Trích lục đất là gì?

22/11/2022
Trích lục đất là gì
469
Views

Đất đai là vấn đề nhạy cảm và hay xảy ra tranh chấp. Thực tế cho thấy rằng, có rất nhiều vụ tranh chấp đất đai xảy ra, từ những hành vi tranh chấp đất đai lại phát sinh thêm các hành vi vi phạm pháp luật khác, thậm chí là bị xử lý hình sự. Trong một số trường hợp, để có thể tiến hành các thủ tục pháp lý với đất đai thuộc quyền sử dụng của mình thì chúng ta cần phải xin trích lục thửa đất. Trích lục đất là gì? Những trường hợp nào cần phải xin trích lục thửa đất. Vì sao chúng ta cần phải trích lục thửa đất? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu câu trả lời cho những câu hỏi trên qua bài viết sau đây nhé!

Căn cứ pháp lý

Trích lục đất là gì?

Trích lục thửa đất hay trích lục bản đồ địa chính được hiểu là việc sao chép lại thông tin của một thửa đất bao gồm: kích thước, hình dáng, vị trí,…

Những thông tin này giúp cơ quan Nhà nước có thể quản lý đất đai một cách thuận tiện hơn và hỗ trợ giải quyết những tranh chấp phát sinh. Trích lục lửa đất cũng sẽ giúp người sử dụng đất có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan.

  • Bản đồ địa chính thể hiện các thửa đất và thông tin địa lý có liên quan, lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.”
  • Còn trích lục là sự rút ra từng phần và sao lại thông tin.

Như vậy, trích lục thửa đất có thể hiểu là việc lấy ra một phần hoặc toàn bộ thông tin hoặc sao y bản chính của một hay nhiều thửa đất và các yếu tố địa lý của thửa đất đó dựa trên hồ sơ, giấy tờ gốc đã có.

Vì sao cần phải trích lục thửa đất?

Như đã nói ở trên, trích lục thửa đất không chỉ giúp cơ quan nhà nước quản lý tốt đất đai mà còn giúp giải quyết những tranh chấp liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó trích lục thửa đất còn đóng vai tròn quan trọng trong những trường hợp sau:

  • Trường hợp đất chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo thửa đất: Nếu mảnh đất bạn đang sở hữu chưa có bản đồ địa chính và chưa có trích đo địa chính thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích đo địa chính thửa đất hoặc trích lục bản đồ địa chính đối với mảnh đất đó. Điều này được quy định tại khoản 3 điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP.
  • Trường hợp giữa những người sử dụng đất xảy ra tranh chấp về quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản liên quan: Khi xảy ra trách chấp, hai bên sẽ yêu cầu cơ quan chức năng có trách nhiệm cấp trích lục bản đồ địa chính.
  • Trường hợp thực hiện các quyền của người sử dụng đất, như chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…Khi thực hiện những quyền này của người sử dụng đất thì việc trích lục thửa đất cũng sẽ được cơ quan có trách nhiệm thực hiện.
  • Trường hợp người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu đến cơ quan nhà nước quản lý về đất đai: Theo Điểm d khoản 1 điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định nếu trong quá trình xin giao đất, thuê đất, người dân có yêu cầu trích đo địa chính thửa đất thì cơ quan tài nguyên và môi trường phải có trách nhiệm thực hiện điều này.
  • Trường hợp ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất: Khi ranh giới đất bị mờ hoặc bị mất thì cơ quan nhà nước quản lý về đất đai sẽ thông qua trích lục bản đồ địa chính để xác định giới hạn của từng thửa đất.
  • Trường hợp cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất cho người sử dụng đất, đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất,…Khi cơ quan nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, và những quyền khác có liên quan cho người sử dụng thì sẽ thực hiện việc trích lục thửa đất.

