Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì?

14/10/2022
Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì?
477
Views

Sắp tới đây, ngày 01/11/2022, Nghị định số 58/2022/NĐ-CP sẽ có hiệu lực thay thế Nghị định 12/2012/NĐ-CP về đăng ký và quản lý hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam. Từ đây, vấn đề tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì nhận được sự quan tâm của người dân. Vậy theo quy định Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì? Quy định liên quan đến tổ chức phi chính phủ nước ngoài như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định về vấn đề này tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

  • Nghị định 12/2012/NĐ-CP
  • Nghị định số 58/2022/NĐ-CP

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì?

“Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là tổ chức phi chính phủ, tổ chức phi lợi nhuận, các quỹ xã hội, quỹ tư nhân, hoặc các hình thức tổ chức xã hội, phi lợi nhuận khác, được thành lập theo luật pháp nước ngoài, có hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo, không vì mục đích lợi nhuận hoặc các mục đích khác tại Việt Nam.

Sắp tới, Nghị định 58/2022/NĐ-CP, quy định khái niệm Tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Khoản 1 Điều 3 như sau:

“Tổ chức phi chính phủ nước ngoài” là tổ chức phi lợi nhuận, quỹ xã hội, quỹ tư nhân được thành lập theo pháp luật nước ngoài; có nguồn vốn hợp pháp từ nước ngoài; hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam không vì mục đích lợi nhuận và các mục đích khác; không quyên góp tài chính, vận động tài trợ, gây quỹ từ các tổ chức, cá nhân Việt Nam.

Chính sách của Chính phủ Việt Nam đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Hiện nay, Điều 3 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức phi Chính Phủ nước ngoài như sau:

“1. Nhà nước Việt Nam khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam.

2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài thực hiện hoạt động nhân đạo, phát triển tại Việt Nam đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam quy định tại Điều 25 của Nghị định này và tuân thủ pháp luật Việt Nam.”

Từ tháng 11 sắp tới, Nghị định mới có hiệu lực quy định chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với tổ chức phi Chính Phủ nước ngoài tại Điều 4 như sau:

1. Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoạt động hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo.

2. Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

3. Quản lý hiệu quả hoạt động của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ra sao?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi Chính Phủ nước ngoài như sau:

Trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ra sao?
Trách nhiệm báo cáo của các tổ chức phi chính phủ nước ngoài ra sao?

“1. Định kỳ sáu tháng và hàng năm, Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản về hoạt động tại Việt Nam gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này), đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo địa bàn hoạt động được xác định trong Giấy đăng ký.

2. Trưởng Văn phòng đại diện, Trưởng Văn phòng dự án hoặc người được tổ chức phi chính phủ nước ngoài ủy nhiệm làm đại diện tại Việt Nam, có trách nhiệm báo cáo, tiến hành kiểm toán, cung cấp tài liệu hoặc giải thích những vấn đề liên quan tới hoạt động của tổ chức, cá nhân liên quan khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (quy định tại Điều 25 của Nghị định này) yêu cầu.”

Nghị định 58 quy định tại Khoản 5 Điều 21 như sau:

Lập báo cáo hoạt động định kỳ hàng năm và đột xuất theo yêu cầu, gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc trực tuyến tới Bộ Ngoại giao, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, bộ có chức năng quản lý nhà nước hoạt động của tổ chức phi chính phủ nước ngoài theo ngành, lĩnh vực và Ủy ban công tác về các tổ chức phi chính phủ nước ngoài. Báo cáo tập theo Mẫu số 05 quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này. Thời hạn gửi báo cáo chậm nhất vào ngày 18 của tháng cuối kỳ báo cáo. Số liệu báo cáo được tính từ ngày 15 tháng 12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

Tổ chức phi chính phủ nước ngoài có được phép thuê trụ sở tại Việt Nam hay không?

Hiện nay, Điều 19 Nghị định 12/2012/NĐ-CP quy định về việc thuê trụ sở và nhân viên như sau:

“Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép thuê trụ sở và được tuyển nhân viên người nước ngoài và người Việt Nam làm việc cho văn phòng khi có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước đã cấp phép, phù hợp với Giấy đăng ký và các quy định của pháp luật Việt Nam.”

Sắp tới việc đặt trụ sở được quy định tại Điều 8 Nghị định 58/2022/NĐ-CP như sau:

1. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được phép hoạt động tại địa bàn và theo lĩnh vực quy định trong Giấy đăng ký.

2. Tổ chức phi chính phủ nước ngoài được đặt 01 Văn phòng đại diện tại một trong ba địa điểm là thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Văn phòng đại diện của tổ chức phi chính phủ nước ngoài không đặt tại trụ sở các cơ quan của Đảng, Nhà nước và tổ chức chính trị – xã hội của Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề Tổ chức phi chính phủ nước ngoài là gì?. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: sổ cấp giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin ly hôn đơn phương/ly hôn thuận tình, giá đất bồi thường khi nhà nước thu hồi đất, khung giá đền bù đất đai,… Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833.102.102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi bị cấm đối với các tổ chức phi chính phủ nước ngoài

1. Tổ chức, thực hiện, tham gia, tài trợ cho các hoạt động tôn giáo và các hoạt động khác không phù hợp với lợi ích quốc gia, vi phạm pháp luật, xâm phạm quốc phòng, an ninh và trật tự, an toàn xã hội của Việt Nam.
2. Tổ chức, thực hiện, tham gia các hoạt động nhằm mục đích thu lợi nhuận, không phục vụ mục đích hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo.
3. Tài trợ cho các hoạt động chống phá, lật đổ chính quyền tại nước khác, các tổ chức khủng bố và các hoạt động khủng bố.
4. Tổ chức, tham gia, tài trợ các hoạt động rửa tiền hoặc liên quan đến rửa tiền.
5. Tổ chức, tham gia, tài trợ các hoạt động khác trái với đạo đức…

Thẩm quyền cấp Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài

Bộ Ngoại giao là cơ quan cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, cấp lại, đình chỉ, chấm dứt hoạt động và thu hồi Giấy đăng ký của tổ chức phi chính phủ nước ngoài.

Điều kiện cấp Giấy đăng ký hoạt động

1. Có tư cách pháp nhân hợp lệ theo quy định pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi thành lập.
2. Có điều lệ, tôn chỉ, mục đích hoạt động rõ ràng, phù hợp với lợi ích và nhu cầu của Việt Nam.
3. Có đề xuất cụ thể về dự kiến chương trình, dự án, phi dự án để hỗ trợ phát triển, viện trợ nhân đạo tại Việt Nam trong 03 năm.
4. Có đề xuất Người đại diện tại Việt Nam.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.