Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo?

09/10/2022
Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo?
367
Views

Án treo là một chế định pháp lý ra đời rất sớm trong pháp luật hình sự nước ta, thể hiện tư tưởng nhân văn, nhân đạo trong chính sách hình sự của nước ta. Nó là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, có tác dụng khuyến khích người bị kết án tự cải tạo, giáo dục thành người lương thiện. Nhưng tùy từng loại tội phạm mà được hưởng các loại hình phạt khác nhau. Vậy Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015.

Án treo là gì?

Theo giải thích tại Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP thì:

Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án áp dụng đối với người phạm tội bị phạt tù không quá 03 năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, xét thấy không cần bắt họ phải chấp hành hình phạt tù.

Điều kiện chấp hành án treo

Theo Điều 2 Nghị quyết 02, người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau:

– Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

– Có nhân thân tốt.

Một người được coi là có nhân thân tốt nếu ngoài lần phạm tội này; người phạm tội luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật; và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân tại nơi cư trú; nơi làm việc.Đối với người đã bị kết án nhưng được coi là không có án tích; người đã được xóa án tích, người được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính; chưa bị xử lý kỷ luật tính đến ngày phạm tội lần này đã quá 06 tháng, nếu xét thấy tính chất; mức độ của tội phạm mới ít nghiêm trọng; hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án; và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

– Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự (TNHS) trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ TNHS quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự; và không có tình tiết tăng nặng TNHS quy định tại khoản 1 Điều 52 của Bộ luật Hình sự.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng TNHS thì số tình tiết giảm nhẹ TNHS phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng TNHS từ 02 tình tiết trở lên; trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 của Bộ luật Hình sự.

– Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định.Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú; hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể; mà người được hưởng án treo về cư trú; sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc từ 01 năm trở lên.

– Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù; nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; đồng thời không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Gây rối trật tự công cộng là gì?

Gây rối trật tự công cộng là hành vi cố ý làm mất tình trạng ổn định, có tổ chức, có kỷ luật ở nơi công cộng, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội, trực tiếp xâm phạm trật tự công cộng và có thể gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, của xã hội, quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân.

Gây rối trật tự cộng biểu hiện qua các hành vi cụ thể như:

  • Lời nói, cử chỉ thiếu văn hóa xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm người khác;
  • Hành vi phá phách hoặc làm ô uế các công trình, thiết bị nơi công cộng;
  • Hò hét, tạo tiếng động gây âm ĩ, đua xe máy trái phép;
  • Tụ tập đánh nhau…

Tội gây rối trật tự công cộng được quy định cụ thể tại Điều 318 BLHS 2015, sửa đổi bổ sung 2017:

Điều 318. Tội gây rối trật tự công cộng

1. Người nào gây rối trật tự công cộng gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng vũ khí, hung khí hoặc có hành vi phá phách;

c) Gây cản trở giao thông nghiêm trọng hoặc gây đình trệ hoạt động công cộng;

d) Xúi giục người khác gây rối;

đ) Hành hung người can thiệp bảo vệ trật tự công cộng;

e) Tái phạm nguy hiểm.”

Điều kiện để được hưởng án treo

Điều kiện để người bị kết án phạt tù được hưởng án treo được quy định tại khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự 2015, Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP như sau:

Người bị xử phạt tù có thể được xem xét cho hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

(1) Bị xử phạt tù không quá 03 năm.

(2) Có nhân thân tốt.

Người bị xử phạt tù có nhân thân là ngoài lần phạm tội này, người phạm tội chấp hành chính sách, pháp luật và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân ở nơi cư trú, nơi làm việc.

– Đối với người đã bị kết án nhưng thuộc trường hợp được coi là không có án tích, người bị kết án nhưng đã được xóa án tích, người đã bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lý kỷ luật mà tính đến ngày phạm tội lần này đã quá thời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính, chưa bị xử lý kỷ luật theo quy định của pháp luật nếu xét thấy tính chất, mức độ của tội phạm mới được thực hiện thuộc trường hợp ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là đồng phạm có vai trò không đáng kể trong vụ án và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

– Đối với người bị kết án mà khi định tội đã sử dụng tình tiết “đã bị xử lý kỷ luật” hoặc “đã bị xử phạt vi phạm hành chính” hoặc “đã bị kết án” và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo;

– Đối với người bị kết án mà vụ án được tách ra để giải quyết trong các giai đoạn khác nhau (tách thành nhiều vụ án) và có đủ các điều kiện khác thì cũng có thể cho hưởng án treo.

(3) Có từ 02 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015 và không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015.

