Quy định của pháp luật về đấu giá tài sản

15/10/2022
Quy định của pháp luật về đấu giá tài sản
362
Views

Đấu giá tài sản là một trong các hình thức bán tài sản. Tuy nhiên, khác với các hình thức bán tài sản thông thường để thực hiện việc đấu giá tài sản hợp pháp thì cần tuân thủ các quy định nhất định. Vậy cụ thể quy định của pháp luật về đấu giá tài sản như thế nào? Nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luatsu247 để có câu trả lời nhé!

Căn cứ pháp lý

Khái niệm về đấu giá tài sản

Đấu giá tài sản là hình thức bán tài sản thông qua thủ tục trả giá công khai giữa nhiều người muốn mua và người trả giá cao nhất là người được quyền mua tài sản bán. Đấu giá tài sản có thể là bắt buộc. (theo quyết định của Toà án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền) hoặc tự nguyện. (theo nhu cầu của chủ sở hữu tài sản).

Người bán tài sản có thể tự tổ chức đấu giá hoặc thông qua người bán đấu giá. Ở Việt Nam, người bán đấu giá là các trung tâm dịch vụ bán đấu giá do Sở Tư pháp trực tiếp quản lí hoặc là các thương nhân hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp được tổ chức dưới hình thức doanh nghiệp nhà nước, công ti trách nhiệm hữu hạn, công ti cổ phần. Đấu giá có thể được thực hiện dưới phương thức đấu tăng giá. Hoặc đấu hạ giá (đấu giá kiểu Hà Lan/Dutch auction). Pháp luật Việt Nam chỉ quy định về đấu tăng giá.

Thông thường, để đấu giá tài sản, người bán phải đưa ra giá khởi điểm của tài sản muốn bán. Và phải trưng bày tài sản để những người muốn mua xem trước. Những người muốn mua sẽ tham gia trả giá theo thủ tục nhất định. Người trả giá cao nhất là người dành được quyền mua tài sản đấu giá.

Các loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá

Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật Đấu giá tài sản năm 2016 thì:

Tài sản mà pháp luật quy định phải bán thông qua đấu giá, bao gồm:

  • Tài sản nhà nước theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước;
  • Tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân theo quy định của pháp luật;
  • Tài sản là quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai;
  • Tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm;
  • Tài sản thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
  • Tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước, tài sản kê biên…
  • Tài sản là hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia;
  • Tài sản cố định của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
  • Tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản;

Có thể tóm lược lại các loại tài sản bắt buộc phải bán thông qua đấu giá thành 4 nhóm chủ yếu như sau: tài sản công; tài sản thi hành án; tài sản bảo đảm; và tài sản của doanh nghiệp phá sản.

Tuy nhiên, tài sản thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân vẫn có thể được bán thông qua đấu giá khi chủ sở hữu đó tự nguyện bán thông qua trình tự, thủ tục đấu giá theo quy định của Luật đấu giá tài sản.

Các tổ chức đấu giá tài sản

Theo Luật đấu giá tài sản quy định, các tổ chức đấu giá tài sản gồm có: Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản; doanh nghiệp đấu giá tài sản. Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản do Ủy ban nhân dân tỉnh thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập, trực thuộc Sở Tư pháp.

Còn doanh nghiệp đấu giá tài sản có 2 hình thức là: doanh nghiệp đấu giá tư nhân và công ty hợp danh. Giám đốc của doanh nghiệp đấu giá tư nhân bắt buộc phải là đấu giá viên. Còn công ty đấu giá hợp danh thì phải có ít nhất 1 thành viên là đấu giá viên.

Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 23 Luật Đấu giá tài sản năm 2016:

Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản
Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản

Điều kiện đăng ký hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản như sau:

  • Doanh nghiệp đấu giá tư nhân có chủ doanh nghiệp là đấu giá viên, đồng thời là Giám đốc doanh nghiệp. Công ty đấu giá hợp danh có ít nhất một thành viên hợp danh là đấu giá viên. Tổng giám đốc hoặc Giám đốc của công ty đấu giá hợp danh là đấu giá viên;
  • Có trụ sở, cơ sở vật chất, các trang thiết bị cần thiết bảo đảm cho hoạt động đấu giá tài sản.

