Thủ tục hôn nhân Công giáo được tiến hành như thế nào?

11/01/2023
Thủ tục hôn nhân Công giáo được tiến hành như thế nào?
584
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi là Nhi, hiện đang sinh sống và làm việc tại khu vực thành phố Hò Chí Minh, tôi có thắc mắc liên quan đến thủ tục kết hôn, mong được Luật sư hỗ trợ. Cụ thể là tôi và người yêu đã có khoảng thời gian tìm hiểu nhau khá lâu, nay cả hai quyết định đi đến hôn nhân. Người yêu tôi thì theo đạo công giáo mà gia đình tôi thì không theo đạo, tôi có thắc mắc rằng sẽ cần phải chuẩn bị những gì để thực hiện đăng ký kết hôn, tôi có cần học chứng chỉ giáo lý hôn nhân hay không? Và thủ tục hôn nhân Công giáo được tiến hành như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây, hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Luật hôn nhân và gia đình 2014

Kết hôn đối với người Công giáo được hiểu như thế nào? 

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Hôn nhân được hiểu là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 5 Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, Kết hôn được hiểu là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Công giáo là một tôn giáo Kitô giáo, một sự cải cách của đức tin Do Thái, những người Công giáo thì phải tuân theo những lời dạy của người sáng lập, Chúa Giêsu Kitô. 

Như vậy, kết hôn với người Công giáo được hiểu việc nam nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định pháp luật Hôn nhân và gia đình khi đáp ứng điều kiện kết hôn và điều kiện đăng ký kết hôn theo quy định. Đặc biệt nam, nữ ở đây có thể đều là người Công giáo hoặc một trong hai người nam nữ theo đạo Công giáo. 

Điều kiện kết hôn người Công giáo

Căn cứ theo quy định tại khoản 13 Điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014, thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân. Đồng thời, quan hệ vợ chồng chỉ được xác lập khi hai bên đăng ký kết hôn.

Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cụ thể:

Một là, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, Nam từ đủ 20 tuổi trở lên;

Hai là, không bị mất năng lực hành vi dân sự;

Ba là, việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

Bốn là, việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn cụ thể như sau:

– Ly hôn giả tạo, kết hôn giả tạo;

– Tảo hôn, cản trở kết hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn;

Thủ tục hôn nhân Công giáo được tiến hành như thế nào?
Thủ tục hôn nhân Công giáo được tiến hành như thế nào?

– Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

– Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; 

– Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. 

Chuẩn bị trước khi đăng ký Hôn phối như thế nào?

1.1.   Giáo lý Hôn nhân: đôi bạn phải học tối thiểu 3 tháng. Học càng sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký Hôn phối, hoặc đăng ký Hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.

1.2.   Hồ sơ hôn phối cần chuẩn bị:

a.    Giấy xác nhận và giới thiệu của Trưởng khu.

b.    Giấy giới thiệu của cha xứ bên kia.

c.     Chứng chỉ Rửa tội mới cấp không quá 6 tháng (có ghi chú quan trọng: tình trạng độc thân).

d.    Chứng chỉ Thêm sức (nếu chưa, thì kiếm nơi học khóa căn bản để kịp chịu Thêm sức).

e.    Chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân (bản chính kèm bản sao).

f.      Sổ Gia đình Công giáo và Tờ khai Gia đình Công giáo của giáo xứ đang thụ lý hồ sơ.

g.    Giấy Chứng nhận Kết hôn (bản chính kèm bản sao).

1.3.   Sổ Gia đình Công giáo: mua mới.

Đăng ký Hôn phối với người công giáo hiện nay như thế nào?

 Đăng ký Hôn phối bên đàng trai hay đàng gái đều được cả. Bên nào nhận làm lễ cưới thì đăng ký bên ấy. Người bán cư trú cũng được đăng ký Hôn phối.

Trình diện: ít nhất 3 tháng trước ngày dự định xin lễ cưới, đôi bạn cùng cha hoặc mẹ đến trình diện nơi cha xứ thụ lý Hồ sơ Hôn phối. Nếu không còn cha mẹ, thì người thân nhất đi thay: anh chị, chú bác, cô dì…

Xuất trình Hồ sơ Hôn phối như mục 1.2 ghi trên.

Đôi bạn tự viết Tờ khai Hôn phối, sau đó từng người gặp riêng cha xứ để trình bày khúc mắc nếu có.

Bạn ở giáo xứ bên kia: viết Tờ khai Hôn phối để cha xứ chứng thực (như ở Giáo phận Xuân Lộc, Bà Rịa). rồi đem Tờ khai này cùng với giấy giới thiệu của cha xứ đưa sang cho cha xứ bên này.

Cha xứ và đôi bạn xác định thời gian, địa điểm xin lễ cưới (phối hợp giữa ngày lễ cưới và ngày tiệc cưới).

