Hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử nhanh chóng năm 2022

11/11/2022
Hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử nhanh chóng năm 2022
408
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi làm việc tại một công ty sản xuất linh kiện điện tử đã được 5 năm. Nay tôi muốn xin nghỉ việc có hưởng chế độ ốm đau thì cần đáp ứng những điều kiện gì? Tôi cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ và thủ tục hưởng chế độ ốm đau ra sao? Trong trường hợp, tôi không thể trực tiếp đến cơ quan bảo hiểm xã hội để làm thủ tục hưởng chế độ ốm đau thì Luật sư cho thể hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử được không? Mong được Luật sư hỗ trợ, tôi xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo Hiểm Xã Hội 2014

Đối tượng nào được hưởng chế độ ốm đau?

Theo quy định tại Điều 24 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, các đối tượng được hưởng chế độ ốm đau là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, bao gồm:.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Điều kiện hưởng chế độ ốm đau

Căn cứ Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 3 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH, người lao động được hưởng chế độ ốm đau trong các trường hợp dưới đây:

– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động hoặc điều trị thương tật, bệnh tật tái phát do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

– Người lao động phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 07 tuổi bị ốm đau và có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền.

– Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con mà thuộc một trong các trường hợp quy định nêu trên.

Mức hưởng chế độ ốm đau hiện nay

Quy định về mức hưởng chế độ ốm đau hiện nay được hướng dẫn tại Điều 28 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Điều 6 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH (sửa đổi bởi Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH), cụ thể như sau:

– Mức hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại khoản 1 Điều 26 và Điều 27 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau=Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngàyx 75 (%)xSố ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau

– Số ngày nghỉ việc được hưởng chế độ ốm đau được tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

– Mức hưởng chế độ ốm đau đối với người lao động nghỉ việc do mắc bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày theo quy định tại khoản 2 Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được tính như sau:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày=Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việcxTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)xSố tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau được tính bằng 75% đối với thời gian hưởng chế độ ốm đau của người lao động trong 180 ngày đầu. Sau khi hưởng hết thời gian 180 ngày mà vẫn tiếp tục điều trị thì tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau cho thời gian tiếp theo được tính như sau:

+ Bằng 65% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 30 năm trở lên;

Hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử
Hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử

+ Bằng 55% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;

+ Bằng 50% nếu người lao động đã đóng bảo hiểm xã hội dưới 15 năm.

Tháng nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau được tính từ ngày bắt đầu nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau của tháng đó đến ngày trước liền kề của tháng sau liền kề. Trong trường hợp có ngày lẻ không trọn tháng thì mức hưởng chế độ ốm đau của những ngày lẻ không trọn tháng được tính theo công thức dưới đây nhưng tối đa bằng mức trợ cấp ốm đau một tháng:

Mức hưởng chế độ ốm đau đối với bệnh cần chữa trị dài ngày của những ngày lẻ không trọn tháng=(Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc / 24 ngày)xTỷ lệ hưởng chế độ ốm đau (%)xSố ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau

Trong đó:

+ Tỷ lệ hưởng chế độ ốm đau theo quy định nêu trên.

+ Số ngày nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hàng tuần.

– Người lao động thuộc đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc vào quỹ ốm đau và thai sản bị ốm đau, tai nạn mà không phải tai nạn lao động hoặc phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau mà thời gian nghỉ việc từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng (bao gồm cả trường hợp nghỉ việc không hưởng lương) thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc. 

Trường hợp các tháng liền kề tiếp theo người lao động vẫn tiếp tục bị ốm và phải nghỉ việc thì mức hưởng chế độ ốm đau được tính trên tiền lương tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

– Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội.

– Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do bị mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày, người lao động được hưởng bảo hiểm y tế do quỹ bảo hiểm xã hội đóng cho người lao động.

– Không điều chỉnh mức hưởng chế độ ốm đau khi Chính phủ điều chỉnh mức lương cơ sở, mức lương tối thiểu vùng.

Hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử nhanh chóng năm 2022

Tại nội dung bài viết này, Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn đọc làm chế độ ốm đau điện tử trên phần mềm bảo hiểm xã hội IBH 630A, cụ thể như sau:

Bước 1: Trên thanh menu chọn mục “Quản lý hồ sơ”, tiếp đó chọn nghiệp vụ “Chi chế độ” và chọn hồ sơ 630a.

Bước 2: Nhấn nút “Tạo mới” để bắt đầu kê khai hồ sơ.

Bước 3: Nhấn nút “Thêm” để thêm người lao động vào mẫu 01b-HSB

Bước 4: Nhấn chọn vào lao động cần kê khai; Chọn “Thêm mới” hoặc “điều chỉnh”; sau đó chọn “Trường hợp kê khai”.

Bước 5: Sau khi thêm NLĐ vào mẫu 01b- HSB; Nhấp vào nút “chỉnh sửa” để chỉnh sửa, kê khai thông tin chế độ NLĐ. Phần mềm sẽ hiển thị 1 tab mới để kê khai.

Bước 6: Kê khai tất cả các thông tin phù hợp với chế độ bạn đã chọn. Sau đó, khi kê khai xong nhấn nút “cập nhật” để lưu thông tin đã kê khai.

Lưu ý: đối với các trường có dấu * cần khai báo đầy đủ các nội dung và không được bỏ qua. Bên cạnh đó, tùy từng chế độ kê khai sẽ yêu cầu các trường thông tin khác nhau.

Bước 7: Lựa chọn thông tin tài khoản của Doanh nghiệp

Tại dòng Danh mục tài liệu, chọn mục “Thông tin chung”; sau đó chọn mục “Tài khoản ngân hàng”, Tại ô: Gửi kèm hồ sơ giấy, chọn tích vào ô vuông. Sau đó, nhấn “lưu” để hoàn thiện việc kê khai hồ sơ

Lưu ý: Chọn tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp không ảnh hưởng đến việc nhận chế độ của người lao động qua tài khoản cá nhân

Bước 8: Ký và nộp hồ sơ lên cơ quan BHXH

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Hướng dẫn làm chế độ ốm đau điện tử nhanh chóng năm 2022” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như dịch vụ xin xác nhận tình trạng độc thân hay tư vấn soạn thảo giấy xác nhận tình trạng hôn nhân… vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp:

Khi nào sẽ không được hưởng chế độ ốm đau?

Không giải quyết chế độ ốm đau đối với các trường hợp sau đây:
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn phải nghỉ việc do tự hủy hoại sức khỏe, do say rượu hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy.
– Người lao động nghỉ việc điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
– Người lao động bị ốm đau, tai nạn mà không phải là tai nạn lao động trong thời gian đang nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật lao động; nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Để hưởng chế độ ốm đau, cần chuẩn bị hồ sơ gì?

Điều 100 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định, để hưởng chế độ, người lao động phải chuẩn bị hồ sơ hưởng chế độ ốm đau gồm các giấy tờ sau:
– Giấy ra viện đối với người lao động hoặc con của người lao động nếu điều trị nội trú;
– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH nếu điều trị ngoại trú;
– Giấy khám, chữa bệnh dịch bằng tiếng Việt nếu khám, chữa bệnh ở nước ngoài.

Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau bao nhiêu ngày?

Theo Điều 26 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, thì thời gian hưởng chế độ ốm đau như sau:
Người lao động làm việc trong điều kiện bình thường thì được nghỉ hưởng chế độ ốm đau:
+ Tối đa 30 ngày nếu đã đóng BHXH dưới 15 năm;
+ Tối đa 40 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 15 năm đến dưới 30 năm;
+ Tối đa 60 ngày nếu đã đóng BHXH từ đủ 30 năm trở lên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.