Hiện nay, nhiều người chủ lựa chọn hình thức kinh doanh là hộ kinh doanh, bởi mô hình này phù hợp với quy mô kinh doanh nhỏ gọn và dễ dàng quản lý, theo đó mà hình thức kinh doanh này ngày càng phổ biến. Vậy thắc mắc mà nhiều bạn đọc quan tâm và gửi đến Luật sư 247 rằng hộ kinh doanh có cần giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy như những loại hình doanh nghiệp khác hay không? Và quy định về phương án phòng cháy chữa cháy hộ kinh doanh năm 2023 như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng thông tin bài viết sẽ mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy là gì?
Giấy phép phòng cháy chữa cháy (hay Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế phòng cháy chữa cháy) là tài liệu pháp lý chứng minh đối tượng được cấp đã đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật.
Hộ kinh doanh có cần giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy không?
Không phải bất cứ cơ sở kinh doanh nào, pháp luật cũng đòi hỏi hộ kinh doanh phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Tại Phụ lục 1 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của Chính phủ có liệt kê các loại cơ sở. Như vậy, nếu hộ kinh doanh của bạn là các cơ sở thuộc loại dưới đây thì phải tuân thủ và đáp ứng được các điều kiện phòng cháy chữa cháy theo quy định:
- Nhà trẻ, trường mẫu giáo, mầm non; Cơ sở giáo dục thường xuyên; Cơ sở giáo dục khác được thành lập theo Luật Giáo dục.
- Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa, cơ sở y tế khác được thành lập theo luật khám bệnh, chữa bệnh
- Cơ sở kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường; quán bar, câu lạc bộ, thẩm mỹ viện, kinh doanh dịch vụ xoa bóp.
- Cửa hàng điện máy, siêu thị; cửa hàng bách hóa; cửa hàng tiện ích; nhà hàng, cửa hàng ăn uống
- Khách sạn, nhà khách, nhà nghỉ; nhà trọ, cơ sở lưu trú khác được thành lập theo Luật Du lịch.
- Trung tâm thể dục, thể thao; cơ sở thể thao khác được thành lập theo Luật Thể dục, thể thao;
- Bảo tàng, thư viện; nhà triển lãm; nhà trưng bày, nhà lưu trữ, nhà sách, nhà hội chợ; cơ sở tôn giáo.
- Cửa hàng kinh doanh, sửa chữa, bảo dưỡng ô tô, mô tô, xe gắn máy.
- Gara để xe ô tô, bãi trông giữ xe được thành lập theo quy định của pháp luật.
- Cửa hàng kinh doanh xăng dầu, cửa hàng kinh doanh chất lỏng dễ cháy; cửa hàng kinh doanh khí đốt.
- Hầm có hoạt động sản xuất, bảo quản, sử dụng chất cháy, nổ; kho hàng hóa vật tư cháy được hoặc hàng hóa, vật tư không cháy đựng trong các bao bì cháy được; bãi chứa hàng hóa, vật tư, phế liệu có diện tích từ 500m2 trở lên.
- Nhà để ở kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy, hàng hóa đựng trong bao bì cháy được của hộ gia đình.
Theo đó, có một số hộ kinh doanh không thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy như: Cửa hàng salon tóc, tiệm may vá, các loại hình kinh doanh dịch vụ tại nhà, giao hàng… vì không phải cơ sở được liệt kê ở trên.
Còn những hộ kinh doanh cửa hàng ăn uống, bách hóa, siêu thị … thuộc các cơ sở nêu trên thì cần phải có giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy.
Tuy nhiên nếu hộ kinh doanh hoạt động trong phạm vi một cơ sở đã đảm bảo điều kiện an toàn về phòng cháy chữa cháy theo quy định pháp luật thì sẽ không phải xin lại giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, mà chỉ cần thực hiện những nội dung sau:
- Bảo đảm có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Sử dụng thiết bị điện, sinh lửa, sinh nhiệt, nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy;
- Cử người tham gia đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở;
- Phối hợp với người đứng đầu cơ sở thực hiện, duy trì điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý của mình.
Vì vậy, trước khi thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, sẽ cần đối chiếu xem hộ kinh doanh của mình có thuộc những cơ sở đã liệt kê ở trên, địa điểm kinh doanh có nằm trong phạm vi một cơ sở đã đảm bảo được điều kiện PCCC hay không.