Cha xứ lập Tờ rao Hôn phối, gửi tờ rao cho cha xứ bên kia (sau 3 lần rao, đến xin kết quả đem về), dù bên kia là tân tòng, cha xứ cũng phải nhận rao (khu xóm có thể biết tình trạng để trình báo). Nơi đâu đôi bạn cư ngụ quá 6 tháng (lúc đó: nam trên 20 tuổi, nữ trên 18 tuổi) thì phải gửi đến Tờ rao Hôn phối.

Trường hợp xin cử hành lễ cưới ở nơi khác, thì cha xứ sẽ gửi giấy giới thiệu kèm với Tờ rao Hôn phối.

Nếu hồ sơ chưa đủ (vd: đến ngày cưới mới có chứng chỉ Giáo lý Hôn nhân, mới có giấy Chứng nhận Kết hôn), thì cứ viết Tờ khai Hôn phối và xin đăng ký ngày giờ lễ cưới sẵn (trước 3 tháng), sau đó ít nhất 3 tuần trước ngày cưới phải đến đăng ký chính thức (bổ túc giấy tờ), để kịp rao 3 lần.

Thủ tục hôn nhân Công giáo được tiến hành như thế nào?

Trước tiên, điều quan trọng cần biết là hôn nhân không có giá trị cho đến khi và trừ khi cả hai bên đã được rửa tội.

Thứ hai, nếu một trong hai bên đã được rửa tội và bên kia chưa làm bí tích rửa tội, thì người đã được rửa tội phải được xác nhận trước khi có khả năng đám cưới.

Thứ ba, bạn cần kiểm tra văn phòng giáo xứ của bạn hoặc hỏi linh mục của bạn về bất kỳ giấy tờ giấy tờ bổ sung hoặc các yêu cầu rất cần thiết cho hôn nhân giữa hai người Công giáo.

Thứ tư, có hai loại hôn nhân Công giáo:

Loại thứ nhất là hôn nhân bằng sự đồng ý chung, nghĩa là cả hai bên đồng ý kết hôn và ý định của họ rõ ràng. Loại hôn nhân này có khả năng được thực hiện một cách không chính thức mà không cần thông qua bất kỳ giấy tờ pháp lý nào với linh mục hoặc phó tế có mặt trong lễ cưới. Đây còn được gọi là “đám cưới dân sự” vì nó diễn ra bên ngoài các công trình tôn giáo như nhà thờ hoặc thánh đường.

Một loại hôn nhân Công giáo khác được gọi là hôn nhân “bởi sự phân phối” có nghĩa là nó được tiến hành với sự hiện diện của một linh mục Công giáo và hai nhân chứng. Loại hôn nhân này diễn ra trong một công trình tôn giáo như nhà thờ hoặc thánh đường.

Thứ năm, những người không theo Công giáo cũng không được phép kết hôn với những người không theo Công giáo nếu họ thuộc một truyền thống Cơ đốc giáo khác có nghi lễ và sản phẩm riêng cho lễ cưới (chẳng hạn như Nhà thờ Chính thống Đông phương).

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề Thủ tục hôn nhân Công giáo được tiến hành như thế nào?” Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến dịch vụ tư vấn pháp lý về Công chứng tại nhà Bắc Giang, cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.

Câu hỏi thường gặp

Thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn ở đâu?

Nơi đăng ký kết hôn được quy định tại Điều 17, Điều 37 Luật Hộ tịch 2014 như sau:
–  Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam thực hiện đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài, cụ thể:
+ Giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài;
+ Giữa công dân Việt Nam cư trú ở trong nước với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài; giữa công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài với nhau;
+ Giữa công dân Việt Nam đồng thời có quốc tịch nước ngoài với công dân Việt Nam hoặc với người nước ngoài.
– Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện đăng ký kết hôn không có yếu tố nước ngoài.

Lưu ý gì đối với hôn nhân khác đạo đến đăng kí hôn phối?

Cha nào chứng hôn cho đôi hôn phối khác đạo thì hướng dẫn người bên lương đến gặp cha xứ nơi họ ở gần nhất (với giấy giới thiệu sơ khởi của cha chứng hôn) để xin ngài giúp điều tra và sau đó báo lại kết quả sơ khởi cho cha chứng hôn. Chú ý là chỉ nên xin cha xứ nơi đó giúp điều tra chứ không đòi ngài giới thiệu. Cha xứ nơi người lương cư ngụ, không nên từ chối cộng tác điều tra, không nên lấy lý do là không biết đến người lương trong địa hạt mình.

Quy định về việc học giáo lý hôn nhân như thế nào?

Đôi bạn là người công giáo phải học giáo lý hôn nhân tối thiểu 3 tháng, nếu một người khác đạo muốn theo công giáo phải học giáo lý tân tòng tối thiểu là 6 tháng. Học sớm càng tốt để xuất trình chứng chỉ khi đăng ký hôn phối. Hoặc đăng ký hôn phối rồi tiếp tục học, miễn sao trước ngày cưới phải có chứng chỉ.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.