Pháp luật quy định đất đai là tài sản của toàn dân, thuộc sở hữu của nhân dân và do nhà nước nắm quyền sở hữu. Đất đai có vai trò hết sức quan trọng, có ý nghĩa đặc biệt trong đời sống của mọi người. Để việc quản lý đất đai mang lại hiệu quả, nhà nước đẩy mạnh công tác quản lý đất đai tại các cơ quan có thẩm quyền, việc phân chia các cấp quản lý mang lại hiệu quả cao và thuận tiện trong quá trình quản lý đất đai. Vậy quy định pháp luật về thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp huyện như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định này tại nội dung bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Vai trò của quản lý Nhà nước về đất đai
– Quản lý Nhà nước về đất đai là việc Nhà nước dùng sức mạnh quản lý của mình để điều chỉnh các hoạt động liên quan đến vấn đề đất đai. Các hoạt động quản lý về đất đai của Nhà nước đều hướng tới việc duy trì trật tự công tác hoạt động đất đai, duy trì trật tự đất đai ở mức ổn định, cùng với đó, thực hiện giải quyết các tranh chấp phát sinh liên quan đến đất đai để việc cấp quyền sử dụng đất của Nhà nước cho những hộ dân đủ điều kiện được diễn ra khách quan, minh bạch. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai là một trong những hình thức bảo vệ quyền lợi công dân trong việc sử dụng nguồn đất mà Nhà nước cấp.
– Quản lý Nhà nước về đất đai là hoạt động có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống người dân, cũng như sự phát triển chung của đất nước ta. Nó tác vào đời sống xã hội của người dân, ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân. Cụ thể như sau:
+ Quản lý đất đai giúp Nhà nước nắm bắt được tình hình sử dụng đất ở từng địa phương; nắm bắt được các cá nhân, hộ gia đình được cấp quyền sử dụng đất. Khi được cấp quyền sử dụng đất, các cá nhân, hộ gia đình có quyền sử dụng miếng đất đó đúng mục đích sử dụng ban đầu của nó. Đồng thời, các đối tượng được cấp quyền sử dụng có trách nhiệm quản lý, giữ gìn đất đai. Bởi suy cho cùng, đất đai là tài sản toàn dân, Nhà nước đứng tên chủ sở hữu, và các cá nhân, tổ chức, hộ gia đình được Nhà nước cấp phép sử dụng. Vậy nên, công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp hoạt động sử dụng đất đai diễn ra đúng mục đích, đúng thẩm quyền, tranh xảy ra sai phạm hay những rủi ro không đáng có.
+ Quản lý Nhà nước về đất đai giúp người dân được đảm bảo về quyền sử dụng đất. Khi Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho từng cá nhân, hộ dân, đồng nghĩa với việc Nhà nước xác lập và công nhận nhận quyền sử dụng đất cho những đối tượng đó. Như đã phân tích ở trên, đất đai có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đời sống cũng như sự phát triển kinh tế của người dân. Tấc đất tấc vàng. Đất là tài sản, là máu xương mà cả đời người dân phấn đấu để có được và xây dựng thành quả trên đó. Vậy nên, nếu công tác quản lý Nhà nước về đất đai không được chặt chẽ, quy củ, sẽ dẫn đến những sai sót, gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân. Có thể khẳng định rằng, đẩy mạnh công tác quản lý Nhà nước về đất đai chính là hình thức bảo vệ quyền lợi cho các cá nhân có lợi ích liên quan.
+ Quản lý Nhà nước về đất đai giúp Nhà nước đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tránh những trường hợp mâu thuẫn, tranh chấp đất đai xảy ra. Thực tế hiện nay, đất đai ngày càng có giá trị. Do đó, khi nói đến đất đai, không có cá nhân nào muốn chịu thiệt. Trước kia, các hộ dân có thể cho nhau đất để làm lối đi, hàng rào. Nhưng hiện tại thì không. Chỉ cần một lấn chiếm nhỏ cũng có thể dẫn đến mâu thuẫn và tranh chấp đất giữa các cá nhân, tổ chức liên quan. Do đó, Nhà nước cần phải đưa ra những biện pháp quản lý chặt chẽ để tránh những trường hợp tranh chấp đó xảy ra, phát sinh và gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp Nhà nước giám sát hoạt động sử dụng đất của các cá nhân, hộ dân, đưa ra những biện pháp xử lý, hỗ trợ kịp thời khi xảy ra tranh chấp. Hơn hết, công tác quản lý Nhà nước về đất đai giúp quyền lợi về đất đai của người dân được đảm bảo một cách tối đa.
Như vậy, quản lý Nhà nước về đất đai có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác sử dụng, hoạt động đời sống liên quan đến đất đai. Ý nghĩa đặc biệt của đất đai xuất phát từ vai trò của nó trong việc đảm bảo đời sống an sinh của người dân, sự bình ổn của trật tự an toàn xã hội.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất đai theo Luật đất đai?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Luật Đất đai 2013 như sau:
“Điều 24. Cơ quan quản lý đất đai
1. Hệ thống tổ chức cơ quan quản lý đất đai được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ.”
Căn cứ theo Điều 4 Nghị định 43/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP như sau:
“Điều 4. Cơ quan quản lý đất đai
1. Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm:
a) Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường;
b) Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
2. Cơ quan tài nguyên và môi trường ở địa phương bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường và Văn phòng đăng ký đất đai được giao thực hiện một số nhiệm vụ trong quản lý nhà nước về đất đai.”