Trường hợp có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự thì số tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự phải nhiều hơn số tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự từ 02 tình tiết trở lên, trong đó có ít nhất 01 tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự quy định tại khoản 1 Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015.

(4) Có nơi cư trú rõ ràng hoặc nơi làm việc ổn định để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giám sát, giáo dục.

Nơi cư trú rõ ràng là nơi tạm trú hoặc thường trú có địa chỉ được xác định cụ thể theo quy định của Luật Cư trú mà người được hưởng án treo về cư trú, sinh sống thường xuyên sau khi được hưởng án treo.

Nơi làm việc ổn định là nơi người phạm tội làm việc có thời hạn từ 01 năm trở lên theo hợp đồng lao động hoặc theo quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

(5) Xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù nếu người phạm tội có khả năng tự cải tạo và việc cho họ hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội; không ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Những trường hợp không cho hưởng án treo

Những trường hợp không cho hưởng án treo được quy định tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP (được sửa đổi bởi Điều 1 Nghị quyết 01/2022/NQ-HĐTP) bao gồm:

– Người phạm tội là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy, ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp, lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi, cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

– Người thực hiện hành vi phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng truy nã hoặc yêu cầu truy nã, trừ trường hợp đã ra đầu thú trước khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

– Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.

– Người phạm tội bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội, trừ một trong các trường hợp sau đây:

+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;

+ Người phạm tội bị xét xử và kết án về 02 tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng hoặc người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể.

– Người phạm tội 02 lần trở lên, trừ một trong các trường hợp sau:

+ Người phạm tội là người dưới 18 tuổi;

+ Các lần phạm tội đều là tội phạm ít nghiêm trọng;

+ Các lần phạm tội, người phạm tội là người giúp sức trong vụ án đồng phạm với vai trò không đáng kể;

+ Các lần phạm tội do người phạm tội tự thú.

+ Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo?
Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo?

Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo?

Như vậy, đã phân tích ở trên, nếu phạm tội gây rối trật tự công cộng mà đáp ứng đủ điều kiện tại mục (2) và không rơi vào các trường hợp không được hưởng án treo tại mục (3) thì có thể được hưởng án treo.

Thẩm quyền quyết định cho bị cáo hưởng án treo thuộc về Tòa án.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “ Phạm tội gây rối trật tự công cộng thì có được hưởng án treo? “. Hy vọng sẽ mang đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: đăng ký mã số thuế cá nhân online, hồ sơ đăng ký mã số thuế cá nhân, lệ phí đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân,… Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Những trường hợp không được xét án treo

Theo Điều 3 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, những trường hợp không cho hưởng án treo là:
Người phạm tội là chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy; ngoan cố chống đối, côn đồ, dùng thủ đoạn xảo quyệt, có tính chất chuyên nghiệp; lợi dụng chức vụ quyền hạn để trục lợi; cố ý gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Người phạm tội bỏ trốn và đã bị các cơ quan tiến hành tố tụng đề nghị truy nã.
Người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách; người đang được hưởng án treo bị xét xử về một tội phạm khác thực hiện trước khi được hưởng án treo.
Người phạm tội bị xét xử cùng một lần về nhiều tội; trừ trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi.
Người phạm tội nhiều lần, trừ trường hợp người phạm tội dưới 18 tuổi.
Người phạm tội thuộc trường hợp tái phạm, tái phạm nguy hiểm.

Mặt khách quan của tội gây rối trật tự công cộng

Về hành vi. Có hành vi gây rối trật tự công cộng. Đây là hành vi của những người có thái độ coi thường trật tự những nơi đông người như chợ, trường học, nhà thờ, công viên, nhà ga, bến xe, bến tàu…cụ thể như: Có lời nói thô tục xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng; Có hành vi thô bạo xúc phạm những người xung quanh tại nơi công cộng (đặc biệt là phụ nữ); Có hành vi dùng vũ lực để quậy phá, làm hư hỏng tài sản của nhà nước, của công dân ở nơi công cộng (như đập phá tượng đài, làm hư các biểu tượng, tranh cổ động, xe ô tô…)…
Hành vi nêu trên phải gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này. Hậu quả xảy ra mà thuộc một trong các trường hợp sau đây bị coi là “gây hậu quả nghiêm trọng” và phải chịu trách nhiệm hình sự theo Bộ luật Hình sự: Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tô chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; Thiệt hại về tài sản có giá trị từ mười triệu đồng trở lên; Chết người…

Tội gây rối trật tự công cộng có bắt buộc gây ra hậu quả không?

Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.