Những nội dung liên quan đến thành lập, tổ chức, hoạt động và chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp đấu giá tài sản không quy định tại Luật này thì thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức đấu giá tài sản được quy định cụ thể tài Điều 24 Luật đấu giá tài sản năm 2016, cụ thể như sau:

Tổ chức đấu giá tài sản có các quyền sau đây:

a) Cung cấp dịch vụ đấu giá tài sản theo quy định của Luật này;

b) Tuyển dụng đấu giá viên làm việc cho tổ chức theo quy định của pháp luật;

c) Yêu cầu người có tài sản đấu giá cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, giấy tờ có liên quan đến tài sản đấu giá;

d) Nhận thù lao dịch vụ đấu giá, chi phí đấu giá tài sản theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

đ) Cử đấu giá viên điều hành cuộc đấu giá;

e) Thực hiện dịch vụ làm thủ tục chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản, quản lý tài sản và dịch vụ khác liên quan đến tài sản đấu giá theo thỏa thuận;

g) Xác định giá khởi điểm khi bán đấu giá tài sản quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này theo ủy quyền của người có tài sản đấu giá;

h) Phân công đấu giá viên hướng dẫn người tập sự hành nghề đấu giá;

i) Đơn phương chấm dứt, hủy bỏ hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản hoặc yêu cầu Tòa án tuyên bố hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản vô hiệu theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định của Luật này;

k) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Tổ chức đấu giá tài sản có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện việc đấu giá tài sản theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Luật này và chịu trách nhiệm về kết quả đấu giá tài sản;

b) Ban hành Quy chế cuộc đấu giá theo quy định tại Điều 34 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;

c) Tổ chức cuộc đấu giá liên tục theo đúng thời gian, địa điểm đã thông báo. Trừ trường hợp bất khả kháng;

d) Yêu cầu người có tài sản đấu giá giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá; trường hợp được người có tài sản đấu giá giao bảo quản hoặc quản lý thì giao tài sản và các giấy tờ liên quan đến tài sản đấu giá cho người mua được tài sản đấu giá;

đ) Bồi thường thiệt hại khi thực hiện đấu giá theo quy định của pháp luật;

e) Thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng dịch vụ đấu giá tài sản;

g) Lập Sổ theo dõi tài sản đấu giá, Sổ đăng ký đấu giá;

h) Đề nghị Sở Tư pháp nơi tổ chức có trụ sở cấp, thu hồi Thẻ đấu giá viên;

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Quy định của pháp luật về đấu giá tài sản. ời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Xin cấp giấy phép phòng cháy chữa cháy, giấy phép an ninh, trật tư; giấy phép môi trường hya các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp như sáp nhập doanh nghiệp, mua bán doanh nghiệp, đăng ký chi nhánh…Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: : 0833.102.102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Xử lý không nộp tiền trúng đấu giá như thế nào?

Trường hợp sau khi phiên đấu giá kết thúc mà người trúng đấu giá tài sản từ chối mua hoặc đã ký hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá nhưng chưa thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào thì sau khi trừ chi phí đấu giá tài sản, khoản tiền đặt trước thuộc về ngân sách nhà nước và được sử dụng để thanh toán lãi suất chậm thi hành án, tạm ứng chi phí bồi thường Nhà nước, bảo đảm tài chính để thi hành án và các chi phí cần thiết khác.

Kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy trong các trường hợp nào?

a) Do thỏa thuận giữa người có tài sản bán đấu giá, người mua được tài sản bán đấu giá. Và tổ chức bán đấu giá tài sản, trừ trường hợp…
b) Hợp đồng bán đấu giá tài sản, hợp đồng mua bán tài sản bán đấu giá bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Hoặc bị hủy theo quy định của pháp luật dân sự;
c) Kết quả bán đấu giá tài sản bị hủy theo quyết định của người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính; theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Thông tin về việc đấu giá tài sản công có thể xem ở đâu?

Việc đấu giá tài sản công được niêm yết, thông báo công khai theo quy định của pháp luật về đấu giá tài sản và đăng tải trên Hệ thống giao dịch điện tử về tài sản công hoặc Trang thông tin điện tử về tài sản công.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.