Đổi tiền lẻ kiếm lời có hợp pháp không theo quy định?

28/02/2023
Đổi tiền lẻ kiếm lời có hợp pháp không
407
Views

Thông thường, vào dịp Tết, người thân họ hàng sẽ ghé thăm nhà của nhau để trao tặng nhau những lời chúc ấm áp và mừng tuổi cho các cháu thiếu nhi. Do đó nên nhu cầu sử dụng tiền lẻ của người dân trong dịp tết tăng cao. Vì vậy, có không ít cá nhân, tổ chức lợi dụng thời điểm này để kinh doanh đổi tiền lẻ kiếm lời. Vậy xét dưới góc độ pháp luật, hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời có hợp pháp không? Đổi tiền lẻ ở ngân hàng có mất phí không? Đổi tiền lẻ kiếm lời bị phạt bao nhiêu tiền? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc trên và cung cấp những quy định liên quan đến vấn đề này. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc nhé.

Căn cứ pháp lý

Đổi tiền lẻ ở ngân hàng có mất phí không?

Hiện tại các ngân hàng ở Việt Nam đã hỗ trợ dịch vụ đổi tiền dịp tết, đổi cũ lấy mới, đổi chẵn lấy lẻ và ngân hàng không thu phí. Thông thường ở các ngân hàng thì mỗi nhân viên sẽ được cấp cho một lượng tiền lẻ nhất định để đổi cho khách hàng, đổi tiền lẻ ở ngân hàng sẽ không mất phí chênh lệch.

Tuy nhiên không phải ai cũng có thể đổi được ở ngân hàng, số tiền lẻ in ra có giới hạn số lượng nhưng nhu cầu đổi tiền ngày tết là rất lớn nên việc cung ứng đủ là điều không thể, vậy nên việc đổi tiền được tiến hành nhanh chóng chỉ áp dụng với những khách hàng thân quen của ngân hàng hoặc có người thân ở ngân hàng mới có thể đổi với lượng tiền lớn.

Đổi tiền lẻ kiếm lời có hợp pháp không?

Tại Chỉ thị 34/CT-TTg năm 2018 về tăng cường biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương tổ chức tốt công tác điều hòa và cung ứng đủ tiền mặt cho nền kinh tế, nhất là trong dịp Tết.

Thủ tướng chỉ đạo tiếp tục thực hiện các biện pháp quản lý, sử dụng tiền mệnh giá nhỏ, lẻ hợp lý, tiết kiệm trong dịp Tết; bảo đảm an ninh, an toàn kho quỹ; phối hợp với các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, kịp thời xử lý vi phạm trong hoạt động mua, bán ngoại tệ, vàng và dịch vụ đổi tiền mặt mệnh giá nhỏ không đúng quy định của pháp luật.

Như vậy, hoạt động đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Nếu bạn thực hiện việc đổi tiền không đúng mệnh giá sẽ bị xử phạt tiền theo quy định.

Đổi tiền lẻ kiếm lời bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, hoạt động đổi tiền lẻ nhằm hưởng % chênh lệch là hành vi trái pháp luật và bị nghiêm cấm. Các hành vi đổi tiền không đúng quy định như: Đổi tiền có phí, đổi tiền không đúng mệnh giá… sẽ bị xử phạt hành chính với mức phạt không hề thấp.

Cụ thể căn cứ điểm a khoản 5 Điều 30 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định mức phạt đối với hành vi đổi tiền không đúng quy định như sau:

  1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không niêm yết công khai tại nơi giao dịch quy định thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông của Ngân hàng Nhà nước;

b) Đối tượng được cấp làm mất tiền mẫu; không thực hiện cấp cho các đối tượng được cấp tiền mẫu; không thu hồi tiền mẫu khi có thông báo đình chỉ lưu hành hoặc khi có yêu cầu;

c) Không mở, không ghi chép đầy đủ các loại sổ sách liên quan đến hoạt động an toàn kho quỹ theo quy định của pháp luật.

  1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Từ chối đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông cho khách hàng;

b) Không thực hiện đúng quy định về phân loại, đóng gói, giao nhận kim khí quý, đá quý; đóng gói, niêm phong, giao nhận, bảo quản, vận chuyển, kiểm kê tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 3 và các điểm b, c, d và đ khoản 5 Điều này.

  1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Không ban hành, niêm yết nội quy vào, ra kho tiền, quầy giao dịch tiền mặt; không ban hành quy trình giao dịch tiền mặt nội bộ và giao dịch tiền mặt đối với khách hàng;

b) Không có phương án canh gác, bảo vệ kho tiền;

c) Không có nội quy, phương án phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền;

d) Không thực hiện việc tuyển chọn, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông.

