Nghị định xử phạt về tảo hôn mới năm 2022

06/10/2022
Nghị định xử phạt về tảo hôn hiện nay
459
Views

Nghị định 82/2020/NĐ-CP xử phạt hành chính lĩnh vực hôn nhân gia đình. Đây là nghị định xử phạt về tảo hôn hiện nay. Để nắm rõ hơn những nội dung được quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP. Luật sư X mời bạn đọc xem văn bản này trong bài viết dưới đây nhé.

Tình trạng pháp lý

Số hiệu:82/2020/NĐ-CPLoại văn bản:Nghị định
Nơi ban hành:Chính phủNgười ký:Nguyễn Xuân Phúc
Ngày ban hành:15/07/2020Ngày hiệu lực:01/09/2020
Ngày công báo:30/07/2020Số công báo:Từ số 727 đến số 728
Tình trạng:Còn hiệu lực

Tóm tắt nội dung

Mức phạt VPHC liên quan đến công chứng hợp đồng từ 01/9/2020 Đây là nội dung tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, HN&GĐ, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã. Theo đó, các hành vi vi phạm quy định liên quan đến công chứng hợp đồng bị xử phạt như sau từ 01/9/2020:

– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu:

+ Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản để được công chứng hợp đồng ;

+ Sử dụng giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung để được công chứng hợp đồng. (Hiện hành theo Nghị định 67/2015, phạt từ 01 đến 3 triệu đồng) – Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối nếu:

+ Giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người yêu cầu công chứng; giả mạo, thuê hoặc nhờ người khác giả mạo người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến hợp đồng để công chứng hợp đồng, giao dịch; giả mạo chữ ký của người yêu cầu công chứng;

+ Yêu cầu công chứng hợp đồng giả tạo;

+ Cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng (hiện hành phạt từ 3 đến 7 triệu đồng);

+ Cản trở hoạt động công chứng. Xem thêm hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả tại Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/9/2020). Lưu ý: Đây là mức phạt đối với cá nhân, tổ chức có cùng hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt gấp đôi.

Quy định về xử phạt về tảo hôn hiện nay tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP

Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

Tải xuống Nghị định xử phạt về tảo hôn

Loader Loading…
EAD Logo Taking too long?

Reload Reload document
| Open Open in new tab

Download [162.00 B]

Tảo hôn có bị xử lý hình sự không?

Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự,

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Trường hợp tảo hôn được công nhận là vợ chồng

Theo khoản 2 Điều 11 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, các trường hợp kết hợp trái với quy định pháp luật, trong đó có tảo hôn vẫn được công nhận là vợ chồng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

  • Tại thời điểm Tòa án giải quyết yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật mà cả hai bên kết hôn đã có đủ các điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
  • Hai bên yêu cầu công nhận quan hệ hôn nhân. Khi đó, quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm các bên đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật.

Nguyên nhân tảo hôn

  • Do những hủ tục lạc hậu của một vài dân tộc ít người, cần thời gian dài để xóa bỏ hoàn toàn phong tục không tốt đẹp này.
  • Do một số quy định của pháp luật hiện hành về xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp liên quan đến việc kết hôn khi chưa đủ tuổi theo quy định ở mức rất thấp, không đủ sức răn đe, ngăn chặn kịp thời.
  • Do trình độ dân trí và hiểu biết pháp luật của một bộ phận người dân tại một số vùng núi, vùng sâu vùng xa còn hạn chế, chưa kịp tiếp thu những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn.
  • Công tác tuyên truyền vận động, phổ biến giáo dục kiến thức pháp luật liên quan đến vấn đề này còn chưa rộng rãi, thường xuyên và chưa sâu sắc.

Hậu quả của nạn tảo hôn

Đối với bản thân:

Làm mất đi cơ hội về học tập, việc làm tốt, cơ hội để cải thiện điều kiện sống và chăm sóc sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Bản thân những bà mẹ trẻ bị ảnh hưởng đến sức khỏe do cơ thể chưa phát triển đến độ hoàn thiện, ảnh hưởng trực tiếp đến thể chất, tâm sinh lý, sức khỏe sinh sản của người phụ nữ, nhất là trẻ em gái do chưa đủ tuổi trưởng thành, cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, việc quan hệ tình dục sớm, mang thai, sinh đẻ,..

Có nhiều em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường phải bỏ học để lấy vợ lấy chồng, mất cơ hội học tập, kinh nghiệm cuộc sống còn non trẻ, nhưng phải lo toan cuộc sống gia đình mà chủ yếu là làm nông nghiệp, lao động phổ thông nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn kinh tế, cơ hội lập nghiệp và phát triển kinh tế gia đình bị hạn chế, đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đói nghèo.

Nghị định xử phạt về tảo hôn hiện nay
Nghị định xử phạt về tảo hôn hiện nay

Đối với xã hội

Việc kết hôn sớm, mang thai và sinh đẻ trong lứa tuổi vị thành niên ảnh hưởng lớn tới sức khỏe bà mẹ, sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh. Đây là nguyên nhân làm gia tăng tỉ lệ suy dinh dưỡng trẻ em, tăng tỷ lệ tử vong ở trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi, tăng tỷ lệ tử vong của bà mẹ liên quan đến thai sản; là gánh nặng cho gia đình và xã hội, ảnh hưởng đến chất lượng dân số, nguồn nhân lực và gây hậu quả tiêu cực đến sự phát triển và tiến bộ xã hội, đồng thời là nguyên nhân chính dẫn đến nghèo đói, thất học.

Tảo hôn khiến khả năng kiếm sống hoặc đóng góp về kinh tế cho gia đình là rất thấp dẫn đến tỷ lệ đói nghèo ngày càng tăng cao.

Mời bạn đọc xem thêm:

Thông tin liên hệ:

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Nghị định xử phạt về tảo hôn hiện nay”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về văn phòng dịch vụ thám tử ; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Tảo hôn có phải là hành vi vi phạm pháp luật?

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi bên nữ chưa đủ 18 tuổi, bên nam chưa đủ 20 tuổi hoặc cả hai bên chưa đủ độ tuổi nêu trên. Tảo hôn là một hành vi vi phạm pháp luật

Thẩm quyền xử lý hủy kết hôn trái pháp luật từ việc tảo hôn?

Theo thủ tục Bộ luật tố tụng dân sự quy định, Tòa án có thẩm quyền xem xét về điều kiện độ tuổi khi kết hôn để xử lý. Sau khi hủy kết hôn trái pháp luật từ việc tảo hôn

Hậu quả pháp lý của tảo hôn

+ Bị hủy kết hôn vì trái với quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình
+ Bị xử phạt hành chính do vi phạm quy định trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình, mức phạt cụ thể quy định tại điều 58 trong Nghị định 82/2020/NĐ-CP của Chính phủ ban hành.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.