Xin chào Luật sư 247. Hiện tại tôi đang có dự định sẽ làm di chúc phân chia tài sản của mình nhưng tôi có thắc mắc liên quan đến vấn đề hủy di chúc. Tôi có thắc mắc rằng di chúc có hủy được không khi đã công chứng? Khi người lập di chúc không còn minh mẫn tôi lo sợ bên giữ di chúc hủy rồi tự lập di chúc khác được không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.
Căn cứ pháp lý
Di chúc có hủy được không theo quy định năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại Điều 640 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc như sau:
Sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc
1. Người lập di chúc có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
2. Trường hợp người lập di chúc bổ sung di chúc thì di chúc đã lập và phần bổ sung có hiệu lực pháp luật như nhau; nếu một phần của di chúc đã lập và phần bổ sung mâu thuẫn nhau thì chỉ phần bổ sung có hiệu lực pháp luật.
3. Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 64 Luật Công chứng 2014 quy định về chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng như sau:
Chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng
2. Bản chính văn bản công chứng và các giấy tờ khác trong hồ sơ công chứng phải được lưu trữ ít nhất là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng; trường hợp lưu trữ ngoài trụ sở thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của Sở Tư pháp.
Theo quy định đó, khi bản di chúc mà bạn đã lập có giá trị pháp lý thì chỉ có bạn mới có quyền thay đổi hay hủy bỏ di chúc. Người giữ di chúc hoàn toàn không có quyền này.
Bên cạnh đó, khi di chúc đã được công chứng thì tổ chức hành nghề công chứng cũng đã lưu trữ hồ sơ, thời hạn lưu trữ là 20 năm tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng theo quy định tại khoản 2 Điều 64 nêu trên.
Vì vậy, trong trường hợp này bạn không cần lo lắng trong trường hợp người giữ di chúc hủy bỏ và lập di chúc khác bởi bản di chúc đó sẽ không có giá trị pháp lý. Nếu họ hủy di chúc thì phía tổ chức hành nghề công chứng vẫn lưu trữ hồ sơ gốc để đối chiếu.
Thủ tục hủy bỏ di chúc thế nào?
Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể về thủ tục hủy bỏ di chúc mà chỉ có quy định về các phương thức hủy bỏ di chúc, như:
– Người lập di chúc không thừa nhận giá trị của di chúc do mình lập trước đó có thể hủy bỏ di chúc bằng hành vi cụ thể để tiêu hủy toàn bộ di chúc đã được lập.
– Người để lại di chúc đã định đoạt một tài sản bằng di chúc nhưng sau đó lại định đoạt đối với tài sản bằng hành vi pháp lý khác như tặng cho, mua bán, cầm cố thế chấp,… cũng được xem là hủy bỏ gián tiếp đối với di chúc đã lập.
Nếu có tranh chấp hủy bỏ di chúc thì thủ tục giải quyết như sau:
Vì di chúc là một giao dịch dân sự nên tranh chấp hủy bỏ di chúc được xem là tranh chấp về giao dịch dân sự. Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu Tòa án thấy đúng thẩm quyền giải quyết của mình thì Thẩm phán sẽ gửi thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.
Sau đó, tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án; xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).
Nghĩa vụ của người giữ di chúc được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 641 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về gửi giữ di chúc như sau:
Gửi giữ di chúc
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ hoặc gửi người khác giữ bản di chúc.
2. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng lưu giữ bản di chúc thì phải bảo quản, giữ gìn theo quy định của Bộ luật này và pháp luật về công chứng.
3. Người giữ bản di chúc có nghĩa vụ sau đây:
a) Giữ bí mật nội dung di chúc;
b) Giữ gìn, bảo quản bản di chúc; nếu bản di chúc bị thất lạc, hư hại thì phải báo ngay cho người lập di chúc;
c) Giao lại bản di chúc cho người thừa kế hoặc người có thẩm quyền công bố di chúc, khi người lập di chúc chết. Việc giao lại bản di chúc phải được lập thành văn bản, có chữ ký của người giao, người nhận và trước sự có mặt của ít nhất hai người làm chứng.
Theo quy định nêu trên, ngoài tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc có thể gửi người khác giữ bản di chúc. Người giữ bản di chúc có các nghĩa vụ được quy định tại khoản 3 Điều 641 nêu trên.
Người hủy di chúc có được quyền hưởng di sản thừa kế không?
Căn cứ tại Điều 621 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người không được quyền hưởng di sản như sau:
Người không được quyền hưởng di sản
1. Những người sau đây không được quyền hưởng di sản:
a) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe hoặc về hành vi ngược đãi nghiêm trọng, hành hạ người để lại di sản, xâm phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của người đó;
b) Người vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ nuôi dưỡng người để lại di sản;
c) Người bị kết án về hành vi cố ý xâm phạm tính mạng người thừa kế khác nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ phần di sản mà người thừa kế đó có quyền hưởng;
d) Người có hành vi lừa dối, cưỡng ép hoặc ngăn cản người để lại di sản trong việc lập di chúc; giả mạo di chúc, sửa chữa di chúc, hủy di chúc, che giấu di chúc nhằm hưởng một phần hoặc toàn bộ di sản trái với ý chí của người để lại di sản.
2. Những người quy định tại khoản 1 Điều này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc.
Theo đó, người hủy di chúc sẽ không được quyền hưởng di sản thừa kế. Tuy nhiên, nếu người để lại di sản thừa kế đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc thì họ vẫn được quyền hưởng di sản thừa kế.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Mẫu đề tài chiến sỹ thi đua cấp cơ sở mới nhất
- Mẫu đơn kiện đòi lại đất mới nhất
- Mẫu bài thu hoạch nghị quyết 13 của đảng – Tải xuống và xem trước
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Di chúc có hủy được không theo quy định năm 2022?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như dịch vụ thám tử theo dõi chồng ngoại tình… Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833102102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Câu hỏi thường gặp:
Ngoài chủ thể lập di chúc, không ai đương nhiên có quyền hủy bỏ di chúc. Trường hợp, sau khi người lập di chúc chết, các bên có căn cứ cho rằng di chúc không hợp pháp vẫn có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Các trường hợp di chúc bị hủy bỏ:
Đặc thù đối với di chúc miệng thì sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị hủy bỏ.
Các di chúc được lập bằng văn bản, người lập di chúc có quyền hủy bỏ di chúc đã lập vào bất cứ lúc nào.
Trường hợp người lập di chúc thay thế di chúc bằng di chúc mới thì di chúc trước bị hủy bỏ.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc như sau:
Nếu phát hiện di chúc hiện đang áp dụng cho việc phân chia di sản thừa kế vô hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp thì được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.
Tòa án tiến hành xét xử sơ thẩm vụ án;
Xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị).