Đối tượng tự ý lập chốt thu tiền bất hợp pháp bị xử lý như thế nào?

18/09/2021
Thu tiền bất hợp pháp
566
Views

Theo quy định hiện hành, đối tượng tự ý lập chốt thu tiền bất hợp pháp tại Quảng Ninh có thể bị xử lý hình sự về tội gì? Hãy cùng phòng tư vấn luật hình sự của Luật sư 247 tìm hiểu nhé.

Tóm tắt vụ việc:

Theo cơ quan công an, vào khoảng 9h30p ngày 17/9, Công an huyện Quảng Ninh nhận được tin báo của người dân ở các xã Hàm Ninh, Võ Ninh, Lương Ninh và thị trấn Quán Hàu phản ánh, tại đường liên xã Võ Ninh – Hàm Ninh có đối tượng Lê Văn Hải tự ý lập chốt, chặn các phương tiện ô tô, xe máy của người đi đường đe dọa, thu tiền bất hợp pháp.

Nhận được tin báo, Công an huyện Quảng Ninh nhanh chóng triển khai lực lượng nắm tình hình và thu thập tài liệu để làm rõ.

Căn cứ pháp luật

Bộ luật hình sự 2015.

Nội dung tư vấn

Đối tượng tự ý lập chốt thu tiền bất hợp pháp có thể bị xử lý hình sự về tội gì?

Căn cứ điều 170 bộ luật hình sự 2015; quy định về tội cưỡng đoạt tài sản như sau:

Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

Như vậy, với hành vi tự ý ý lập chốt, chặn các phương tiện ô tô, xe máy của người đi đường đe dọa, thu tiền bất hợp pháp. Đối tượng có thể phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.

Các yếu tố cấu thành tội cưỡng đoạt tài sản

Mặt khách quan

Thể hiện ở hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản.

Về hành vi đe dọa sẽ dùng vũ lực là hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản.

Về hành vi dùng thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi đe dọa sẽ làm một việc gây thiện hại về tài sản, danh dự, uy tín nếu người bị uy hiếp không thỏa mãn yêu cầu chiếm đoạt tài sản của người phạm tội.

Lưu ý, tội cưỡng đoạt tài sản là tội có cấu thành hình thức và được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi phân tích ở trên chứ không phụ thuộc vào việc có chiếm đoạt được tài sản hay không.

Mặt chủ quan

Tội phạm được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích chiếm đoạt tài sản là yếu tố bắt buộc của cấu thành tội phạm này.

Khách thể của tội phạm

Khách thể của tội cưỡng đoạt tài sản cùng lúc xâm hại đến hai khách thể (quan hệ sở hữu và quan hệ nhân thân), nhưng chủ yếu là quan hệ sở hữu. Trong đó, việc xâm hại đến quan hệ nhân thân không phải mục đích của tội phạm mà chỉ đe dọa tinh thần làm cho người bị cưỡng đoạt phải giao tài sản.

Đối tượng tự ý lập chốt thu tiền bất hợp pháp bị phạt bao nhiêu năm tù

Khung hình phạt cho tội cưỡng đoạt tài sản

– Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

+ Có tổ chức;

+ Có tính chất chuyên nghiệp;

+ Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

+ Tái phạm nguy hiểm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

+ Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

+ Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.

Mức phạt tù đối tượng có thể phải gánh chịu

Với hành vi tự ý lập chốt, chặn các phương tiện ô tô, xe máy của người đi đường đe dọa, thu tiền bất hợp pháp giữa tình hình dịch bệnh như hiện nay. Đối tượng có thể phải chịu mức phạt tù từ 03-10 năm tù quy định tại khoản 2 điều 170 bộ luật hình sự 2015 hoặc mức phạt tù từ 07-15 năm quy định tại khoản 3 điều luật này.

Trên đây chỉ là những nội dung mang tính tham khảo, để biết được khung hình phạt cụ thể mà đối tượng phải gánh chịu cần phải đợi quyết định của Tòa án.

Xem thêm:

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi. Hy vọng bài viết bổ ích với bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ của Luật sư 247: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hình phạt bổ sung giành cho đối tượng thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản?

Đối tượng tự ý lập chốt để thu tiền bất hợp pháp ngoài hình phạt tù còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Khi nào thì hành vi của đối tượng tự ý lập chốt thu tiền bất hợp pháp chuyển hóa thành tội cướp tài sản?

ành vi của đối tượng có thể chuyển hóa thành tội cướp tài sản trong trường hợp: Người phạm tội không chỉ dừng lại ở hành vi thể hiện thái độ, cử chỉ, lời nói tạo cho người bị đe dọa cảm giác sợ và tin rằng người phạm tội sẽ dùng bạo lực nếu không để cho lấy tài sản mà dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được.

Người dưới 18 tuổi thực hiện hành vi cưỡng đoạt tài sản có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ điều 12 bộ luật hình sự 2015; quy định về tuổi chịu trách nhiệm hình sự như sau:
– Đối với trường hợp người phạm tội trên 16 tuổi thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản.
– Trường hợp người thực hiện hành vi phạm tội là người dưới 16 tuổi thì không phải chịu trách nhiệm hình sự .

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận