Xin chào Luật sư 247. Hiện gia đình tôi đang sinh sống tại một khu dân cư tại Hà Nội. Tôi thấy rằng hàng xóm nhà tôi có chăn nuôi một đàn gia súc gây ô nhiễm tại khu dân cư này. Tôi có thắc mắc quy định pháp luật về việc chăn nuôi tại khu dân cư như thế nào? Việc gia đình họ chăn nuôi tại khu dân cư như vậy có đúng không? Quy định xử phạt chăn nuôi trong khu dân cư hiện nay như thế nào? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Quy định pháp luật về điều kiện chăn nuôi như thế nào?
Theo quy định Luật Chăn nuôi năm 2018 có hai loại hình chăn nuôi gồm chăn nuôi nông hộ và chăn nuôi trang trại. Trong đó, chăn nuôi nông hộ là chăn nuôi của hộ gia đình, có dưới 10 đơn vị vật nuôi; còn chăn nuôi trang trại là chăn nuôi tập trung tại khu vực riêng biệt dành cho sản xuất, kinh doanh; có từ 10 đơn vị vật nuôi trở lên (đơn vị vật nuôi là đơn vị quy đổi của gia súc, gia cầm; theo khối lượng sống, không phụ thuộc vào giống, tuổi và giới tính. Mỗi đơn vị vật nuôi tương đương với 500 kg khối lượng vật nuôi sống).
Chăn nuôi nông hộ
Chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
– Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
– Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
– Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác; theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
Chăn nuôi trang trại
Chăn nuôi trang trại phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Vị trí xây dựng trang trại phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế – xã hội của địa phương; vùng, chiến lược phát triển chăn nuôi; đáp ứng yêu cầu về mật độ chăn nuôi quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 53 của Luật này;
– Có đủ nguồn nước bảo đảm chất lượng cho hoạt động chăn nuôi và xử lý chất thải chăn nuôi;
– Có biện pháp bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Có chuồng trại, trang thiết bị chăn nuôi phù hợp với từng loại vật nuôi;
– Có hồ sơ ghi chép quá trình hoạt động chăn nuôi, sử dụng thức ăn chăn nuôi; thuốc thú y, vắc-xin và thông tin khác để bảo đảm truy xuất nguồn gốc; lưu giữ hồ sơ trong thời gian tối thiểu là 01 năm sau khi kết thúc chu kỳ chăn nuôi;
– Có khoảng cách an toàn từ khu vực chăn nuôi trang trại đến đối tượng chịu ảnh hưởng của hoạt động chăn nuôi; và từ nguồn gây ô nhiễm đến khu vực chăn nuôi trang trại.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi trang trại quy mô lớn; phải được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện chăn nuôi.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định khoảng cách an toàn; trong chăn nuôi trang trại bảo đảm an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh và bảo vệ môi trường.
Lưu ý
Một trong những hành vi cấm trong chăn nuôi mà người chăn nuôi nông hộ, chăn nuôi trang trại; cần lưu ý, đó là nghiêm cấm việc chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi; của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường. Khu vực nào thuộc nội thành của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; không được phép chăn nuôi sẽ do HĐND tỉnh quy định; những cơ sở chăn nuôi được xây dựng và hoạt động trước ngày 1-1-2020 nằm trong khu vực này; chậm nhất đến ngày 1-1-2025 phải ngừng hoạt động hoặc di dời đến địa điểm phù hợp.
Hiện các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh đang xem xét, đánh giá; để đề nghị xác định khu vực không được phép chăn nuôi trên địa bàn; phù hợp quy định pháp luật và tình hình thực tế của tỉnh; nhằm góp phần bảo vệ môi trường, đảm bảo vệ sinh, mỹ quan đô thị; tại các khu vực tập trung đông dân cư sinh sống.
Có được phép chăn nuôi tại khu dân cư không?
Căn cứ theo quy định Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018 về các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi, trong đó:
– Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
– Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
– Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
– Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
– Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
– Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
– Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi; từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
– Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen; sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
– Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi; sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
– Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng; chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
– Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu; vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
– Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
– Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.
Như vậy, theo quy định chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; là hành vi bị nghiêm cấm (trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm; mà không gây ô nhiễm môi trường).
Quy định xử phạt chăn nuôi trong khu dân cư năm 2022 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính về chăn nuôi; thì xử phạt đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép; với mức phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng; đồng thời buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi, cụ thể:
“Điều 24. Vi phạm quy định về điều kiện chăn nuôi nông hộ
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng; đối với hành vi gian dối trong kê khai nhằm mục đích trục lợi.
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với hành vi chăn nuôi tại khu vực không được phép chăn nuôi.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi; đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 2 Điều này.”
Như vậy, hàng xóm nhà bạn sẽ phải chịu mức phạt từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng; đồng thời buộc di dời vật nuôi ra khỏi khu vực không được phép chăn nuôi
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Thủ tục thành lập công ty giết mổ gia súc
- Hướng dẫn tra cứu giấy công bố sản phẩm
- Nuôi động vật hoang dã trái phép bị xử lý thế nào theo quy định?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư 247 về Quy định “Quy định xử phạt chăn nuôi trong khu dân cư năm 2022 như thế nào?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến thủ tục đăng ký khai sinh hay cần sự tư vấn pháp lý về vấn đề công văn xác minh đăng ký lại khai sinh… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư 247 để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp:
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có quyền sau đây:
– Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này; được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
– Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
– Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
– Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Tổ chức, cá nhân chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây:
– Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật này;
– Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
– Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
– Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Nguyên tắc xác định quy mô chăn nuôi được quy định như sau:
– Quy mô chăn nuôi gia súc, gia cầm được xác định bằng số lượng đơn vị vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Quy mô chăn nuôi các loại vật nuôi khác được xác định bằng số lượng vật nuôi tại cơ sở chăn nuôi cùng thời điểm;
– Trường hợp cơ sở chăn nuôi hỗn hợp gồm gia súc, gia cầm và vật nuôi khác thì quy mô chăn nuôi gồm tổng số đơn vị vật nuôi của gia súc và gia cầm, số lượng từng loại vật nuôi khác.