Tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng

03/01/2023
Tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng
444
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Sắp tới tôi dự định sẽ chung vốn với một người bạn để mở một nhà hàng lẩu nướng. Tôi đã có tìm hiểu qua thì được biết là mở nhà hàng phải đảm bảo PCCC cho nhà hàng. Tuy nhiên tôi chưa biết tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng được quy định như thế nào? Thủ tục xin cấp giấy phép PCCC cho nhà hàng như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng

Trong thiết kế và thi công nhà hàng, xây dựng hệ thống PCCC chuẩn là một trong những hạng mục rất quan trọng mà chủ đầu tư cần lưu tâm đến bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng và tài sản. Để đảm bảo an toàn PCCC, mỗi nhà hàng cần phải tuân thủ các tiêu chuẩn khi xây dựng hệ thống PCCC như:

– Bếp nhà hàng cần xây dựng rào chắn lửa giữa các khu vực nấu ăn và các khu vực khác. Đảm bảo nguồn điện cách khu vực nấu ăn ít nhất 36 inch (1inch = 2,54cm).

– Các thiết bị, dụng cụ vật tư cần phải được lưu trữ ở khu vực ổn định, thông thoáng.

– Hệ thống điện cần phải có khả năng xử lý công suất quá tải cho nhà hàng.

– Lối cửa thoát hiểm (exit) nên sử dụng loại cửa thoát hiểm chuyên dụng, không có ổ khóa và không bị chặn bởi bất kỳ vật dụng hay thiết bị nào để thoát hiểm nhanh chóng ra ngoài khi có sự cố xảy ra.

Tuy nhiên, mỗi nhà hàng sẽ có mỗi diện tích nhà hàng khác nhau, do đó sẽ có những tiêu chuẩn về hệ thống phòng cháy chữa cháy riêng, nhằm tối ưu hóa về công năng, thẩm mỹ và giá trị sử dụng. Mặc dù vậy, mỗi tiêu chuẩn hệ thống vẫn phải tuân theo quy định về PCCC, đảm bảo tính mạng và tài sản trong quá trình sử dụng công trình.

 Các thiết bị phòng cháy chữa cháy cần trang bị cho nhà hàng

Tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng
Tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng

Để ngăn ngừa và xử lý kịp thời các tình huống hỏa hoạn, các nhà hàng cần phải trang bị các thiết bị phòng cháy chữa cháy cơ bản như sau:

Hệ thống báo động, chữa cháy tự động: là hệ thống thiết bị tự động phát hiện và thông báo địa điểm cháy, bao gồm trung tâm báo cháy, các đầu báo cháy, (tổ hợp chuông, đèn, nút ấn) và một số thiết bị ngoại vi khác. Theo quy định luật PCCC, hệ thống báo động – chữa cháy tự động cần phải kiểm tra và bảo dưỡng ít nhất 1 năm/lần.

Ngoài ra, hệ thống báo động – chữa cháy tự động cần phải được lên bản thảo thiết kế với các hạng mục khác nhằm giúp công tác PCCC được diễn ra thuận lợi nhất khi có hỏa hoạn xảy ra.

Hệ thống thoát hút khói Khu vực bếp nhà hàng:  cần trang bị ít nhất 2 lối thoát khói để hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình sử dụng. Lối thoát khói cũng chính là nơi tích tụ nhiều dầu mỡ, khí thải trong quá trình nấu nướng nên rất dễ bắt lửa khi gặp nhiệt độ cao.  Chính vì thế, chủ nhà hàng nên kiểm tra và vệ sinh hệ thống thoát hút khói 1 lần/ tháng nhằm tránh xảy ra những sự cố đáng tiếc.

Thiết bị chữa cháy cầm tay

Để xử lý triệt để ngay từ các đám cháy nhỏ, tránh lây lan và phát tán thành đám cháy lớn, chủ nhà hàng cần trang bị các thiết bị cầm tay như bình chữa cháy. Đồng thời, các thiết bị này cần phải được bố trí gắn liền với bảng nội quy và cách sử dụng bình chữa cháy đặt ở những nơi dễ thấy nhằm giúp xử lý tình huống kịp thời và nhanh chóng

Tiêu chuẩn thiết kế và lắp đặt hệ thống chữa cháy nhà bếp

-Tất cả các thành phần hệ thống cần được liệt kê, dán nhãn và cài đặt theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

-Hệ thống chữa cháy hóa chất phải tuân theo tiêu chuẩn UL300.

-Các thiết bị nấu nướng, máy hút mùi và ống xả nhánh được kết nối trực tiếp với máy hút mùi phải được bảo vệ bởi hệ thống chữa cháy.

-Tất cả các vòi phun được sử dụng để bảo vệ nồi chiên phải được kiểm tra theo tiêu chuẩn UL199E.

-Đường ống, ống xả phải được làm từ các vật liệu phù hợp với yêu cầu của nhà sản xuất.

-Đường ống mạ kẽm không được phép sử dụng trừ khi nhà sản xuất liệt kê chúng trong thiết bị được dùng.

-Tất cả các hệ thống dây điện và thiết bị phải được lắp đặt theo tiêu chuẩn NFPA 70: 2008.

-Tất cả các bình chứa hóa chất chữa cháy phải được đặt ở nơi có thể kiểm tra, bảo trì.

-Tất cả các bình chứa hóa chất chữa cháy phải được đặt gần mối nguy hiểm, các khu vực mà chúng bảo vệ nhưng không phải nơi chúng có thể tiếp xúc với lửa hoặc vụ nổ khi có hỏa hoạn.

-Vòi phun hóa chất chữa cháy phải làm từ vật liệu không cháy, chống ăn mòn và phải được đánh dấu vĩnh viễn để nhận dạng.

-Tất cả các vòi phun phải có nắp hoặc các thiết bị phù hợp khác để có thể mở, đóng khi cần thiết.

-Vòi phun phải có bộ lọc bên trong hoặc bộ lọc ở ngay đầu nguồn của vòi phun.

-Hệ thống phải được kích hoạt bằng cả 2 cách tự động và thủ công.

-Thiết bị kích hoạt hệ thống chữa cháy thủ công phải được đặt tại hoặc gần cửa ra vào khu vực nhà bếp.

-Lệnh thao tác phải được cung cấp cho van thủ công.

-Hệ thống phải được kết nối với nguồn cung cấp nhiên liệu/ điện để hệ thống có thể tự động tắt cung cấp nhiên liệu/ điện cho các thiết bị nấu ăn.

-Việc cung cấp lại nhiên liệu/ điện cho các thiết bị nhà bếp phải được thực hiện thủ công.

-Nếu các thiết bị báo cháy được lắp đặt trong tòa nhà, việc kết nối với các thiết bị báo cháy sẽ được thực hiện theo tiêu chuẩn NFPA 72: 2007.

-Phải có chỉ báo âm thanh hoặc hình ảnh để nhận biết hệ thống đang sẵn sàng hoặc cần sạc lại.

-Phải có ít nhất một đầu dò nhiệt được lắp đặt trong mỗi ống xả.

-Các đầu dò phải được lắp đặt trên mỗi thiết bị nấu ăn theo danh sách của nhà sản xuất.

-Các đầu dò nhiệt dễ bị hỏng cũng phải được đặt tại mỗi kết nối ống dẫn đến ống thông thường.

Thủ tục xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng

Chuẩn bị và nộp hồ sơ

Cá nhân có trách nhiệm tiến hành chuẩn bị hồ sơ PCCC theo những tài liệu, giấy tờ đã cung cấp ở trên.

Chuẩn bị hồ sơ là một khâu quan trọng, đặt nền móng đầu tiên cho quá trình hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy một cách thuận tiện và trơn tru nhất.

Cung cấp đầy đủ giấy tờ ngay từ đầu giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa thời gian, công sức và thậm chí là kinh phí của mình.

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ

Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận PCCC bao gồm:

-Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;

-Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh;

-Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh.

Thực hiện theo hướng dẫn, yêu cầu của đơn vị chức năng có thẩm quyền khi có thanh tra thực tế

Theo đó, nội dung  thanh tra thực tế kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy gồm:

-Điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với nhà hàng được quy định tại Điều 6 Nghị định 136/2020/NĐ-CP;

Cơ quan có trách nhiệm thanh tra, kiểm tra an toàn về phòng cháy chữa cháy bao gồm những chủ thể như sau:

-Chủ nhà hàng có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên về an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình; định kỳ 06 tháng gửi báo cáo kết quả kiểm tra về cơ quan Công an quản lý trực tiếp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả kiểm tra;

-Cơ quan Công an có trách nhiệm kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy định kỳ 06 tháng một lần đối với các cơ sở thuộc danh mục quy định tại Phụ lục II, Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP; kiểm tra đột xuất khi phát hiện các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP hoặc vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy mà có nguy cơ phát sinh cháy, nổ hoặc phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự theo văn bản chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý.

Nhận kết quả hồ sơ

Căn cứ theo ngày hẹn trên phiếu biên nhận hồ sơ, cá nhân, tổ chức đến nơi nộp hồ sơ để nhận kết quả.

Chủ thể nộp đơn sẽ nhận được kết quả là Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và đóng dấu “Đã thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy” vào các bản vẽ hoặc văn bản trả lời về giải pháp phòng cháy và chữa cháy đối với thiết kế cơ sở, dự án thiết kế quy hoạch hoặc văn bản chấp thuận địa điểm xây dựng công trình.

Thông tin liên hệ với Luật sư 247

Vấn đề “Tiêu chuẩn PCCC cho nhà hàng” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tạm ngưng công ty vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.  Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

Câu hỏi thường gặp

Những biên pháp PCCC cho nhà hàng

– Báo động
– Cúp cầu dao điện
– Dùng thiết bị chữa cháy tại chỗ
– Điện thoại 114 – dội chữa cháy chuyên nghiệp

Cơ quan cấp phép phòng cháy chữa cháy?


Theo quy định tại Khoản 5 điều 7 Thông tư 66/2014/TT-BCA thì Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy cấp tỉnh, Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đối với các dự án đầu tư xây dựng công trình. Chủ nhà hàng khi nộp hồ sơ nên lưu ý nộp hồ sơ đúng cơ quan có thẩm quyền để không phải bị trả hồ sơ, kéo dài thời gian cấp giấy phép.

Phí xin giấy phép phòng cháy chữa cháy cho nhà hàng?

Chủ nhà hàng khi tiến hành thủ tục duy thì cần thiết phải trả một khoản phí cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các mức phí liên quan đến thẩm định phê duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy được quy định cụ thể tại Thông tư 258/2016 TT-BTC. Theo Điều 5 Thông tư này thì mức phí tối thiếu cho một dự án là 500.000 đồng và tối đa là 150.000.000 đồng/dự án.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.