Công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không?

09/03/2023
Công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không?
431
Views

Sổ hộ khẩu là một loại giấy tờ quan trọng trong việc xác định nơi cư trú của một cá nhân nhất định hay hộ gia đình. Loại giấy tờ này thường được sử dụng trong việc xác lập các giao dịch, hợp đồng như mua bán nhà đất, hồ sơ sơ yếu lý lịch của một cá nhân để xin việc… Trong các giao dịch hay hồ sơ đều sử dụng bản công chứng sổ hộ khẩu. Hiện nay, nhu cầu thực hiện các thủ tục công chứng sổ hộ khẩu ngày càng nhiều. Tuy nhiên, nhiều cá nhân ở tỉnh khác, không có mặt tại nơi cư trú trong hộ khẩu. Vậy công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không? Công chứng sổ hộ khẩu ở đâu? Công chứng cần những giấy tờ gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu câu trả lời chi tiết qua bài viết sau đây nhé! Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức pháp lý hữu ích nhất để bạn có thể vận dụng vào trong cuộc sống.

Căn cứ pháp lý

Luật Công chứng 2014

Công chứng là gì?

Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng.

Trong đó:

– Công chứng viên là người có đủ tiêu chuẩn theo quy định của Luật Công chứng, được Bộ trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm để hành nghề công chứng.

– Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Công chứng khác tỉnh có được không?

Chào bạn, Câu hỏi của bạn chưa rõ ràng nên chúng tôi chia thành các trường hợp như sau:

Công chứng giao dịch bất động sản (mua, bán nhà đất)

Theo Điều 42 Luật Công chứng 2014:

Công chứng viên của tổ chức hành, nghề công chứng chỉ được công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Như vậy, đối với việc công chứng hợp đồng mua, bán nhà đất, bạn chỉ được thực hiện tại văn phòng công chứng nơi có đất trừ trường hợp công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản và văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền đối với bất động sản.

Có nghĩa là nếu bạn có hộ khẩu ở tỉnh, có giao dịch mua bán nhà đất ở tỉnh sẽ không được thực hiện công chứng tại TP.HCM. Tuy nhiên, nếu hộ khẩu ở tỉnh mà bạn mua, bán nhà đất tại TP.HCM thì đương nhiên phải/được thực hiện công chứng tại TP.HCM.

Công chứng các giao dịch, giấy tờ khác

Hiện nay, pháp luật chỉ giới hạn địa giới hành chính với những hợp đồng, giao dịch về bất động sản. Với các giao dịch, hợp đồng khác, bạn hoàn toàn có thể công chứng ở nơi bạn không có hộ khẩu thường trú.

Bởi, bản chất của công chứng là việc công chứng viên chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản, tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt…

Địa giới hành chính không có ý nghĩa gì trong việc xác nhận tính xác thực, hợp pháp… của hợp đồng, giao dịch đó.

Công chứng cần những giấy tờ gì?

Theo hướng dẫn tại Luật Công chứng 2014, đối với trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch thì hồ sơ yêu cầu công chứng gồm các giấy tờ sau đây:

– Dự thảo hợp đồng, giao dịch (nếu có) (ví du: Hợp đồng mua bán nhà);

– Bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn hạn của người yêu cầu công chứng;

– Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (chẳng hạn Sổ đỏ);

– Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có (bản sao là bản photo, không cần chứng thực).

– Bản chính tất cả các giấy tờ nêu trên (để đối chiếu).

Công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không?
Công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không?

Công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không?

Điều 77 Luật Công chứng 2014 quy định Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản của công chứng viên

1. Công chứng viên được chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản.

2. Việc chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

Đồng thời, Khoản 5 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP cũng quy định rõ: Việc chứng thực bản sao từ bản chính không phụ thuộc vào nơi cư trú của người yêu cầu chứng thực.

Như vậy, pháp luật cũng không giới hạn thẩm quyền chứng thực sổ hộ khẩu theo nơi cư trú. Do đó, bạn có thể thực hiện thủ tục này ở Huế nhưng phải có bản chính để đối chiếu thực hiện.

Công chứng sổ hộ khẩu ở đâu?

Sổ hộ khẩu là một cuốn sổ nhỏ thường có màu đỏ. Đây hình thức quản lý nhân khẩu của nhà nước; được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú.

Cơ quan có thẩm quyền công chứng bản sao từ bản chính; được quy định tại Nghị định số 23/2015/NĐ-CP về cấp bản sao từ sổ gốc; chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch.

