Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; ở nhiều tỉnh thành phố người dân phải có giấy xét nghiệm Covid-19 theo quy định; thì mới được qua các chốt kiểm dịch. Tuy nhiên nhiều người đã lợi dụng điều này để buôn bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả để trục lợi gây bức xúc trong dư luận.
“Ngày 22/8, Công an thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương) đang tạm giữ Lê Đức Hào (29 tuổi); và Lê Đức Anh (31 tuổi, anh trai Hào). Cụ thể thời gian gần đây; Công an TP Dĩ An phát hiện một số người sử dụng giấy xét nghiệm Covid-19 giả; để lưu thông qua các chốt kiểm soát dịch bệnh. Qua làm việc, những người này khai mua giấy xét nghiệm giả trên là do Đức Anh và Hào.
Khám xét khẩn cấp nơi ở của 2 nghi phạm; cảnh sát phát hiện 21 phiếu xét nghiệm Covid-19 giả, 2 mộc dấu giả.
Ngoài ra, Hòa khai nhận còn cung cấp 19 phiếu kết quả xét nghiệm giả cho nhiều người khác dùng để qua các chốt kiểm soát.”
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Giấy xét nghiệm Covid-19 là giấy như thế nào ?
Giấy xét nghiệm Covid-19 được hiểu là giấy xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2; và giấy này được dùng để xuất trình khi qua chốt kiểm dịch liên tỉnh; nếu không có giấy này, người dân sẽ không được vào tỉnh, thành phố đó. Không phải địa phương nào cũng có quy định này; một số địa phương hiện nay yêu cầu có giấy nghiệm âm tính SARS-CoV-2 như Hải Phòng, Quảng Ninh,…
Ngoài ra các tỉnh yêu cầu giấy xét nghiệm Covid-19 âm tính lại khác nhau; có tỉnh yêu cầu thời gian hiệu lực của giấy xét nghiệm trong 03 ngày; 05 ngày có tỉnh cho thời gian 07 ngày; có tỉnh thì ngoài giấy xét nghiệm âm tính người đến đó còn phải đi cách ly tập trung 21 ngày.
Như vậy việc buôn bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả; là hành vi vi cùng nguy hiểm có thể làm lây lan dịch bệnh một cách nhanh chóng; khiến việc kiểm soát dịch bệnh càng khó khăn hơn.
Xử phạt hành chính hành vi buôn bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả
Xử phạt tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tham gia hoạt động cấp giấy xét nghiệm Covid-19
Đối với tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tham gia hoạt động cấp giấy xét nghiệm Covid-19; như bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh; hoặc chính các nhân viên trong cơ sở khám chữa bệnh tự cấp giấy xét nghiệm Covid-19 cho người dân mà không thực hiện hoạt động khám; xét nghiệm thì các cơ sở khám bệnh; nhân viên có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh; theo Khoản 1 Điều 46 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
“Điều 46. Vi phạm quy định về khám sức khỏe
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Cung cấp giấy khám sức khỏe khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu;”
Như vậy hành vi cung cấp giấy khám; giấy xét nghiệm khi không thực hiện việc khám đầy đủ các nội dung theo yêu cầu thì cơ sở khám bệnh bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng.
Xử phạt tổ chức cá nhân không có chức năng tham gia hoạt động cấp giấy xét nghiệm Covid-19
Đối với trường hợp các cá nhân không có nhiệm vụ trong hoạt động xét nghiệm Covid-19; mà tự làm giả chữ ký và con dấu để bán cho các cá nhân; tổ chức khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP
“Điều 14. Vi phạm quy định khác về y tế dự phòng
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, trừ các trường hợp quy định tại các điều 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 và 13 Nghị định này.
Như vậy tổ chức, cá nhân không có chức năng trong hoạt động xét nghiệm Covid-19 mà làm giấy xét nghiệm giả có thể bị phạt từ phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Truy cứu hình sự hành vi buôn bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả
Hành vi làm giả giấy xét nghiệm Covid-19 của các đối tượng không chỉ vi phạm pháp luật; gây mất an ninh trật tự mà còn có nguy cơ làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng; ảnh hưởng đến công tác phòng, chống dịch bệnh của cả hệ thống chính trị và nhân dân cả nước. Vì vậy hành vi buôn bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả trong thời điểm này có thể là tình tiết tăng nặng vì sự nguy hiểm của việc làm này đến cộng đồng.
Đối với cá nhân, tổ chức có chức năng nhiệm vụ cấp giấy xét nghiệm Covid-19
Đối với các cá nhân làm việc trong cơ sở khám bệnh có chức năng xét nghiệm Covid – 19; mà thực hiện hành vi gian dối giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn; làm, cấp giấy xét nghiệm giả cho các cá nhân khác có thể bị xử lý kỷ luật tại đơn vị; hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giả mạo trong công tác; theo Điều 359 BLHS 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017. Hình phạt cao nhất đối với tội danh này tùy theo số lượng giấy tờ làm giả có thể lên tới 20 năm tù.
Đối với cá nhân, tổ chức không có chức năng nhiệm vụ cấp giấy xét nghiệm Covid-19
Với hành vi và mức độ nguy hiểm của hành vi buôn bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả; thì những đối tượng có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm giả con dấu, tài liệu; hoặc giấy tờ của cơ quan, tổ chức theo quy định tại Điều 341 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017.
“Điều 341. Tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức
1. Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
………..”
Mời bạn xem thêm bài viết
- Sửa giấy xét nghiệm để thông chốt kiểm dịch bị xử lý như thế nào?
- Chủ quán photocopy làm giả giấy xét nghiệm bị xử phạt như thế nào?
- Giấy thông hành Covid những điều người dân cần quan tâm
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Buôn bán giấy xét nghiệm Covid-19 giả có bị đi tù không?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với người mua giấy xét nghiệm giả thì tùy từng trường hợp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi hành vi gian dối, không chấp hành các biện pháp phòng, chống dịch bệnh theo yêu cầu của nhà nước tại Khoản 2 Điều 14 Nghị định 117/2020/NĐ-CP, mức xử phạt là 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Đối với hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19 thì căn cứ Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì trường hợp ra đường khi không cần thiết có thể bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.