Cách trích lục bản đồ địa chính đất đai

Thủ tục trích lục thửa đất

Để có thể thực hiện việc trích lục thửa đất thì bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm:

  • Phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Hợp đồng/văn bản yêu cầu về trích lục thửa đất;
  • Giấy tờ về sử dụng đất và các giấy tờ liên quan (bản sao);
  • Giấy tờ chứng minh nhân thân.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ xin trích lục thửa đất

  • Với tổ chức: Nộp tại Văn phòng đăng ký đất đai
  • Với cá nhân: Nộp tại Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai;

Nộp phiếu yêu cầu tại văn phòng/chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Bước 2: Kiểm tra và thẩm định hồ sơ -> Tiếp nhận và giải quyết

Khi nhận được phiếu yêu cầu hợp lệ thì văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

– Cung cấp trích lục bản đồ cho người có yêu cầu;

– Thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân (nếu có);

– Nếu từ chối cung cấp thông tin phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Lưu ý một số trường hợp không cung cấp thông tin, dữ liệu gồm:

– Phiếu yêu cầu có nội dung không rõ ràng, cụ thể;

– Phiếu yêu cầu cung cấp thông tin không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân;

– Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định pháp luật;

– Người yêu cầu không thực hiện nghĩa vụ tài chính (không trả phí nếu thuộc trường hợp phải nộp).

Điều này được thực hiện tại Văn phòng đăng ký đất đai, văn phòng này sẽ có trách nhiệm trích lục, trích đo thửa đất, khu đất ở nơ chưa có bản đồ địa chính. Hoặc có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi, cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.

Bước 3: Hoàn thành các nghĩa vụ tài chính và nhận kết quả

Sau khi đóng các khoản phí theo yêu cầu thì người yêu cầu được nhận kết quả trong thời gian không quá 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.

– Nếu nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày; nếu nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo.

– Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn được xác định theo thỏa thuận.

Các trường hợp cần trích lục bản đồ địa chính

– Đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp giấy chứng nhận

Theo điểm b khoản 3 Điều 70 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận lần đầu và đăng ký bổ sung đối với tài sản gắn liền với đất ở nơi chưa có bản đồ địa chính hoặc đã có bản đồ địa chính nhưng hiện trạng ranh giới sử dụng đất đã thay đổi thì Văn phòng đăng ký đất đai sẽ trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất.

– Cấp lại Giấy chứng nhận

Theo khoản 3 Điều 77 Nghị định 43/2014/NĐ-CP khi cấp lại Giấy chứng nhận, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, Giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng do bị mất thì Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trích lục bản đồ địa chính hoặc trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp chưa có bản đồ địa chính và chưa trích đo địa chính thửa đất.

– Là căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai

Sau khi hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã không thành nếu các bên lựa chọn giải quyết tranh chấp tại UBND cấp huyện, tỉnh thì trích lục bản đồ, hồ sơ địa chính qua các thời kỳ liên quan đến diện tích đất tranh chấp là một trong những căn cứ để giải quyết tranh chấp đất đai (theo điểm c khoản 3 Điều 89 Nghị định 43/2014/NĐ-CP).

– Người xin giao đất, thuê đất có yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT khi nhận giao đất, thuê đất không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất đối với trường hợp thuộc thẩm quyền giao đất, cho thuê đất của UBND cấp tỉnh thì người xin giao đất, thuê đất phải nộp 01 bộ hồ sơ.

– Trong hồ sơ xin giao đất, cho thuê đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

– Cơ quan tài nguyên và môi trường có trách nhiệm cung cấp trích lục bản đồ địa chính thửa đất đối với những nơi đã có bản đồ địa chính hoặc thực hiện trích đo địa chính thửa đất theo yêu cầu của người xin giao đất, thuê đất.

– Là thành phần hồ sơ trình UBND cho phép chuyển mục đích sử dụng đất

Khoản 2 Điều 6 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT quy định: Hồ sơ trình UBND cấp tỉnh hoặc cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất phải có trích lục bản đồ địa chính thửa đất hoặc trích đo địa chính thửa đất.

– Là thành phần hồ sơ trình UBND quyết định thu hồi đất

Khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì có các loại hồ sơ như hồ sơ trình ban hành thông báo thu hồi đất (Điều 9 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc (Điều 10 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT), hồ sơ trình ban hành quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất (Điều 11 Thông tư 30/2014/TT-BTNMT).

