 4 Điều 2 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 13 Điều 4 Nghị định 08/2018/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 106/2017/NĐ-CP, khoản 7 Điều 3 Nghị định 08/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá như sau:

3. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

a) Thương nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;

b) Địa điểm kinh doanh không vi phạm quy định về địa điểm không được bán thuốc lá theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá năm 2012

d) Có văn bản giới thiệu của các thương nhân phân phối hoặc thương nhân bán buôn sản phẩm thuốc lá ghi rõ địa bàn dự kiến kinh doanh”

Căn cứ vào điểm a khoản 3, khoản 5, khoản 7 Điều 6 Nghị định 98/2020/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh như sau:

Điều 6. Hành vi vi phạm về hoạt động kinh doanh theo giấy phép kinh doanh

3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định

5. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 4 Điều này đối với đối tượng hoạt động sản xuất rượu công nghiệp; chế biến, mua bán nguyên liệu thuốc lá; sản xuất sản phẩm thuốc lá; kinh doanh phân phối, bán buôn rượu hoặc sản phẩm thuốc lá thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

7. Biện pháp khắc phục hậu quả:

a) Buộc nộp lại giấy phép kinh doanh bị tẩy xóa, sửa chữa làm thay đổi nội dung cho cơ quan, người có thẩm quyền đã cấp giấy phép đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;

b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 1, khoản 2, 3, 4 Điều này.

Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 4 Nghị định 98/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 17/2022/NĐ-CP) về mức phạt tiền như sau:

4. Mức phạt tiền:

b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính quy định tại Điều 33, Điều 34, Điều 35, Điều 68, Điều 70, khoản 6, 7, 8, 9 Điều 73 và khoản 6, 7, 8 Điều 77 của Nghị định này. Trường hợp hành vi vi phạm hành chính do tổ chức thực hiện thì phạt tiền gấp hai lần mức phạt tiền quy định đối với cá nhân.

Theo quy định trên, thuốc lá điện tử là ngành nghề kinh doanh có điều kiện và được phép kinh doanh tại Việt Nam. Người kinh doanh phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh thì mới được phép buôn bán hoặc bán lẻ sản phẩm thuốc lá điện tử.

Hành vi kinh doanh thuốc lá điện tử mà không có giấy phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân, và từ 40.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra, người vi phạm bị buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Vấn đề Bán pod có bị cấm không đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là phí chuyển đất trồng cây lâu năm lên thổ cư vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Câu hỏi thường gặp

Người chưa đủ 18 tuổi hút thuốc lá sẽ bị xử phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì hành vi vi phạm quy định khác về phòng, chống tác hại của thuốc lá như sau:
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá.
Theo đó, người từ đủ 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi có hành vi sử dụng thuốc lá sẽ bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.

Sử dụng thuốc lá điện tử có những tác động nào đến sức khoẻ?

Thuốc lá điện tử thật ra vẫn là một sản phẩm mới trên thị trường, và các nhà khoa học đang nghiên cứu về tác động về lâu dài đến sức khoẻ của sản phẩm này. Cho đến nay, đây là những tác động mà chúng ta đã biết:
Hầu hết thuốc lá điện tử có chứa nicotin, vốn đã “vang danh” về những tác hại như:
– Nicotin rất dễ gây nghiện.
– Nicotin nguy hại cho các bào thai đang phát triển.
– Nicotin có thể gây hại cho não bộ của các bạn trẻ ở độ tuổi thanh thiếu niên, vốn thường tiếp tục phát triển đến năm thứ 20 – 25 cuộc đời.
– Nicotin là mối nguy cho sức khỏe của thai phụ và những em bé họ đang ấp ủ.
Ngoài ra, hơi từ thuốc lá điện tử còn chứa các chất gây hại khác như các chất gây ung thư và các vi chất tí hon cắm sâu vào phổi. Tuy vậy, thuốc lá điện tử nhìn chung chứa ít hoá chất gây hại hơn khói đốt từ thuốc lá truyền thống.

Dấu hiệu sớm nhận biết trẻ dùng thuốc lá điện tử?

Trẻ có những dấu hiệu bất thường về sức khỏe: Trẻ có thẻ có các biểu hiện hô hấp như ho, hụt hơi, khó thở vì trong thuốc lá điện tử có một số chất có hại cho phổi.
Trẻ thay đổi hành vi: Trẻ hay có biểu hiện lo âu, cáu gắt, thậm chí trẻ có xu hướng tham gia các hành vi mạo hiểm.
Tìm thấy những vật lạ trong nhà: Thuốc lá điện tử đa dạng về kích thước và hình dáng, do vậy có thể xuất hiện dưới dạng ống, USB,… Nếu cha mẹ tìm thấy những vật thể có hình dáng bất thường trong nhà, thì có thể đưa đến Bệnh viện để kiểm tra.
Xuất hiện mùi lạ: Thuốc lá điện tử thường có mùi hoa quả hấp dẫn trẻ. Những mùi phổ biến là mùi cam, bạc hà, chanh,… Nếu cha mẹ ngửi thấy những mùi hương bất thường trong nhà, có thể đó là dấu hiệu của việc trẻ dùng thuốc lá điện tử.
Những hành vi hoặc trò chuyện đáng ngờ với bạn bè: Trẻ có xu hướng lén lút sử dụng cùng với bạn bè, do vậy cha mẹ nên để ý khi trẻ có buổi đi chơi đáng ngờ, tham gia chơi cùng nhóm bạn mới, nhắn tin hay trò chuyện bí mật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.