Có thể thấy rằng, bê cạnh các thủ tục hành chính như: Trích lục giấy khai sinh, hay xác nhận tình trạng hôn nhân; Thì các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai luôn là mối quan tâm của nhiều người. Vậy nếu có trành chấp đất đai thì giải quyết như thế nào? Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đai sẽ ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật đất đai
Bộ Luật tố Tụng Dân sự
Nội dung tư vấn
Tranh chấp đất đai là gì?
Theo khoản 24 Điều 3 Luật Đất đai ban hành năm 2013, tranh chấp đất đai là dạng tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất giữa hai hay nhiều bên trong quan hệ đất đai.
Đây là dạng tranh chấp phức tạp và thường xảy ra nhất. Do đó, trước khi giải quyết kiểu tranh chấp này, chúng ta cần xác định được các dạng tranh chấp đất đai phổ biến, thường xảy ra hiện nay.
Các dạng tranh chấp đất đai
Chủ yếu có 3 dạng tranh về chấp đất đai như sau:
Dạng 1: Tranh chấp về quyền sử dụng đất
Đây là dạng tranh chấp giữa các bên với nhau về việc ai có quyền sử dụng hợp pháp đối với một mảnh đất nào đó. Dạng tranh chấp này thường gặp các loại tranh chấp như sau:
- Tranh chấp giữa những người sử dụng chung ranh giới giữa các vùng đất, có thể là tranh chấp ngõ đi hay ranh giới đất liền kề.
- Tranh chấp quyền sử dụng đất liên quan đến tranh chấp về địa giới hành chính.
- Tranh chấp đòi lại đất hoặc tài sản gắn liền với đất.
Có 3 dạng tranh chấp đất đai chính
Dạng 2: Tranh chấp về quyền, nghĩa vụ phát sinh trong quá trình sử dụng đất
Dạng tranh chấp này xảy ra khi các chủ thể thực hiện những giao dịch dân sự về quyền sử dụng đất như:
- Tranh chấp về quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng chuyển nhượng.
- Cho thuê hoặc sử dụng đất tranh chấp liên quan đến việc giải phóng mặt bằng, tái định cư,…
Dạng 3: Tranh chấp về mục đích sử dụng đất
So với hai dạng tranh chấp trên thì dạng này ít gặp hơn. Dạng tranh chấp này liên quan đến việc xác định mục đích sử dụng đất là gì? Tranh chấp này thường xảy ra khi chủ thể sử dụng đất sai mục đích khi được Nhà nước giao hoặc cho thuê đất. Vậy Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đai như thế nào?
Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đai như thế nào?
Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất bao gồm các bước sau:
Bước 1: Xác định điều kiện khởi kiện
Xác định Tòa án có thẩm quyền giải quyết và xét xử trong mỗi vụ án trong việc xác định thẩm quyền theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự, cụ thể như sau:
- Xác đinh vụ việc có thuộc 1 trong các loại việc theo quy định.
- Xác định vụ việc có đúng với cấp Tòa án có thẩm quyền giải quyết.
- Việc xác định được thời hiệu để khởi kiện, đánh giá về việc những người khởi kiện có còn đủ điều kiện khởi kiện theo quy định của pháp luật hay không
Bước 2: Thu thập tài liệu, chứng cứ chuẩn bị khởi kiện
Chúng ta sẽ thu thập chứng cứ để xác định các điều kiện khởi kiện vụ án tranh chấp về các quyền sử dụng đất, chứng minh quyền khởi kiện cũng như để bảo vệ quyền và có lợi ích trong quá trình tham gia tố tụng
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ khởi kiện tranh chấp đất đai
Lập hồ sơ khởi kiện để nguyên đơn nộp cho cơ quan Tòa án khi khởi kiện vụ án và các vấn đề khác liên quan. Nội dung cụ thể của hồ sơ khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền sử dụng đất bao gồm các loại giấy tờ như sau:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc một trong các giấy tờ theo quy định pháp luật Đất đai;
- Giấy tờ hợp pháp về thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất hoặc tài sản gắn liền với đất;
- Giấy tờ chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở gắn liền với đất
- Giấy tờ thanh lý, hóa giá nhà ở gắn liền với đất ở thuộc chế độ cũ cấp cho người sử dụng đất;
- Các giấy tờ xác nhận của cơ quan có thẩm quyền: Quyết định cấp đất. bản án, quyết định của Tòa án… ( Trong trường hợp chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);
- Quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của cơ quan nhà nước cớ thẩm quyền đã được thi hành;
- Giấy tờ về quyền sử dụng đất đai trước ngày 15/10/1993 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp trong
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp hoặc có tên trong sổ đăng ký ruộng đấy, sổ địa chính;
- Các biên bản giải quyết của cơ quan chức năng…
- Biên bản hòa giải tại xã, phường.
- Bản án hoặc quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định thi hành án của cơ quan thi hành án;
Bước 4: Nộp hồ sơ khởi kiện tại Tòa án
Thủ tục khởi kiện tranh chấp quyền sử dụng đất tại tòa án, bao gồm các hình thức như: Nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc Nộp đơn khởi kiện tới Tòa án qua đường bưu điện và vấn đề nộp tiền tạm ứng án phí.
Bước 5: Thực hiện các thủ tục cần thiết sau khi Tòa án ra thông báo thụ lý vụ án
Hòa giải tại Tòa án;
Viết Bản tự khai;
Tham gia phiên Tòa khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử và các vấn đề khác liên quan
Thông tin liên hệ Luật Sư
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục khởi kiện vụ án tranh chấp quyền sử dụng đất đai. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp:
Trong trường hợp hai bên không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên bạn có thể gửi đơn kiện đến Tòa án nhân dân có thẩm quyền hoặc nộp đơn yêu cầu đến UBND huyện yêu cầu giải quyết tranh chấp.
Còn nếu đã có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải giải quyết tại Tòa án. Khi đó các bạn nộp đơn khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện.
Hòa giải là một biện pháp truyền thống để giải quyết các tranh chấp trong đời sống xã hội, hòa giải tranh chấp đất đai là quá trình tự nguyện khi các bên tranh chấp cùng thỏa thuận để đạt tới một giải pháp đồng thuận với sự giúp đỡ của bên trung gian là Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.
Theo Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ-HĐTP quy định đối với tranh chấp về quyền sử dụng đất mà chưa được hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp thì được xác định là chưa có đủ điều kiện khởi kiện. Thủ tục hòa giải đối với tranh chấp liên quan đến quyền sử dụng đất là thủ tục bắt buộc trước khi tiến hành khởi kiện. Đối với tranh chấp đất đai thì thủ tục hòa giải là cần thiết để đảm bảo quyền lợi cho mỗi bên.