Do có nhiều nhu cầu khác nhau mà cần đến bản sao có công chứng của sổ hộ khẩu. Vì vậy các chủ thể có thể đến các cơ quan có thẩm quyền sau đây:

Phòng tư pháp huyện, quận, thị xã, thành phố

Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định Phòng tư pháp có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng; chứng thực các giấy tờ sau:

  • Công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  • Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  • Công chứng chữ ký của người dịch trong các giấy tờ; văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản mà di sản là động sản.

Trong đó, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng Tư pháp thực hiện công chứng các giấy tờ trên; đồng thời ký và đóng dấu của Phòng tư pháp.

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Nghị định 23/2015/NĐ-CP; Uỷ ban nhân cấp xã có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng các giấy tờ sau:

  • Công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ; văn bản do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp hoặc chứng nhận;
  • Công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản, trừ việc chứng thực chữ ký người dịch;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản là động sản;
  • Công chứng hợp đồng, giao dịch liên quan đến thực hiện các quyền của người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai;
  • Công chứng thực hợp đồng, giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở;
  • Công chứng di chúc;
  • Công chứng văn bản từ chối nhận di sản;
  • Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản; văn bản khai nhận di sản mà di sản là tài sản theo quy định của pháp luật.

Trong đó, Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; thực hiện ký công chứng và đóng dấu của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Các cơ quan đại diện

Các cơ quan đại diện như :Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự và Cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài; có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng các giấy tờ sau:

  • Công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ, văn bản do cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận;
  • Công hứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản;
  • Công chứng chữ ký của người dịch trong các giấy tờ, văn bản từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt, từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài;

Trong đó, Viên chức ngoại giao, viên chức lãnh sự sẽ thực hiện việc ký công chứng và và đóng dấu của cơ quan đại diện.

Phòng công chứng và Văn phòng công chứng

Công chứng viên có thẩm quyền và trách nhiệm công chứng bản sao từ bản chính các giấy tờ; văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài; cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của Việt Nam liên kết với cơ quan; tổ chức có thẩm quyền của nước ngoài cấp hoặc chứng nhận; công chứng chữ ký trong các giấy tờ, văn bản; trừ việc công chứng chữ ký người dịch.

Công chứng viên ký và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng (Phòng công chứng và Văn phòng công chứng).

Mời bạn xem thêm bài viết

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ công chứng tại nhà tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Công chứng sổ hộ khẩu ở tỉnh khác được không? hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về vấn đề xin mã số thuế cá nhân. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.

Câu hỏi thường gặp

Phân biệt công chứng và chứng thực như thế nào?

– Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng (phòng công chứng, văn phòng công chứng) chứng nhận về tính xác thực, tính hợp pháp của hợp đồng hoặc giao dịch dân sự khác bằng văn bản;
– Chứng nhận về tính chính xác, tính hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt.
 Theo quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, chứng thực được định nghĩa là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đúng với bản chính.
Trên cơ sở những nội dung đã phân tích ở trên, có thể thấy, việc công chứng chỉ áp dụng đối với hợp đồng, giao dịch dân sự hoặc bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc ngược lại mà cần công chứng theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức.

Giá trị pháp lý của sổ hộ khẩu đã được chứng thực như thế nào?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định 23/2015/NĐ-CP quy định: “Bản sao được chứng thực từ bản chính theo quy định tại Nghị định này có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”. Như vậy, bản sao Sổ hộ khẩu đã được chứng thực có giá trị sử dụng thay thế cho bản chính Sổ hộ khẩu trong các giao dịch.

Có bắt buộc photo tất cả các trang khi thực hiện chứng thực sổ hộ khẩu hay không?

Theo Nghị định 23/2015/NĐ-CP không quy định cụ thể đối với trường hợp bản chính có nhiều trang thì người yêu cầu chứng thực bản sao từ bản chính phải sao, chụp như thế nào. Tuy nhiên căn cứ Điều 10 Thông tư 01/2020/TT-BTP quy định: “Bản sao từ bản chính để chứng thực phải gồm đầy đủ số trang có thông tin của bản chính.”. Như vậy, chứng thực bản sao từ bản chính sổ hộ khẩu thì phải sao, chụp đầy đủ trang bìa và các trang của sổ đã ghi thông tin về các thành viên có tên trong sổ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.