Thị trường mỹ phẩm có quy mô tương đối rộng lớn và nhu cầu thì ngày càng tăng bởi quan niệm về cái đẹp ít nhiều đã có sự thay đổi trong nhận thức; nhu cầu làm đẹp tăng cao; thêm vào đó là sự gia tăng về thu nhập; mức sống của người tiêu dùng đã khiến cho mỹ phẩm có điều kiện trở thành loại sản phẩm thông dụng. Kinh doanh mỹ phẩm từ đó “phất” lên dễ dàng hơn. Tuy nhiên; sức cạnh tranh cũng ngày càng lớn như chưa từng có; buộc người kinh doanh cần phải có chiến lược hoặc là sẵn sàng cho thất bại. Vậy Pháp luật có cho phép khuyến mại mỹ phẩm hay không?
Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Mỹ phẩm là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về mỹ phẩm. Theo cách phổ thông nhất; mỹ phẩm được hiểu là sản phẩm làm đẹp, chủ yếu dùng cho phái nữ; giúp họ trở nên xinh đẹp hơn
Theo pháp luật Việt Nam; mỹ phẩm được quy định tại Khoản 1, Điều 2, Thông tư số 06/2011/TT-BYT quy định về quản lý mỹ phẩm:
“Sản phẩm mỹ phẩm là một chất hay chế phẩm được sử dụng để tiếp xúc với những bộ phận bên ngoài cơ thể con người (da, hệ thống lông tóc, móng tay, móng chân, môi và cơ quan sinh dục ngoài) hoặc răng và niêm mạng miệng với mục đích chính là để làm sạch, làm thơm, thay đổi diện mạo, hình thức; điều chỉnh mùi cơ thể; bảo vệ cơ thể hoặc giữ cơ thể trong điều kiện tốt”.
Khuyến mại mỹ phẩm là gì?
Tại khoản 1, Điều 88 Luật thương mại năm 2005 quy định: “Khuyến mại là hoạt động xúc tiến thương mại của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định”.
Theo đó, chúng ta có thể hiểu; hoạt động khuyến mại trong kinh doanh mỹ phẩm là hoạt động của thương nhân nhằm xúc tiến việc mua bán mỹ phẩm; cung ứng dịch vụ bằng cách dành cho khách hàng những lợi ích nhất định.
Các lợi ích mà thương nhân dành cho khách hàng có thể là: dùng thử hàng mẫu miễn phí; Tặng quà; Giảm giá; Tặng phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ; Tặng kèm phiếu dự thi; Tổ chức các chương trình may rủi;…
Vai trò của khuyến mại mỹ phẩm
- Đối với thương nhân tiến hành khuyến mại.
Hiện nay, với sự đa dạng và phong phú của các sản phẩm mỹ phẩm; khách hàng có rát nhiều cơ hội để lựa chọn. Điều này đặt ra thách thức đối với thương nhân nếu muốn sản phẩm của họ được lựa chọn. Vì thế; khuyến mại là công cụ hữu hiệu để thương nhân chiến lĩnh thị trường; nâng cao tính cạnh tranh của mỹ phẩm; đưa sản phẩm đến tay người tiê dùng nhanh nhất. Khuyến mại là thương nhân có thể nhận được những đánh giá về ưu; nhược điểm của mỹ phẩm để có các quyết định thay đổi cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Đồng thời, sẽ làm tăng doanh số bán hnàg, thu nhiều lợi nhuận hơn cho thương nhân.
- Đối với người tiêu dùng
Đây là kênh giúp doanh nghiệp đến gần người tiêu dùng hơn, tạo ra những giải pháp tích cực nhằm lưu thông thị trường, thúc đẩy sản xuất hàng hóa, cung cấp dịch vụ … Khi khuyến mại dành cho khách hàng những lợi ích nhất định sẽ tạo cho khách hàng được trải nghiệm với nhiều sản phẩm; để lựa chọn cho mình một sản phẩm mỹ phẩm phù hợp nhất, mà có thể không phải trả tiền hoặc được giảm giá…
Pháp luật có cho phép khuyến mại mỹ phẩm hay không?
Pháp luật không có quy định riêng về khuyến mại mỹ phẩm; hoạt động khuyến mại mỹ phẩm được điều chỉnh bởi các quy định của Luật thương mại năm 2005 về khuyến mại nói chung; và Nghị định 37/2006/NĐ-CP Quy định chi tiết Luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại.