  1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không lắp đặt các thiết bị an toàn kho tiền, phòng cháy, chữa cháy đối với kho tiền theo quy định của pháp luật.
  2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Thực hiện đổi tiền không đúng quy định của pháp luật;

b) Không bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá trong thời gian nghỉ buổi trưa theo quy định của pháp luật;

c) Sử dụng và bảo quản chìa khóa cửa kho tiền, gian kho, két sắt, chìa khóa thùng đựng tiền trên xe chuyên dùng không theo quy định của pháp luật;

d) Vận chuyển tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá không sử dụng xe chuyên dùng nhưng không có văn bản quy định về quy trình vận chuyển, bảo vệ, các biện pháp đảm bảo an toàn tài sản của cấp có thẩm quyền;

đ) Không quy định bằng văn bản điều kiện, quy trình nhận, giao trả tài sản cho khách hàng, trách nhiệm của các bộ phận có liên quan trong việc đảm bảo an toàn tài sản khi làm dịch vụ quản lý, bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn và các dịch vụ ngân quỹ khác.

  1. Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Sử dụng kho tiền không đúng kết cấu và tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật;

Đổi tiền lẻ kiếm lời có hợp pháp không
Đổi tiền lẻ kiếm lời có hợp pháp không

b) Sử dụng cửa kho tiền không đúng tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Như vậy, nếu cá nhân thực hiện đổi tiền kiếm lời không đúng quy định bị phạt hành chính từ 20 – 40 triệu đồng. Nếu hành vi này thực hiện bởi tổ chức thì mức phạt tăng gấp đôi, tức là từ 40 – 80 triệu đồng.

Lưu ý: Mức phạt tiền đối với hành vi trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân còn mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo điểm b khoản 3 Điều 3 Nghị định 88/2019/NĐ-CP).

Đổi tiền lẻ với giá như thế nào thì bị phạt?

Không cần biết mọi người đổi tiền lẻ với mức phí nhận được từ bao nhiêu tới bao nhiêu. Chỉ cần biết việc có hành vi đổi tiền kiếm thêm lợi nhuận là đã cấu thành nên hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 20.000.000 đồng tới 40.000.000 đồng căn cứ theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP.

Theo quy định tại Nghị định 88/2019/NĐ-CP thì việc đổi tiền lẻ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính chứ vẫn chưa có quy định pháp luật nào cho rằng hành vi đổi tiền lẻ có thể sẽ bị phạt tù.

Đổi tiền lẻ ở đâu thì hợp pháp?

Ngân hàng là địa chỉ hợp pháp cho phép những người dân được đổi tiền lẻ. Thông thường, ở các ngân hàng, mỗi nhân viên sẽ được phân bổ một lượng tiền lẻ nhất định để có thể đổi cho khách hàng. Việc đổi tiền lẻ ở ngân hàng, tiền luôn là khoản tiền mới và liền số seri. Đặc biệt  quý khách hàng sẽ không phải trả thêm bất cứ khoản phí chênh lệch khi đổi tiền lẻ tại ngân hàng.

Tuy nhiên, lượng tiền lẻ năm nào cũng đủ để có thể phục vụ người dân tại các ngân hàng khác nhau.

Vì vậy, người dân có thể tìm tới một vài địa chỉ khác để có thể đổi tiền lẻ hợp pháp như là cây xăng, siêu thị, cửa hàng tạp hóa… Tuy nhiên, người dân cần lưu ý, ở các địa điểm đổi tiền lẻ này thì người dân đều không phải trả bất cứ phần phí đổi chênh lệch nào.

Ngày 21/12/2020, Thủ tướng đã ban hành chỉ thị số 44/CT-TTg về việc tăng cường công tác quản lý, điều hành để có thể bình ổn giá cả thị trường, đảm bảo trật tự an toàn xã hội dịp Tết. Trong đó yêu cầu các cơ quan chức năng cần tăng cường phát hiện và xử lý những hành vi đổi tiền lẻ trái quy định của pháp luật.

Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng đảm bảo sẽ siết chặt hoạt động đổi tiền lẻ, tiền mới mỗi dịp Tết. Theo đó, dịp Tết thì chính sách đối với việc in tiền lẻ mới vẫn được áp dụng như những năm trước đó. Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước sẽ không in tiền mới với mệnh giá nhỏ để tiết kiệm nhiều tỷ đồng cho ngân sách nhà nước.

Khi đến ngân hàng đổi tiền lẻ, tiền mới bạn sẽ được nhân viên ngân hàng đưa cho đơn kê khai tiền đổi trong đó bạn nên thông tin rõ số tiền cần đổi, mệnh giá tiền lẻ đổi cùng với số lượng đổi.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Đổi tiền lẻ kiếm lời có hợp pháp không”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo đơn xác nhận tình trạng hôn nhân. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Tự ý tổ chức đổi tiền lẻ có vi phạm pháp luật không?

Theo quy định hiện hành thì hành vi tự ý tổ chức đổi tiền lẻ là hành vi vi phạm pháp luật. Đối với trường hợp đổi tiền lẻ mà thu phí là trái với quy định của pháp luật nếu bị phát hiện sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.

Ai có thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi đổi tiền lẻ kiếm lời?

Căn cứ Khoản 2, Điều 53 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị đến 50.000.000 đồng;
– Áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả

Có được đổi tiền khi tờ tiền bị mất số seri?

Căn cứ theo quy định hiện hành, việc tờ tiền bị rách mất số seri không phải là căn cứ để đổi tiền. Để được đổi, cần phải đáp ứng điều kiện tờ tiền bị rách mất một phần thì diện tích còn lại phải bằng hoặc lớn hơn 60% so với diện tích tờ tiền cùng loại.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.