Mua hàng online bị lừa đảo thì phải làm sao?

16/09/2021
Mua hàng online bị lừa đảo thì phải làm sao?
881
Views

Hiện nay, tình hình dịch bệnh nên mọi người ở nhà nhiều hơn; cùng với việc giãn cách hạn chế ra đường; việc mua hàng online phổ biến hơn bao giờ hết. Tình trạng lừa đảo khi mua bán hàng trên mạng cũng xảy ra thường xuyên hơn. Vậy, mua hàng online bị lừa đảo thì phải làm sao? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017;

Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Nội dung tư vấn

Chào Luật sư,

Tôi có đặt đơn hàng 3 triệu đông tiền băng đĩa của thần tượng Hàn Quốc qua mạng. Tôi đã chuyển khoản đủ tiền cho bên bán; nhưng sau khi chuyển tiền; tôi không liên lạc được với người bán. Tôi chỉ có số điện thoại và số tài khoản; cùng biên lai chuyển tiền của tôi cho người đó; thì tôi có thể tố cáo họ để đòi tiền không?

Mong luật sư tư vấn!

Lừa đảo khi bán hàng qua mạng phạm tội gì?

Theo như trường hợp của bạn, người bán đã có hành vi lừa đảo với số tiền là 3 triệu đồng. Điều này phù hợp với dấu hiệu tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 174 bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.

Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Ngoài ra, người phạm tội có thể bị phạt tù tới 20 năm hoặc tù chung thân nếu mức độ vi phạm nghiêm trọng hơn theo các khoản 2, 3, 4 điều 174. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Mua hàng online bị lừa đảo thì phải làm sao?

Trong tường hợp này, bạn có thể làm đơn tố giác lên cơ quan chức năng để được giải quyết theo thủ tục tố tụng hình sự.

Khoản 1 điều 145 luật tố tụng hình sự 2015 có quy định như sau:

1. Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Đơn tố giác có thể được nộp lên các cơ quan sau:

  • Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;
  • Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm.

Tuy nhiên, bạn vẫn nên cân nhắc bởi việc theo đuổi một vụ kiện; đặc biệt khi thông tin quá ít có thể sẽ kéo dài rất lâu; và tốn nhiều chi phí khác nữa.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Sau khi tố giác bao lâu có kết quả?

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận phải thông báo bằng văn bản về kết quả tiếp nhận cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền, cơ quan, tổ chức, cá nhân đã tố giác, báo tin về tội phạm, kiến nghị khởi tố biết.

Tố giác về tội phạm là gì?

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ nào?

Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:
1. Tố giác của cá nhân;
2. Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
3. Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;
4. Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;
5. Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;
6. Người phạm tội tự thú.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận