Cá nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không năm 2022

05/10/2022
Cá nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không năm 2022
367
Views

Hiện nay, hình thức đầu tư vốn dựa trên việc sử dụng đất ngày càng trở nên phổ biến. Tuy nhiên, nhiều người dân vẫn chưa hiểu rõ về các quy định đầu tư vốn dựa trên quyền sử dụng đất. Có thể đầu tư vốn bằng cách sử dụng đất không? Ai có thể đầu tư vốn thông qua quyền sử dụng? Cá nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không theo quy định năm 2022. Cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định góp vốn bằng quyền sử dụng đất ở bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Có được góp vốn bằng quyền sử dụng đất không?

Theo Luật doanh nghiệp hiện hành, các tài sản góp vốn có thể là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, các tài sản khác có thể định giá bằng Đồng Việt Nam.

Theo đó, quyền sử dụng đất được pháp luật ghi nhận là một loại tài sản có thể góp vốn. Vậy việc góp vốn bằng quyền sử dụng đất hay góp vốn quyền sử dụng đất là hoàn toàn có thể và hợp pháp.

Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Để thực hiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện chung về năng lực hành vi dân sự, bên cạnh đó phải đảm bảo các điều kiện được quy định trong luật đất đai như sau:

  • Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Điều kiện góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp

Theo pháp luật đất đai hiện hành, tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp thì phải đáp ứng các điều kiện được quy định cụ thể như sau:

  • Có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận góp vốn đất nông nghiệp để thực hiện dự án;
  • Mục đích sử dụng đối với diện tích đất nhận góp vốn phải phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
  • Riêng đối với đất chuyên trồng lúa nước thì người góp vốn phải chuyển một khoản tiền để Nhà nước bổ sung diện tích đất chuyên trồng lúa nước bị mất hoặc tăng hiệu quả sử dụng đất trồng lúa nước theo quy định Chính phủ.

Cá nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không năm 2022

Hiện nay, pháp luật quy định rất cụ thể về những chủ thể được phép góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bao gồm:

  • Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức; đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất; đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế;
  • Người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam cho thuê đất thu tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước Việt Nam giao đất có thu tiền sử dụng để thực hiện dự án.

Bên cạnh đó, các chủ thể sau dù là người sử dụng đất nhưng không có quyền góp vốn bằng quyền sử dụng đất, bao gồm:

  • Tổ chức được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất;
  • Tổ chức kinh tế, tổ chức sự nghiệp công lập được Nhà nước cho thuê đất thu tiền thuê đất hằng năm;
  • Cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư sử dụng đất.
Cá nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không năm 2022
Cá nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không năm 2022

Thủ tục góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ và nộp hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Chủ thể góp vốn phải sau khi đã chuẩn bị đầy đủ một bộ hồ sơ góp vốn quyền sử dụng đất, sẽ nộp hồ sơ đó về văn phòng đăng ký đất đai.

Bước 2: Thẩm định hồ sơ

Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, khi xác định đã đủ các quyền để thực hiện theo quy định thì tiếp tục thực hiện việc gửi thông tin địa chính đến cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải thu nghĩa vụ tài chính theo quy định; xác nhận nội dung biến động vào Giấy chứng nhận đã cấp theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai;

Bước 3: Sau khi hoàn tất các thủ tục nêu trên, Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm trao giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất.

Xử lý quyền sử dụng đất khi chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng

Theo quy định pháp luật đất đai hiện nay, việc xử lý quyền sử dụng khi chấm dứt việc góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng được tiến hành như sau:

