Xin chào Luật sư. Tôi là Huyền, hiện nay đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hồ Chí Minh, tôi có thắc mắc liên quan đến việc tham gia bảo hiểm xã hội, mong được Luật sư hỗ trợ, cụ thể là vào khoảng tháng 2 năm 2021 đến tháng 7 năm 2021 tôi có tham gia đóng BHXH tự nguyện, và nay tôi quay trở lại làm việc công ty nên trở lại tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Tôi được biết rằng thủ tục chốt sổ bảo hiểm là việc làm cần thiết khi chuyển công tác/thay đổi đơn vị đóng bảo hiểm. Vậy đối với trường hợp của tôi việc thực hiện thủ tục chốt sổ BHXH tự nguyện để tham gia BHXH bắt buộc được diễn ra như thế nào? Người lao động có thể tự chốt sổ hay không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Người lao động có thể tự đi chốt sổ bảo hiểm xã hội được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 về vấn đề xác nhận và trả sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động như sau:
“Điều 48. Trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động
1. Trong thời hạn 14 ngày làm việc kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản tiền có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trừ trường hợp sau đây có thể kéo dài nhưng không được quá 30 ngày:
a) Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động;
b) Người sử dụng lao động thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;
c) Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã;
d) Do thiên tai, hỏa hoạn, địch họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm.
2. Tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thôi việc và các quyền lợi khác của người lao động theo thỏa ước lao động tập thể, hợp đồng lao động được ưu tiên thanh toán trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị chấm dứt hoạt động, bị giải thể, phá sản.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm sau đây:
a) Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động;
b) Cung cấp bản sao các tài liệu liên quan đến quá trình làm việc của người lao động nếu người lao động có yêu cầu. Chi phí sao, gửi tài liệu do người sử dụng lao động trả.
…”
Bên cạnh đó theo quy định tại khoản 1 Điều 32 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 như sau:
“Điều 32. Đơn vị sử dụng lao động, UBND xã, Đại lý thu/nhà trường, Cơ sở trợ giúp xã hội, Cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương binh và người có công; Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thuộc ngành lao động, thương binh và xã hội và cơ quan quản lý đối tượng
1. Đơn vị sử dụng lao động
1.2. Kê khai hồ sơ
a) Đăng ký, điều chỉnh đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN; cấp sổ BHXH, thẻ BHYT hằng tháng: theo quy định tại Điều 23.
…”
Ngoài ra tại Điều 46 Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 (sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Quyết định 505/QĐ-BHXH) quy định như sau:
“Điều 46. Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH
Nội dung ghi trên sổ BHXH và gộp sổ BHXH đối với một người có từ 2 sổ BHXH trở lên được quản lý theo Điều 33b.
1. Ghi, xác nhận thời gian đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN trong sổ BHXH
…
1.2. Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động
…”
Như vậy, việc chốt và trả sổ bảo hiểm là trách nhiệm của công ty đối với người lao động, nên người lao động không thể tự mình đi chốt sổ. Tuy nhiên, duy chỉ có trường hợp công ty phá sản hoặc giải thể thì người lao động có thể mang sổ bảo hiểm đến cơ quan bảo hiểm xã hội nơi công ty đặt trụ sở để làm thủ tục chốt.
Thủ tục chốt sổ BHXH tự nguyện để tham gia BHXH bắt buộc
Theo quy định của pháp Luật sau khi bạn đi làm bạn sẽ được công ty đóng BHXH bắt buộc nên bạn phải dừng việc tham gia BHXH tự nguyện. Thời gian tham gia BHXH tự nguyện trước đó sẽ được bảo lưu, công dồn với thời gian tham gia BHXH bắt buộc sau này để làm căn cứ gải quyết các chế dộ BHXH.
Như vậy, bạn liên hệ với cơ quan BHXH nơi bạn tham gia BHXH tự nguyện để làm thủ tục dừng đóng BHXH tự nguyện và quá trình đóng BHXH tự nguyện cho bạn. sau đó bạn nộp sổ cho công ty bạn làm việc để công ty làm thủ tục đóng tiếp BHXH cho bạn vào sổ BHXH đã được cấp.
