Chiến thuật bắt người tại chỗ ở theo quy định hiện hành năm 2022

07/10/2022
Chiến thuật bắt người tại chỗ ở theo quy định hiện hành năm 2022
393
Views

Xin chào Luật sư 247. Gần đây tôi thấy rất nhiều vụ án hình sự nghiêm trọng xảy ra nên có quan tâm đến chiến thuật bắt người tại chỗ ở được quy định như thế nào? Tôi có thắc mắc rằng ngoài truy nã thì trường hợp nào công an được phép bắt người? Có được thực hiện bắt người vào ban đêm không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

Khi nào thì được thực hiện việc bắt người?

Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 108 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ. Cụ thể như sau:

Giữ người trong trường hợp khẩn cấp.

Căn cứ khoản 1 Điều 110 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

1. Khi thuộc một trong các trường hợp khẩn cấp sau đây thì được giữ người:

a) Có đủ căn cứ để xác định người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

b) Người cùng thực hiện tội phạm hoặc bị hại hoặc người có mặt tại nơi xảy ra tội phạm chính mắt nhìn thấy và xác nhận đúng là người đã thực hiện tội phạm mà xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn;

c) Có dấu vết của tội phạm ở người hoặc tại chỗ ở hoặc nơi làm việc hoặc trên phương tiện của người bị nghi thực hiện tội phạm và xét thấy cần ngăn chặn ngay việc người đó trốn hoặc tiêu hủy chứng cứ.

– Bắt người phạm tội quả tang.

Căn cứ khoản 1 Điều 111 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm mà bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

– Bắt người đang bị truy nã.

Tại khoản 1 Điều 112 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định đối với người đang bị truy nã thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt và giải ngay người bị bắt đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Các cơ quan này phải lập biên bản tiếp nhận và giải ngay người bị bắt hoặc báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

– Bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Căn cứ khoản 1, khoản 2 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định:

Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra các cấp, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân và Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự các cấp; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án nhân dân và Chánh án, Phó Chánh án Tòa án quân sự các cấp; Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra lệnh, quyết định bắt bị can, bị cáo để tạm giam.

Người thi hành lệnh, quyết định phải đọc lệnh, quyết định; giải thích lệnh, quyết định, quyền và nghĩa vụ của người bị bắt và phải lập biên bản về việc bắt; giao lệnh, quyết định cho người bị bắt.

Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó cư trú phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người khác chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi người đó làm việc, học tập phải có đại diện cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập chứng kiến. Khi tiến hành bắt người tại nơi khác phải có sự chứng kiến của đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi tiến hành bắt người.

Có được bắt người vào ban đêm hay không?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 113 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:

3. Không được bắt người vào ban đêm, trừ trường hợp phạm tội quả tang hoặc bắt người đang bị truy nã.

Ban đêm thường được hiểu là khoảng thời gian từ 22 giờ đến 06 giờ sáng hôm sau

Chiến thuật bắt người tại chỗ ở theo quy định hiện hành
Chiến thuật bắt người tại chỗ ở theo quy định hiện hành

Pháp luật hiện nay chưa quy định lý do vì sao không được bắt người vào ban đêm, theo đó thì tuyệt đối không được tiến hành việc bắt người vào ban đêm nếu không phải là người phạm tội quả tang hoặc người đang bị truy nã. Nếu công an bắt người không đúng theo quy định trên thì người bị bắt có quyền khiếu nại.

Chiến thuật bắt người tại chỗ ở theo quy định hiện hành

Chiến thuật Bắt người tại chỗ ở

Chiến thuật bắt người tại chỗ ở là cách thức cơ quan điều tra vận dụng một cách mưu trí, linh hoạt các quy định của pháp luật để bắt trong tình huống người đó dang có mặt tại chỗ ở của mình hoặc của người khác.