  • Đối với trường hợp hết thời hạn góp vốn hoặc do có thoả thuận của các bên về chấm dứt việc góp vốn thì bên góp vốn quyền sử dụng đất được tiếp tục sử dụng đất đó trong thời gian còn lại;
  • Đối với trường hợp thời hạn chấm dứt sử dụng đất đai đã hết hoặc bên góp vốn quyền sử dụng đất không còn nhu cầu tiếp tục sử dụng đất thì Nhà nước cho bên nhận góp vốn tiếp tục thuê nếu có nhu cầu;
  • Đối với trường hợp chấm dứt việc góp vốn theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm pháp luật đất đai thì Nhà nước tiến hành thu hồi đất đó;
  • Đối với trường hợp bên nhận góp vốn hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức bị phá sản thì quyền sử dụng đất đã góp vốn sẽ được xử lý theo tuyên bố phá sản của Tòa án nhân dân;

Đối với người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất theo quyết định của Toà án nhân dân thì được tiếp tục sử dụng đất đúng mục đích đã được xác định thời hạn sử dụng đất còn lại và được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Trong trường hợp không có người nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất thì nhà nước thu hồi đất và tài sản đó;

  • Trong trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn chết thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được thừa kế theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Trong trường hợp cá nhân tham gia hợp đồng góp vốn bị tuyên bố là đã chết hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự;
  • Trường hợp doanh nghiệp liên doanh giải thể hoặc bên góp vốn bằng quyền sử dụng đất là tổ chức giải thể thì quyền sử dụng đất đã góp vốn được xử lý theo thỏa thuận giữa các bên và phải đảm bảo phù hợp với quy định của Luật đất đai cũng như các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chấm dứt thủ tục góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất bằng cách nào?

Việc góp vốn vào công ty bằng quyền sử dụng đất sẽ chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:

  • Khi hết thời hạn góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất;
  • Do đề nghị của một bên hoặc các bên theo thoả thuận trong hợp đồng góp vốn; trường hợp liên doanh với tổ chức, cá nhân nước ngoài thì phải có sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Khi có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền do vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật đất đai;
  • Do doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản;
  • Do giải thể doanh nghiệp;
  • Cá nhân giao kết hợp đồng góp vốn chết, bị tuyên bố là đã chết; bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự;bị cấm hoạt động trong lĩnh vực hợp tác kinh doanh mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân đó thực hiện;
  • Pháp nhân hoặc các chủ thể góp vốn khác chấm dứt hợp đồng mà hợp đồng góp vốn phải do cá nhân, pháp nhân hoặc các chủ thể đó thực hiện.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Cá nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất được không năm 2022“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web:  Lsxlawfirm. Hy vọng sẽ giúp cho bạn đọc có được những thông tin hữu ích. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: thẩm quyền thu hồi đất, thỏa thuận bồi thường thu hồi đất, thủ tục thu hồi đất, giá bồi thường thu hồi đất,… Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, có 2 hình thức góp vốn bằng quyền sử dụng đất tuỳ thuộc vào mục đích kinh doanh của doanh nghiệp:
Hình thức thứ nhất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất để hợp tác kinh doanh theo hợp đồng hợp tác kinh doanh. Trong trường hợp quyền sử dụng đất được góp vốn theo hình thức này, chủ thể nhận góp vốn không được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
Hình thức thứ hai, góp vốn để thành lập ra một doanh nghiệp mới hoặc cùng sản xuất kinh doanh với một doanh nghiệp đã thành lập từ trước. Trong trường hợp này, thành viên góp vốn phải chuyển quyền sử dụng đất cho công ty theo quy định của pháp luật. Thủ tục này không yêu cầu lệ phí trước bạ; Chủ thể nhận góp vốn sẽ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi bên góp vốn hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất.

Hồ sơ góp vốn bằng quyền sử dụng đất

Theo pháp luật hiện hành, khi tiến hành góp vốn bằng quyền sử dụng đất, người góp vốn phải chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ như sau:
Đơn đăng ký biến động đất đai (Mẫu số 09/ĐK);
Bản gốc Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (đã cấp);
Hợp đồng góp vốn bằng quyền sử dụng đất;
Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy đăng ký kinh doanh/giấy phép đầu tư/quyết định thành lập của tổ chức;
Trích lục bản đồ địa chính;
Văn bản uỷ quyền công chứng chứng thực (nếu có).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.