Điều kiện cấp phòng cháy chữa cháy đối với hộ kinh doanh
Để được nhận giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, cơ sở sản xuất kinh doanh có nguy hiểm về cháy nổ được pháp luật chỉ rõ phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy. Cụ thể như sau:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp trạm biến áp được vận hành tự động;
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định 136/2020/NĐ-CP, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
Hồ sơ cấp phòng cháy chữa cháy đối với hộ kinh doanh
Để được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy, chủ hộ kinh doanh có trách nhiệm cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm những tài liệu sau:
- Đơn đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đã đủ điều kiện về phòng cháy, chữa cháy.
- Giấy chứng nhận thẩm quyền về phòng cháy và chữa cháy (bản sao có công chứng chứng thực)
- Văn bản nghiệm thi về việc phòng cháy, chữa cháy đối với những cơ sở mới cải tạo hay mới xây dựng
- Biên bản kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở (bản sao công chứng chứng thực)
- Bản thống kê toàn bộ những phương tiện phòng cháy, chữa cháy và các phương tiện cứu người đã trang bị
- Các phương án chữa cháy của hộ kinh doanh
- Quyết định của hộ kinh doanh cá thể về việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy cơ sở
- Danh sách cá nhân đã qua đợt huấn luyện về việc phòng cháy, chữa cháy.
Phương án phòng cháy chữa cháy hộ kinh doanh như thế nào?
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở như sau:
– Thứ nhất, Cơ sở thuộc danh mục cơ sở do cơ quan Công an quản lý phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
- Có nội quy, biển cấm, biển báo, sơ đồ hoặc biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy, thoát nạn phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có lực lượng phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tương ứng với loại hình cơ sở, được huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy và tổ chức sẵn sàng chữa cháy đáp ứng yêu cầu chữa cháy tại chỗ theo quy định, trừ trường hợp quy định tại điểm g khoản 3 Điều 31 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
- Có phương án chữa cháy được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Hệ thống điện, chống sét, chống tĩnh điện, thiết bị sử dụng điện, sinh lửa, sinh nhiệt, việc sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu về phòng cháy, chữa cháy và truyền tin báo sự cố, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đối với dự án, công trình thuộc danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự.
– Thứ hai, Cơ sở thuộc danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý phải bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy sau đây:
- Các điều kiện quy định tại các điểm a, c và điểm d khoản 1 Điều này; trường hợp cơ sở thuộc danh mục cơ sở do Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý phải có Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế và văn bản thẩm duyệt thiết kế (nếu có) và văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy;
- Có hệ thống giao thông, cấp nước, thông tin liên lạc phục vụ chữa cháy, hệ thống báo cháy, chữa cháy, ngăn cháy, ngăn khói, thoát nạn, phương tiện phòng cháy và chữa cháy khác, phương tiện cứu người bảo đảm về số lượng, chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy hoặc theo quy định của Bộ Công an;
- Có quy định và phân công chức trách, nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy. Người làm nhiệm vụ phòng cháy và chữa cháy phải được huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 33 Nghị định 136/2020/NĐ-CP.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Có thể xin cấp hộ chiếu phổ thông lần đầu ở bất kỳ tỉnh thành nào?
- Mới 19 tuổi thì có thể bảo lĩnh cho bị can trong vụ án hình sự hay không?
- Thi hành án tử hình, thân nhân có được hỗ trợ chi phí mai táng?
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật dân sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Phương án phòng cháy chữa cháy hộ kinh doanh năm 2023 như thế nào?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là dịch vụ tư vấn pháp lý về đăng ký mã số thuế cá nhân mới nhất… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy bao gồm:
Cục cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ;
Cảnh sát phòng cháy chữa cháy cấp tỉnh;
Phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ công an cấp tỉnh;
Trên thực tế khi có cháy nổ xảy ra nhiều hộ kinh doanh lại không trang bị đẩy đủ các thiết bị cần thiết và không tuân thủ theo đúng quy chuẩn an toàn PCCC. Việc thiệt hại và tính mạng và tài sản xảy ra không phải là điều khó hiểu.
Chính vì thế, ngay khi bắt đầu kinh doanh theo hình thức này thì cần phải tìm hiểu quy định về phòng cháy chữa cháy và phải xin cấp Giấy phép nếu thuộc trường hợp bắt buộc.
Khi kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy có những hoạt động:
– Tư vấn thiết kế, tư vấn thẩm định, tư vấn giám sát; tư vấn kiểm tra, kiểm định kỹ thuật; thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy; tư vấn chuyển giao công nghệ phòng cháy và chữa cháy; sản xuất, lắp ráp phương tiện, thiết bị phòng cháy và chữa cháy;
– Huấn luyện, hướng dẫn về nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy;
– Kinh doanh phương tiện, thiết bị, vật tư phòng cháy và chữa cháy.