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm xây dựng tổ chức bộ máy quản lý đất đai tại địa phương; Ủy ban nhân dân cấp huyện bố trí công chức địa chính xã, phường, thị trấn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ quy định cụ thể về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan quản lý đất đai ở địa phương và nhiệm vụ của công chức địa chính xã, phường, thị trấn.”
Theo quy định tại các Điều trên thì cơ quan có thẩm quyền quản lý đất đai được phân chia là cơ quan quản lý ở cấp trung ương và cơ quan quản lý ở cấp địa phương, cụ thể:
– Cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở trung ương là Bộ Tài nguyên và Môi trường.
– Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương bao gồm: Cơ quan quản lý đất đai ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Sở Tài nguyên và Môi trường; Cơ quan quản lý đất đai ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Phòng Tài nguyên và Môi trường.
Thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp huyện
– Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan Nhà nước cấp trên của xã. Cơ quan này có thẩm quyền bao quát, quản lý hoạt động chung của đất đai của cơ quan cấp dưới.
– Ủy ban nhân dân xã chịu trách nhiệm quản lý đất đai một cách trực tiếp, thì Ủy ban nhân dân cấp huyện lại quản lý đất đai một cách gián tiếp. Cơ quan cấp trên này thông qua báo cáo, thực tiễn hồ sơ quản lý đất đai do cấp xã cấp lên để xem xét, kiểm tra và quản lý.
– Thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện còn được thể hiện ở chỗ, cơ quan chức năng năng có thẩm quyền của cơ quan này sẽ tiến hành các cuộc công tác, kiểm tra hoạt động sử dụng đất đai ở cấp xã. Trong trường hợp xảy ra sai phạm sẽ đưa ra phương hướng giải quyết kịp thời.
– Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan tiến hành rà soát, xem xét quyền sử dụng đất đai của cấp xã. Trong trường hợp người dân có vướng mắc về đất đai, đã khiếu nại, kiến nghị lên ủy ban nhân dân cấp xã nhưng không nhận được câu trả lời thỏa đảng, các cá nhân sẽ tiến hành khiếu nại lên ủy ban nhân dân cấp huyện. Lúc này, cán bộ chức năng của Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ xem xét, kiểm tra đưa ra câu trả lời để giải đáp thắc mắc cho người dân.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu thanh lý hợp đồng thuê đất trước thời hạn năm 2022
- Thủ tục cho thuê đất theo quy định
- Mẫu hợp đồng thuê đất ruộng mới nhất hiện nay
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Thẩm quyền quản lý đất đai của UBND cấp huyện như thế nào?“. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ pháp lý tư vấn chia đất thừa kế cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Câu hỏi thường gặp:
UBND xã có thẩm quyền quản lý đất nông nghiệp, đất công ích của địa phương mình. Việc quản lý của UBND xã nhằm rà soát hiện trạng sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trên địa bàn để xử lý những vấn đề liên quan; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thống kê, kiểm kê đất đai theo quy định. Cùng với đó, việc quản lý đất đai của UBND xã giúp phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời việc chuyển quyền sử dụng đất trái phép, chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; phát hiện, áp dụng biện pháp ngăn chặn và xử lý kịp thời việc xây dựng các công trình trên đất lấn, chiếm, đất sử dụng không đúng mục đích ở địa phương và buộc người có hành vi vi phạm khôi phục lại tình trạng của đất trước khi vi phạm.
Điều 22 Luật Đất đai 2013 quy định về các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, cụ thể như sau:
– Ban hành văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện văn bản đó.
– Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính.
– Khảo sát, đo đạc, lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất; điều tra, đánh giá tài nguyên đất; điều tra xây dựng giá đất.
– Quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
– Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất.
– Quản lý việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất.
– Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
– Thống kê, kiểm kê đất đai.
– Xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
– Quản lý tài chính về đất đai và giá đất.
– Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất.
– Thanh tra, kiểm tra, giám sát, theo dõi, đánh giá việc chấp hành quy định của pháp luật về đất đai và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai.
– Phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai.
– Giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất đai.
– Quản lý hoạt động dịch vụ về đất đai.
Người khiếu nại có thể tự mình thực hiện hoặc ủy quyền cho người khác thực hiện, cụ thể:
+ Tự mình khiếu nại: Người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất chịu sự tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất thì có quyền tự mình khiếu nại.
+ Người đại diện theo pháp luật của người sử dụng đất thực hiện việc khiếu nại (chỉ áp dụng khi người sử dụng đất là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự).
+ Trường hợp người khiếu nại ốm đau, già yếu, có nhược điểm về thể chất hoặc vì lý do khách quan khác mà không thể tự mình khiếu nại thì được ủy quyền cho cha, mẹ, vợ, chồng, anh, chị, em ruột, con đã thành niên hoặc người khác có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để thực hiện việc khiếu nại.
+ Ủy quyền cho luật sư khiếu nại để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.