Thủ tục chốt sổ Bảo hiểm xã hội cho người lao động được thực hiện sau khi đơn vị báo giảm thành công, trình tự chốt sổ BHXH được thực hiện như sau:
Hồ sơ chốt sổ BHXH:
Để tiến hành chốt sổ, đơn vị cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
– 01 phiếu giao nhận hồ sơ theo mẫu 103, kê khai các giấy tờ đi kèm.
– 01 mẫu D02-TS kê khai danh sách lao động cần thực hiện chốt sổ Bảo hiểm.
– Sổ Bảo hiểm xã hội của người lao động.
– 01 Bản sao quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định nghỉ việc hoặc giấy tờ chứng minh đơn vị chuyển địa chỉ (trường hợp đơn vị chuyển Cơ quan BHXH quản lý).
– Mẫu TK01-TS kê khai các thông tin cần thay đổi (trong trường hợp lao động cần điều chỉnh thông tin).
– Thẻ Bảo hiểm Y tế của người lao động còn thời hạn sử dụng.
Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội thì người lao động cần làm gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 118 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
“Điều 118. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội
1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định, hành vi của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
..”
Theo đó, nếu công ty không chốt và trả sổ cho NLĐ, NLĐ có thể khiếu nại đến phòng lao động thương binh và xã hội nơi công ty đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết.
Công ty không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 41 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như sau:
Điều 41. Vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
…
4. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày giao kết hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tuyển dụng; không lập hồ sơ tham gia bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc có hiệu lực;
b) Không lập danh sách người lao động hoặc không lập hồ sơ hoặc không nộp hồ sơ đúng thời hạn quy định tại khoản 2 Điều 102, khoản 1 Điều 103, khoản 1 Điều 110, khoản 2 Điều 112 của Luật Bảo hiểm xã hội; khoản 1 Điều 59, khoản 1 Điều 60 của Luật An toàn, vệ sinh lao động;
c) Không giới thiệu người lao động thuộc đối tượng quy định tại Điều 47 của Luật An toàn, vệ sinh lao động và Điều 55 của Luật Bảo hiểm xã hội đi khám giám định suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa;
d) Không trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 21 của Luật Bảo hiểm xã hội.
…”
Trường hợp công ty không chịu trả sổ bảo hiểm xã hội cho người lao động thì có thể bị phạt từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng không quá 75.000.000 đồng.
Có thể bạn quan tâm:
- Ngừng đóng bảo hiểm y tế 1 tháng có sao không?
- Quy định về thẻ bảo hiểm y tế cho người khuyết tật
- Tội gian lận bảo hiểm y tế có được hưởng án treo?
Khuyến nghị
Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật lao động tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Thủ tục chốt sổ BHXH tự nguyện để tham gia BHXH bắt buộc năm 2023“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như tư vấn pháp lý về thủ tục ly hôn khác tỉnh nhanh chóng. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tại doanh nghiệp nghỉ việc tại Doanh nghiệp.
Doanh nghiệp thay đổi địa chỉ công ty khác quân và người sử dụng lao động muốn chuyển cơ quan bảo hiểm xã quận mới
Hiện nay Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn không có Điều khoản nào quy định người lao động chưa chốt sổ ở công ty cũ thì không được tham gia BHXH ở công ty mới.
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Luật BHXH năm 2014, người lao động chỉ cần làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên thì sẽ thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. Vì vậy, trường hợp người sử dụng lao động cũ không tiến hành việc chốt sổ BHXH thì người lao động vẫn hoan toàn được tham gia đóng bảo hiểm ở doanh nghiệp mới.
Doanh nghiệp có thể gửi hồ sơ tới cơ quan BHXH qua mạng bằng phần mềm BHXH; hoặc qua đường bưu điện để được giải quyết.