Theo đó, chiến thuật này được áp dụng phổ biến trong quá trình điều tra vụ án bởi vì bắt người tại chỗ ở có những thuận lợi nhất định như: hạn chế được khả năng chạy trốn cúa người bị bắt cũng như tạo điều kiện để phát hiện, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án…

  • Điều kiện áp dụng

Cơ quan điều tra phải có căn cứ xác định hoặc nhận định người có quyết định bát có mặt tại chỗ ở vào thời điểm bắt. Cơ quan điều tra có khả năng tổ chức bắt tại chỗ ở đảm bảo hiệu quả, không gây ra những tác hại nghiêm trọng về chính trị, nghiệp vụ.

  • Trường hợp áp dụng

Bắt người tại chỗ ở có nhiều thuận lợi hơn so với việc bắt đối tượng tại các địa điểm khác. Bắt người tại chỗ ở để tạo ra những điều kiện thuận lợi cho công tác vận động quần chúng, củng cố lòng tin và nâng cao cảnh giác, khí thế cách mạng trong quần chúng. Bất người tại chỗ ớ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng

Bắt người trên đường hoặc một địa điểm khác

Chiến thuật bắt người trên đường đi hoặc địa điểm khác là cácli thức cơ quan điều tra vận dụng mưu trí, sáng tạo các quy định của pháp luật đê bắt người phạm tội trong tình huống người đó đang trên dường đi hoặc đang có mặt ở một địa điểm khác nhằm ngăn chặn tội phạm, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác điều tra

Địa điểm bắt đó là trên đường đi hoặc ở một nơi khác như trên tàu, xe, nhà gas, bến cảng, cửa khẩu, rừng núi, trêm sông biển.

  • Điều kiện áp dụng

Cơ quan điều tra xác định được diễn biến hoạt động phạm tội, quy luật đi lại, sinh hoạt, cư trú của đối tượng bắt.

Cơ quan điều tra có khả năng tổ chức bắt trên đường đi đảm bảo hiệu quả, không gây ra những tác hại nghiêm trọng về chính trị.

  • Trường hợp áp dụng

Bắt dối tượng tại chỗ ỏ không có lợi vê chính trị, nghiệp vụ.

Chỗ ở của đối tượng bắt không ổn định, rõ ràng.

Đối tượng chuẩn bị hoặc đang thực hiện tội phạm trên dường đi hay một địa điểm nhất định.

Người phạm tội đang lẩn trốn tại những địa điểm không thuộc chỗ ở.

Còn có hoạt động thuộc phạm vi tố tụng hình sự khác mà không được thực hiện vào ban đêm nữa không?

Theo Bộ luật Tố tụng hình sự ngoài việc không bắt người vào ban đêm thì còn những hoạt động sau đây cũng không được phép làm vào ban đêm:

– Theo quy định tại khoản 6 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm.

– Theo quy định tại khoản 3 Điều 183 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

– Theo quy định tại khoản 1 Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015: Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Chiến thuật bắt người tại chỗ ở theo quy định hiện hành năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu tìm hiểu quy định pháp luật về thủ tục đăng ký khai sinh hay tải xuống mẫu đăng ký lại khai sinh… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Mọi người đều có quyền bắt người trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 111, Điều 112 Bộ Luật tố tụng hình sự 2015 thì bất kỳ người nào cũng có quyền bắt; và giải ngay người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát; hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất. Khi bắt người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã thì người nào cũng có quyền tước vũ khí, hung khí của người bị bắt.

Trình tự bắt người trong điều tra hình sự như thế nào?

– Xét quyết định bắt
– Chuẩn bị bắt
– Tiến hành bắt

Nhưng việc cần làm sau khi bắt người tại chỗ là gì?

– Dẫn giải người bị bắt: dẫn giải người bị bắt là việc đưa đối tượng từ nơi bắt về cơ quan công an hoặc nơi giam giữ. Khi dẫn giải phải bảo đảm tuyệt đối an toàn, không để đối tượng chạy trốn, chống cự, tự sát, thông cung hoặc gây thêm tội mới.
– Thông báo về việc bắt người: Trong mọi trường hợp bắt người, người ra lệnh bắt phải thông báo ngay cho gia đình người bị bắt, chính quyền xã, phường thị trấn hoặc cơ quan tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc biết. Nếu thông báo cản trở việc điều tra thì sau khi cản trở đó không còn nữa, người ra lệnh bắt phải thông báo ngay.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.