Hiện nay khiếu nại quyết định thu hồi đất năm 2022 được quy định như thế nào? Ai là người có quyền khiếu nại quyết định thu hồi đất? Trình tự, thủ tục khiếu nại quyết định thu hồi đất được quy định như thế nào? Thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất thuộc về cơ quan, tổ chức nào? Thời hạn khiếu nại quyết định thu hồi đất được quy định trong vòng bao lâu? Bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ cung cấp đến bạn đầy đủ thông tin về khiếu nại quyết định thu hồi đất để bạn có thể tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Những khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án
Theo quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015, các khiếu kiện sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:
- Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính, trừ các quyết định, hành vi sau đây:
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính thuộc phạm vi bí mật nhà nước trong các lĩnh vực quốc phòng, an ninh, ngoại giao theo quy định của pháp luật;
- Quyết định, hành vi của Tòa án trong việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính, xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng;
- Quyết định hành chính, hành vi hành chính mang tính nội bộ của cơ quan, tổ chức.
- Khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức giữ chức vụ từ Tổng Cục trưởng và tương đương trở xuống.
- Khiếu kiện quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh.
- Khiếu kiện danh sách cử tri.
Nội dung quyết định thu hồi đất
Nội dung của Thông báo thu hồi đất được quy định tại khoản 2 Điều 17 Nghị định 43/2017/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đất đai như sau: Thông báo thu hồi đất bao gồm các nội dung quy định tại các điểm a,b,c,d Khoản 1 Điều này, bao gồm:
- Lý do thu hồi .
- Lý do thu hồi đất;
- Diện tích, vị trí khu đất thu hồi trên cơ sở hồ sơ địa chính hiện có hoặc quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; trường hợp thu hồi đất theo tiến độ thực hiện dự án thì ghi rõ tiến độ thu hồi đất;
- Kế hoạch điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
- Dự kiến về kế hoạch di chuyển và bố trí tái định cư;
- Giao nhiệm vụ lập, thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.
Thẩm quyền ban hành quyết định thu hồi đất
Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 69 Luật Đất đai 2013 quy định về việc quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư như sau: Ủy ban nhân dân (UBND) cấp có thẩm quyền quy định tại Điều 66 của Luật này quyết định thu hồi đất, quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong cùng 1 ngày.
Pháp luật có quy định về thẩm quyền thu hồi đất như sau:
- UBND cấp tỉnh quyết định thu hồi đất trong các trường hợp: Thu hồi đất với tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
- UBND cấp huyện quyết định thu hồi đất trong trường hợp: Thu hồi đất với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư; thu hồi đất ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam.
- Trong trường hợp trong khu vực thu hồi đất có đối tượng quy định trên thì UBND tỉnh quyết định thu hồi đất hoặc uỷ quyền cho UBND huyện quyết định thu hồi đất.
Khiếu nại quyết định thu hồi đất năm 2022 như thế nào?
Điều 16 Luật Đất đai 2013 quy định các trường hợp nhà nước quyết định thu hồi đất như sau:
“1. Nhà nước quyết định thu hồi đất trong các trường hợp sau đây:
a) Thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng;
b) Thu hồi đất do vi phạm pháp luật về đất đai;
c) Thu hồi đất do chấm dứt việc sử dụng đất theo pháp luật, tự nguyện trả lại đất, có nguy cơ đe dọa tính mạng con người.
2. Nhà nước quyết định trưng dụng đất trong trường hợp thật cần thiết để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh hoặc trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, phòng, chống thiên tai.”
Theo quy định Luật đất đai 2013, trình tự, thủ tục thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng như sau:
Xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thu hồi đất ban hành thông báo thu hồi đất.
- Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng triển khai thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm;
- Người sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện việc điều tra, khảo sát, đo đạc xác định diện tích đất, thống kê nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất để lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư;
- Trường hợp người sử dụng đất không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng các cơ quan, đoàn thể tổ chức vận động, thuyết phục để người sử dụng đất thực hiện.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày được vận động, thuyết phục mà người sử dụng đất vẫn không phối hợp với tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định kiểm đếm bắt buộc. Người có đất thu hồi có trách nhiệm thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc. Trường hợp người có đất thu hồi không chấp hành thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thực hiện quyết định kiểm đếm bắt buộc và tổ chức thực hiện cưỡng chế
Lập, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định:
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm lập phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất thu hồi tổ chức lấy ý kiến về phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
- Cơ quan có thẩm quyền thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trước khi trình Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền quyết định thu hồi đất.
- Quyết định thu hồi đất, phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được quy định như sau: Trường hợp người có đất thu hồi đã được vận động, thuyết phục nhưng không chấp hành việc bàn giao đất cho tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế thu hồi đất và tổ chức thực hiện việc cưỡng chế.
- Tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng có trách nhiệm quản lý đất đã được giải phóng mặt bằng.
Điều 17 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định Thông báo thu hồi đất, thành phần Ban thực hiện cưỡng chế thu hồi đất, kinh phí cưỡng chế thu hồi đất, giải quyết khiếu kiện phát sinh từ việc cưỡng chế thu hồi đất như sau:
Cơ quan tài nguyên và môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm và thông báo thu hồi đất.
Khi thực hiện cưỡng chế thu hồi đất mà người bị cưỡng chế từ chối nhận tài sản theo quy định thì Ban thực hiện cưỡng chế giao tài sản cho Ủy ban nhân dân cấp xã bảo quản tài sản theo quy định của pháp luật.
Người có đất thu hồi, tổ chức, cá nhân có liên quan có quyền khiếu nại về việc thu hồi đất theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Trong khi chưa có quyết định giải quyết khiếu nại thì vẫn phải tiếp tục thực hiện quyết định thu hồi đất, quyết định cưỡng chế thu hồi đất. Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có kết luận việc thu hồi đất là trái pháp luật thì phải dừng cưỡng chế nếu việc cưỡng chế chưa hoàn thành; hủy bỏ quyết định thu hồi đất đã ban hành và bồi thường thiệt hại do quyết định thu hồi đất gây ra (nếu có).
Như vậy, theo quy định, khi nhà nước thu hồi đất vì mục đích đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng thì tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất có trách nhiệm phối hợp cùng thực hiện; trường hợp không tự nguyện thực hiện các quyết định trong quá trình thu hồi đất thì có thể bị cưỡng chế.
Đối chiếu theo quy định trên vào trường hợp của gia đình bạn, địa phương thu hồi đất của gia đình bạn để mở rộng dự án quốc lộ 24; tuy nhiên, trong quá trình thu hồi thì 2 bên không thỏa thuận được về giá đất bồi thường khi thu hồi và đã có quyết định cưỡng chế; khi cơ quan có thẩm quyền đến cưỡng chế; gia đình bạn nên tự nguyện phối hợp cưỡng chế không nên chống đối. Về giá bồi thường nếu gia đình bạn không đồng ý thì gia đình bạn tiếp tục khiếu nại tới cơ quan thu hồi đất để thỏa thuận lại về giá bồi thường.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định năm 2022, xô xát đánh nhau bị phạt bao nhiêu tiền?
- Năm 2022, đi bộ đội có bị cắt hộ khẩu không?
- Thừa phát lại có phải kê khai tài sản hằng năm hay không 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Khiếu nại quyết định thu hồi đất năm 2022 như thế nào?“. Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Hy vọng sẽ mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: phí chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư, gia hạn thời gian sử dụng đấy, chuyển đất chồng rừng sang đất ở, chuyển đổi đất ruộng sang đất ở … . Nếu quý khách có nhu cầu mua bán doanh nghiệp; hãy liên hệ ngay với Luật sư 247 để được phục vụ tốt nhất: 0833102102. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật có quy định những đối tượng có quyền khiếu nại đất đai bao gồm những đối tượng: người sử dụng đất và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới sử dụng đất. Bên cạnh đó, pháp luật quy định để có quyền khiếu nại quyết định về đất đai, chủ thể phải đáp ứng đủ về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
Người khiếu nại là người có quyền, lợi ích hợp pháp chịu tác động trực tiếp bởi quyết định hành chính, hành vi hành chính mà mình khiếu nại.
Căn cứ theo Điều 9 Luật Khiếu nại 2011, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính. Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hành chính hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính về quản lý đất đai thì người sử dụng đất, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến sử dụng đất có quyền khiếu nại giải quyết tranh chấp về đất đai.
Pháp luật về tố tụng hành có quy định về thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định thu hồi đất như sau:
Chủ tịch UBND cấp xã, thủ trưởng cơ quan thuộc UBND cấp huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của người có trách nhiệm do mình trực tiếp quản lý.
Chủ tịch UBND cấp huyện: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Thủ trưởng cơ quan thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Giám đốc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.
Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại đất đai lần đầu nếu như đó là hành vi hành chính hoặc quyết định hành chính của mình hoặc cơ quan, cá nhân mà mình quản lý đưa ra.
Giám đốc sở và cấp tương đương: giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp; giải quyết khiếu nại lần hai đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng cơ quan thuộc sở và cấp tương đương đã giải quyết lần đầu nhưng còn khiếu nại hoặc khiếu nại lần đầu đã hết thời hạn nhưng chưa được giải quyết.