Trích lục đất là gì?
Trích lục đất là gì?

Cơ quan nào có thẩm quyền cấp trích lục bản đồ địa chính?

Theo Điều 29 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định

“Điều 29. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính

1. Quản lý hồ sơ địa chính dạng số:

a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;

b) Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mà chưa kết nối với cơ sở dữ liệu địa chính của tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện chịu trách nhiệm quản lý hồ sơ địa chính dạng số của địa phương.

2. Phân cấp quản lý hồ sơ địa chính dạng giấy:

a) Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh quản lý các tài liệu gồm:

– Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với tổ chức, cơ sở tôn giáo, cá nhân nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thực hiện dự án đầu tư;

– Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;

– Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác đang sử dụng để đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

– Hệ thống sổ địa chính đang sử dụng, được lập cho các đối tượng đăng ký thuộc thẩm quyền;

– Hồ sơ địa chính đã lập qua các thời kỳ không sử dụng thường xuyên trong quản lý đất đai;

b) Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện quản lý các tài liệu gồm:

– Bản lưu Giấy chứng nhận; sổ cấp Giấy chứng nhận đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam;

– Hệ thống hồ sơ thủ tục đăng ký của các đối tượng thuộc thẩm quyền tiếp nhận, thực hiện đăng ký đất đai;

– Bản đồ địa chính và các loại bản đồ, tài liệu đo đạc khác sử dụng trong đăng ký, cấp Giấy chứng nhận;

– Sổ địa chính được lập cho các đối tượng thuộc thẩm quyền đăng ký và sổ mục kê đất đai đang sử dụng trong quản lý đất đai đối với nơi chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

c) Ủy ban nhân dân cấp xã (trực tiếp là công chức địa chính) quản lý bản sao bản đồ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê đất đai, sổ tiếp nhận và trả kết quả đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với các trường hợp nộp hồ sơ đăng ký tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

3) Sở Tài nguyên và Môi trường, Phòng Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm bảo đảm các điều kiện cho việc bảo quản hồ sơ địa chính thuộc thẩm quyền quản lý của địa phương theo phân cấp.”

Như vậy, có thể xác định, cơ quan có thẩm quyền thực hiện việc cung cấp trích lục bản đồ địa chính cho cá nhân tổ chức chính là Văn phòng đăng ký đất đai và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất. Do đó, người sử dụng đất có thể gửi yêu cầu cung cấp trích lục bản đồ địa chính tại một trong những cơ quan này.

Thủ tục trích lục hồ sơ đất

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Vấn đề ” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, gia hạn thời gian sử dụng đất, đất nông nghiệp chuyển sang đất thổ cư… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Phân loại các loại trích lục hiện nay như thế nào?

Có 2 loại trích lục:
Trích lục là bản sao cấp từ sổ gốc;
Trích lục là bản sao được chứng thưc từ bản chính.
Trong hồ sơ trình UBND cấp huyện/tỉnh khi ban hành quyết định thu hồi đất, cho thuê đất, giao đất thì trích lục thửa đất là một trong những giấy tờ quan trọng. Có thể nói trích lục thửa đất là việc đo đạc riêng với thửa đất tại nơi có bản đồ địa chính.

Đất trích lục có làm sổ đỏ được không? 

Trích lục bản đồ địa chính không phải là giấy tờ về quyền sử dụng đất, đây không phải giấy tờ chứng minh điều kiện được cấp sổ đỏ. Vì vậy, trích lục bản đồ địa chính không phải điều kiện để cấp sổ đỏ. 

Thông tin trong trích lục thửa đất bao gồm những gì?

– Số thứ tự thửa đất, tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất (xã, huyện, tỉnh)
– Diện tích thửa đất
– Mục đích sử dụng đất
– Tên người sử dụng đất và địa chỉ thường trú
– Các thay đổi của thửa đất so với giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất
– Bản vẽ thửa đất gồm: Sơ đồ thửa đất, chiều dài cạnh thửa, Hồ sơ kỹ thuật thửa đất

4.5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.