Năm 2023 dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào?

12/01/2023
Dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào?
312
Views

Trong cuộc sống hiện nay, chúng ta không thể thiếu cho mình một phương tiện tham gia giao thông để phục vụ nhu cầu di chuyển, học tập hay làm việc. Theo quy định thì phương tiện tham gia giao thông trên đường phải là phương tiện được cho phép, có đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, xe khi tham gia giao thông phải có gương, đèn xe, biển số xe… Tuy nhiên, nhiều người lợi dụng việc sản xuất, sử dụng biển số xe giả để trục lợi hay vi phạm pháp luật. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu về quy định dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Biển số xe là gì?

Hiện nay thì chưa có điều luật nào quy định cụ thể về biển số xe nhưng chúng ta có thể hiểu:

Biển số xe hay còn gọi là biển kiểm soát xe cơ giới là tấm biển gắn trên mỗi xe cơ giới, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cụ thể là cơ quan công an cấp khi mua xe hoặc chuyển nhượng xe.

Biển số xe được người sản xuất làm bằng hợp kim nhôm sắt, có dạng hình chữ nhật hoặc hơi vuông, trên đó có in những con số và chữ mang thông tin của chủ sở hữu. Vùng và địa phương quản lý, các con số cụ thể khi tra trên máy tính còn cho biết danh tính người chủ hay đơn vị đã mua nó, thời gian mua nó, thời gian mua nó phục vụ cho công tác an ninh…Đặc biệt trên đó còn có hình quốc huy dập nổi của Việt Nam. Những kí tự này đã được quy định và có cơ quan, tổ chức thực hiện công việc hướng dẫn và đăng kí cho người dân khi có phương tiện giao thông.

Đặc điểm của biển số xe được lưu hành hiện nay

Theo quy định về điều kiện tham gia giao thông tại khoản 3 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008:

Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Hiện nay, tại Thông tư 58/2020/TT-BCA chỉ các cơ quan sau mới được cấp biển số xe: Cục Cảnh sát giao thông; Phòng Cảnh sát giao thông, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ – đường sắt, Phòng Cảnh sát giao thông đường bộ Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Công an cấp huyện.

Cũng theo Điều 25 Thông tư này, biển số xe được cấp sẽ có những đặc điểm sau:

Về chất liệu: Biển số xe được sản xuất bằng kim loại; có màng phản quang; ký hiệu bảo mật Công an hiệu đóng chìm do đơn vị được Bộ Công an cấp phép sản xuất biển số; do Cục Cảnh sát giao thông quản lý; riêng biển số xe đăng ký tạm thời được in trên giấy. Ký hiệu, kích thước của chữ và số trên biển số đăng ký các loại xe thực hiện theo quy định. Biển được gắn phía sau xe (xe máy, xe mô tô, máy kéo); còn xe ô tô được gắn biển số ở cả trước và sau xe…

Dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào?
Dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào?

Dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 5 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ như sau:

“5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Tự ý cắt, hàn, đục lại số khung, số máy; đưa phương tiện đã bị cắt, hàn, đục lại số khung, số máy trái quy định tham gia giao thông;

b) Tẩy xóa, sửa chữa hoặc giả mạo hồ sơ đăng ký xe;

c) Tự ý thay đổi khung, máy, hình dáng, kích thước, đặc tính của xe;

d) Khai báo không đúng sự thật hoặc sử dụng các giấy tờ, tài liệu giả để được cấp lại biển số, Giấy đăng ký xe;

đ) Giao xe hoặc để cho người không đủ điều kiện theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Giao thông đường bộ điều khiển xe tham gia giao thông (bao gồm cả trường hợp người điều khiển phương tiện có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng hoặc đang trong thời gian bị tước quyền sử dụng);

e) Không chấp hành việc thu hồi Giấy đăng ký xe, biển số xe theo quy định;

g) Đưa phương tiện không có Giấy đăng ký xe tham gia giao thông hoặc có nhưng đã hết hạn sử dụng; đưa phương tiện có Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời, phương tiện có phạm vi hoạt động hạn chế tham gia giao thông quá thời hạn, tuyến đường, phạm vi cho phép (được sửa đổi bởi điểm d khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP);

h) Đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc bị tẩy xóa tham gia giao thông; đưa phương tiện có Giấy đăng ký xe nhưng không đúng với số khung số máy của xe tham gia giao thông;

i) Lắp đặt, sử dụng thiết bị thay đổi biển số trên xe trái quy định;

k) Đưa phương tiện không gắn biển số (đối với loại xe có quy định phải gắn biển số) tham gia giao thông; đưa phương tiện gắn biển số không đúng với Giấy đăng ký xe hoặc gắn biển số không do cơ quan có thẩm quyền cấp tham gia giao thông.”

Ngoài ra, căn cứ điểm a và điểm d khoản 15 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm r khoản 17 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi sử dụng xe máy gắn biển số giả như sau:

“15. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:

a) Thực hiện hành vi quy định tại điểm b, điểm d, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm b, điểm e khoản 7; điểm e, điểm i khoản 8; điểm i khoản 9 Điều này bị tịch thu biển số, Giấy đăng ký xe (trường hợp đã được cấp lại); tịch thu hồ sơ, các loại giấy tờ, tài liệu giả mạo; tịch thu biển số, thiết bị thay đổi biển số, Giấy đăng ký xe, Giấy chứng nhận, tem kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện, Giấy chứng nhận đăng ký xe tạm thời không đúng quy định hoặc bị tẩy xóa;

[…]

d) Thực hiện hành vi quy định tại điểm g, điểm h, điểm i, điểm k khoản 5; điểm g, điểm i khoản 7; điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ, điểm e, điểm i khoản 8; điểm c, điểm d, điểm h, điểm i khoản 9; khoản 10; điểm c khoản 12; điểm đ khoản 13 Điều này trong trường hợp chủ phương tiện là người trực tiếp điều khiển phương tiện còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe (khi điều khiển xe cơ giới), chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ (khi điều khiển xe máy chuyên dùng) từ 01 tháng đến 03 tháng; […] .”

Như vậy, trường hợp chủ xe máy sử dụng biển số giả có thể bị phạt từ 800.000 đồng đến 2.000.000 đồng. Đồng thời còn bị áp dụng hình phạt bổ sung là bị tịch thu biển số giả mạo và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Bán biển số xe máy giả bị phạt bao nhiêu tiền?

Theo Điều 29 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 16 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) quy định về xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép như sau:

“Điều 29. Xử phạt hành vi sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; sản xuất, bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ trái phép

1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi bán biển số phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không phải là biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền sản xuất hoặc không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 60.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện hành vi sản xuất biển số trái phép hoặc sản xuất, lắp ráp trái phép phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.

3. Ngoài việc bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu biển số, phương tiện sản xuất, lắp ráp trái phép.

4. Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt, cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này còn bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.”

Như vậy, hành vi bán biển số xe máy giả có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 12.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 20.000.000 đồng đến 24.000.000 đồng đối với tổ chức. Ngoài ra còn bị tịch thu biển số và buộc phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ:

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề Dùng biển số xe giả bị xử phạt như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan như Trích lục khai sinh Tp Hồ Chí Minh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Câu hỏi thường gặp:

Nhận biết biển số xe thật và biển số xe giả như thế nào?

Với các loại biển số thật (dù là biển trắng, xanh hoặc đỏ), chỗ mộc quốc huy; xung quanh ngôi sao xanh là hình tia sáng rõ nét, bao bọc là hình bông lúa, in rõ. Ở dưới hình ngôi sao là một biểu tượng như 2 hình chữ C lồng ngược vào nhau. Phía sau quốc huy cũng được dập nỗi, biển giả một vai nơi phía trước dán nỗi nhưng phía sau không có dập nỗi.

Sử dụng biển số xe giả có bị tước bằng lái không?

Hành vi sử dụng biển số xe giả có quy định về mức xử phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng. Đồng thời; biển số xe giả không do cơ quan có thẩm quyền cấp sẽ bị tịch thu; và có thể bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Trường hợp nào sản xuất biển số xe giả bị phạt cải tạo không giam giữ?

– Phạt từ 30 – 100 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng – 02 năm: Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Giao thông

Comments are closed.