Có nhiều cách thức khác nhau để thương nhân dành cho khách hàng những lợi ích nhất định. Lợi ích mà khách hàng được hưởng có thể là lợi ích vật chất (tiền, hàng hóa); hay lợi ích phi vật chất (được cung ứng dịch vụ miễn phí). Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại; và hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại phải là những hàng hóa; dịch vụ được kinh doanh hợp pháp.
Theo quy định tại Điều 92 Luật thương mại năm 2005, các hình thức khuyến mại mỹ phẩm gồm:
- Đưa hàng mẫu mẫu để khách hàng dùng thử chứ không phải trả tiền.
- Tặng hàng hóa cho khách hàng, cung ứng dịch vụ không thu tiền. Điều này được thực hiện đối với khách hàng có hành vi mua sắm sản phẩm của thương nhân.
- Bán hàng, cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá bán hàng trước đó, được áp dụng trong thời gian khuyến mại đã đăng ký hoặc thông báo
- Bán hàng có kèm theo phiếu mua hàng, phiếu sử dụng dịch vụ, phiếu dự thi. Theo các chương trình này; khách hàng có thể được hưởng lợi ích nhất định theo những phương thức khác nhau.
- Tổ chức các sự kiện để thu hút khách hàng. Các sự kiện này được tổ chức gắn liền hoặc tách rời với việc mua hàng.
Ngoài ra; pháp luật không cấm thương nhân sử dụng các hình thức khác để khuyến mại nhưng khi tiến hành phải được cơ quan quản lý nhà nước về thương mại chấp nhận.
Hạn mức khuyến mại mỹ phẩm
- Hạn mức theo đơn giá: Theo quy định của pháp luật hiện hành quy định mứcgiá tối đa cho hành hoá, dịch vụ khuyến mại không lớn hơn 50% giá trị hành hoá dịch vụ này trước thời điểm khuyến mại.
- Hạn mức tính theo tổng giá trị hành hoá, dịch vụ: dùng để khuyến mại. Tổng giá trị của hành hoá, dịch vụ mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không lớn hơn 50% tổng giá trị hành hoá, dịch vụ khuyến mại trừ trường hợp khuyến mẫu bằng đưa hành mẫu, cung ứng dịch vụ hành mẫu dùng thử không phải trả tiền.
- Hạn mức thời gian khuyến mại: Tổng thời gian thực hiện chương trình khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ không đước quá 90 ngày trong năm, một chương trình khuyến mại không được quá 45 ngày. Quy định này áp dụng đối với các hình thức khuyến mại: bán hàng, cung ứng dịch vụ giá giảm hơn so với giá bán hang cung ứng dịch vụ trước đó.
Tổng thời gian thực hiện khuyến mại đối với một nhãn hiệu hàng hoá dịch vụ không được qua 180 ngày trong 1 năm và 1 chương trình khuyến mại không quá 90 ngày.Hạn mức này áp dụng đối với các hình thức bán hàng: cung ứng dịch vụ kèm theo việc tham dự các chương trình mang tính chất may rủi.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Sư 247 về Pháp luật có cho phép khuyến mại mỹ phẩm hay không?.
Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Chủ thể thực hiện khuyến mại là thương nhân, có thể là thương nhân Việt Nam hoặc thương nhân nước ngoài. Theo khoản 2 Điều 88 Luật thương mại, thương nhân thực hiện khuyến mại gồm 2 trường hợp: thương nhân trực tiếp khuyến mại mỹ phẩm mà mình kinh doanh và thương nhân kinh doanh dịch vụ khuyến mại cho mỹ phẩm của thương nhân khác theo thỏa thuận với thương nhân đo. Điều này tăng có hội thương mại cho các thương nhân.
Thương nhân thực hiện các hình thức khuyến mại quy định tại phải gửi thông báo bằng văn bản về chương trình khuyến mại đến Sở Thương mại nơi tổ chức khuyến mại chậm nhất 7 (bảy) ngày làm việc trước khi thực hiện khuyến mại.
Tương tự như khuyến mại các hàng hóa, dịch vụ khác, thương nhân thực hiện khuyến mại mỹ phẩm cũng không được thực hiện những hành vi khuyến mại bị cấm quy định tại Điều 100 Luật thương mại năm 2005; bên cạnh đó cũng cần tuân thủ hạn mức về khuyến mại.