Thủ tục chuyển đổi loại hình Văn phòng thừa phát lại

18/09/2021
Thủ tục chuyển đổi loại hình Văn phòng thừa phát lại
691
Views

Có rất nhiều thủ tục hành chính như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… được rất nhiều người quan tâm. Trong đó, đối với các cá nhân thường xuyên giao kết các hợp đồng nhà đất có lẽ đều biết đến thủ tục lập vi bằng. Việc lập vi bằng được tiến hành tại các Văn phòng thừa phát lại. Trong quá trình hoạt động, việc thay đổi hình thức hoạt động của những văn phòng này là hoàn toàn có thể xảy ra. Vậy thủ tục chuyển đổi loại hình Văn phòng thừa phát lại như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Tôi là Thừa phát lại hoạt động trên địa bàn một huyện ở Hải Phòng. Khi thành lập tôi đăng ký theo hình thức doanh nghiệp tư nhân. Sắp tới tôi có nhu cầu mời thêm một số anh chị em trong nghề tới làm cùng; thì tôi phải đổi sang hình thức công ty hợp danh. Vậy thủ tục như thế nào? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Văn phòng Thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại để thực hiện các công việc được giao theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại do 01 Thừa phát lại thành lập được tổ chức theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng Thừa phát lại do 02 Thừa phát lại trở lên thành lập được tổ chức theo loại hình công ty hợp danh.

Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng Thừa phát lại là Trưởng Văn phòng Thừa phát lại. Trưởng Văn phòng Thừa phát lại phải là Thừa phát lại.

Văn phòng Thừa phát lại có thể có Thừa phát lại là thành viên hợp danh, Thừa phát lại làm việc theo chế độ hợp đồng lao động và thư ký nghiệp vụ.

Văn phòng Thừa phát lại có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính.

Con dấu của Văn phòng Thừa phát lại không có hình quốc huy. Văn phòng Thừa phát lại được khắc và sử dụng con dấu sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động. Thủ tục, hồ sơ đăng ký mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Văn phòng Thừa phát lại được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.

Quyền và nghĩa vụ của Văn phòng Thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại có các quyền sau đây:

  • Ký hợp đồng lao động với Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ làm việc cho Văn phòng mình;
  • Thu, quản lý, sử dụng chi phí thực hiện công việc của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật;
  • Ký hợp đồng, thỏa thuận với người yêu cầu theo quy định của Nghị định này;
  • Các quyền khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Văn phòng Thừa phát lại có các nghĩa vụ sau đây:

  • Quản lý Thừa phát lại, thư ký nghiệp vụ của Văn phòng mình; trong việc tuân thủ pháp luật và Quy tắc đạo đức nghề nghiệp Thừa phát lại.
  • Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, báo cáo, thống kê.
  • Niêm yết lịch làm việc, thủ tục, chi phí thực hiện công việc Thừa phát lại; nội quy tiếp người yêu cầu tại trụ sở Văn phòng.
  • Thu đúng chi phí đã thỏa thuận với người yêu cầu;
  • Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho Thừa phát lại của Văn phòng mình; bồi thường thiệt hại (nếu có) theo quy định của pháp luật;
  • Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi; và quản lý người tập sự trong thời gian tập sự tại Văn phòng mình.
  • Tạo điều kiện cho Thừa phát lại của Văn phòng mình tham gia tập huấn; bồi dưỡng nghiệp vụ Thừa phát lại.
  • Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng dịch vụ, hồ sơ nghiệp vụ Thừa phát lại;
  • Lập, quản lý, sử dụng sổ sách, hồ sơ nghiệp vụ và thực hiện lưu trữ theo quy định;
  • Bảo đảm trang phục cho Thừa phát lại của Văn phòng mình theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
  • Các nghĩa vụ khác theo quy định của Nghị định này và pháp luật có liên quan.

Chuyển đổi loại hình Văn phòng Thừa phát lại

Bước 1: Nộp hồ sơ

Văn phòng Thừa phát lại có nhu cầu chuyển đổi loại hình hoạt động từ doanh nghiệp tư nhân sang công ty hợp danh và ngược lại nộp trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đề nghị chuyển đổi đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động. Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đề nghị chuyển đổi theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
  • Bản thuyết minh về việc chuyển đổi loại hình hoạt động. Trong đó nêu rõ phương án chuyển đổi; tình hình tổ chức; và hoạt động của Văn phòng; tính đến ngày đề nghị chuyển đổi, dự kiến về tổ chức, tên gọi, địa điểm đặt trụ sở, nhân sự, các điều kiện vật chất;
  • Bản sao có chứng thực; hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Thừa phát lại để đối chiếu.
  • Bản chính Quyết định cho phép thành lập Văn phòng Thừa phát lại.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp có trách nhiệm thẩm định hồ sơ và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Bước 3: Nhận kết quả

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ trình của Sở Tư pháp, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép chuyển đổi loại hình hoạt động của Văn phòng Thừa phát lại; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Bước 4: Đăng ký hoạt động

Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được Quyết định cho phép chuyển đổi; Văn phòng Thừa phát lại phải đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp nơi cho phép chuyển đổi. Văn phòng Thừa phát lại nộp trực tiếp; hoặc gửi qua hệ thống bưu chính 01 bộ hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp.

Hồ sơ bao gồm:

  • Đơn đăng ký hoạt động theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định;
  • Bản sao có chứng thực; hoặc bản chụp kèm bản chính Quyết định cho phép chuyển đổi để đối chiếu.
  • Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng.

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại chuyển đổi; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản có nêu rõ lý do.

Câu hỏi thường gặp

Những hợp đồng liên quan đến nhà ở mà không cần công chứng vẫn có giá trị pháp lý?

Văn phòng Thừa phát lại không được mở chi nhánh, văn phòng đại diện, cơ sở, địa điểm giao dịch ngoài trụ sở của Văn phòng Thừa phát lại; không được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngoài phạm vi hoạt động của Thừa phát lại theo quy định của Nghị định này.

Có phải tất cả hợp đồng, giao dịch phải công chứng mới có hiệu lực pháp lý không?

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho Văn phòng Thừa phát lại, Sở Tư pháp có trách nhiệm thông báo cho các cơ quan quy định tại Điều 23 của Nghị định này.

Thực hiện công chứng ở đâu?

Văn phòng Thừa phát lại chuyển đổi loại hình được hoạt động kể từ ngày Sở Tư pháp cấp Giấy đăng ký hoạt động; kế thừa toàn bộ quyền, nghĩa vụ và có trách nhiệm lưu trữ toàn bộ hồ sơ, tài liệu của Văn phòng Thừa phát lại trước đó.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục chuyển đổi loại hình Văn phòng thừa phát lại. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận