Theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào?

05/10/2022
Theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào?
449
Views

Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Mỹ Việt, tôi vừa chuyển vào chung cư ở được 1 tháng nay. Tôi có được thông báo về việc sắp tới sẽ nộp phí bảo trì chung cư vì ngân sách đã sắp hết, nhưng đến nay vẫn chưa nộp được. Tôi không rõ về thời gian nộp phí chung cư ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi thắc mắc theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp thắc mắc “Theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào?” và cũng như nắm rõ một số vấn đề xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

Phí bảo trì chung cư là gì?

Luật Nhà ở năm 2014 không quy định cụ thể về định nghĩa phí bảo trì chung cư, nhưng căn cứ theo Điều 108 Luật này thì có thể hiểu rằng: Phí bảo trì chung cư là khoản phí được sử dụng để bảo trì các hạng mục thuộc sở hữu chung tại tòa nhà bị xuống cấp trong quá trình sử dụng.

Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào?

Căn cứ theo Điều 108 Luật nhà ở năm 2014 có quy định rõ ràng về cách tính phí bảo trì chung cư. Theo đó có 2 trường hợp:
 
Đối với người thuê mua căn hộ/diện tích nộp

Phí bảo trì bằng 2% giá trị căn hộ, mua hoặc diện tích khác

Ví dụ: Nếu căn hộ có giá trị 2 tỷ, thì phí bảo trì chung cư bạn cần nộp là 2 tỷ x 2% = 40 triệu

Đối với chủ đầu tư nộp

Đối với căn hộ, phần diện tích khác trong nhà chung cư mà chủ đầu tư giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm bàn giao đưa nhà chung cư vào sử dụng, trừ phần diện tích thuộc sở hữu chung thì chủ đầu tư phải đóng 2% giá trị căn hộ, phần diện tích giữ lại. Phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.

Ví dụ: Căn hộ giá cao nhất là 5 tỷ (100m2) thì giá 1m2 là 40 triệu/m2. Diện tích mà chủ đầu tư giữ lại là 200m2. Số tiền phí bảo trì chung cư mà chủ đầu tư phải nộp là (40 triệu * 200)*2% = 160 triệu.

Theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào?

Phí bảo trì chung cư được đóng trước khi bàn giao căn hộ chung cư hoặc khi ngân sách đã cạn. Chủ đầu tư có trách nhiệm thông báo bằng văn bản đến từng hộ dân sinh sống tiếp tục đóng phí bảo trì.

Thông thường, phí bảo trì chung cư nằm cố định trong 2% giá trị mỗi căn hộ sau giao dịch. Trước khi đưa ra quyết định yêu cầu đóng phí, chủ đầu tư họp cư dân lấy ý kiến.

Theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào?
Theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào?

Phải làm gì khi chủ đầu tư không bàn giao phí bảo trì nhà chung cư?

+ Theo quy định của Luật nhà ở năm 2014 thì nhưng người mua, thuê mua nhà ở, chủ đầu tư phải đóng 2% kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định tại Điều 108 của Luật Nhà ở năm 2014; Chủ đầu tư có trách nhiệm lập tài khoản tại tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để tạm quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu theo quy định của Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở (sau đây gọi chung là Nghị định số 99/2015/NĐ-CP) được sửa đổi bổ sung bằng Nghị định 30/2019/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 99/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Nhà ở.

Khoản kinh phí này được tính trước thuế để nộp (Nhà nước không thu thuế đối với khoản kinh phí này). Chủ đầu tư phải mở một tài khoản thanh toán tại một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam để nhận tiền bảo trì do người mua, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư nộp; khi mở tài khoản, chủ đầu tư phải ghi rõ tên tài khoản là tiền gửi kinh phí bảo trì nhà chung cư dưới hình thức có kỳ hạn.

+ Chủ đầu tư phải có trách nhiệm ghi thống nhất tài khoản đã mở theo quy định tại Khoản 1 Điều này trong hợp đồng mua bán, thuê mua căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư ký với khách hàng (bao gồm số tài khoản, tên tài khoản và tên tổ chức tín dụng nơi mở tài khoản này); người mua, thuê mua trước khi nhận bàn giao nhà ở phải nộp 2% kinh phí bảo trì theo quy định vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng này hoặc nộp cho chủ đầu tư để chuyển vào tài khoản đã ghi trong hợp đồng; nếu chủ đầu tư không thu kinh phí này mà vẫn bàn giao căn hộ hoặc diện tích khác trong nhà chung cư cho người mua, thuê mua thì chủ đầu tư phải nộp khoản kinh phí 2% này.

+ Theo quy định của pháp luật thì đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại không bán hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua tính đến thời điểm nghiệm thu đưa toàn bộ nhà chung cư vào sử dụng mà thuộc diện phải nộp kinh phí bảo trì 2% cho Ban quản trị nhà chung cư (sau đây gọi chung là Ban quản trị) theo quy định của Luật Nhà ở thì chủ đầu tư phải chuyển số kinh phí này vào tài khoản đã lập quy định của pháp luật nhà ở. 

+ Nếu trước đó nhà chung cư chưa có ban quản trị nhà chung cư thì sau khi Ban quản trị được thành lập và có văn bản yêu cầu bàn giao kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư đang tạm quản lý thì chủ đầu tư và Ban quản trị thống nhất lập hồ sơ quyết toán số liệu kinh phí bảo trì; căn cứ vào số liệu quyết toán do hai bên thống nhất, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển kinh phí bảo trì thuộc diện phải chuyển giao theo quy định của pháp luật về nhà ở sang cho Ban quản trị quản lý thông qua hình thức chuyển khoản. Cách thức lập tài khoản quản lý kinh phí bảo trì của Ban quản trị và thủ tục bàn giao kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư sang cho Ban quản trị được thực hiện theo Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư do Bộ Xây dựng ban hành.

Sau khi bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban quản trị nhà chung cư, chủ đầu tư phải có văn bản báo cáo cho Sở Xây dựng nơi có nhà chung cư biết để theo dõi.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề “Theo quy định thì phí bảo trì chung cư nộp khi nào?”. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Mọi câu hỏi về thủ tục pháp lý có liên quan hay các thắc mắc chưa có giải đáp như: xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm như nào, dịch vụ thám tử tìm người, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, đăng ký lại khai sinh trực tuyến,… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…

Hãy liên hệ: 0833.102.102.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Ai có trách nhiệm đóng phí bảo trì chung cư?

Theo khoản 2 Điều 11 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD quy định về trách nhiệm đóng phí bảo trì chung cư như sau:
– Chủ sở hữu nhà chung cư có trách nhiệm bảo trì phần sở hữu riêng và đóng góp kinh phí để thực hiện bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư theo quy định.
– Trường hợp có hư hỏng phần sở hữu riêng mà ảnh hưởng đến các chủ sở hữu khác thì chủ sở hữu có trách nhiệm sửa chữa các hư hỏng đó, nếu chủ sở hữu không thực hiện sửa chữa thì đơn vị quản lý vận hành 
Hoặc người được giao quản lý nhà chung cư được tạm ngừng hoặc đề nghị đơn vị cung cấp dịch vụ tạm ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước sinh hoạt đối với phần sở hữu riêng này; 
Trường hợp có hư hỏng phần sở hữu chung trong khu vực thuộc sở hữu riêng thì chủ sở hữu phần sở hữu riêng có trách nhiệm tạo điều kiện và hỗ trợ đơn vị quản lý vận hành nhà chung cư, đơn vị thi công sửa chữa các hư hỏng này.

Ai quản lý phí bảo trì chung cư?

Theo Điều 107 Luật Nhà ở 2014 quy định về đối tượng chịu trách nhiệm quản lý phí bảo trì chung cư như sau: Sau khi thu quỹ bảo trì chung cư từ người mua, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển khoản tiền đó vào tiền gửi tiết kiệm của một tổ chức tín dụng đang hoạt động tại Việt Nam trong vòng 7 ngày, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà chung cư. Bên cạnh đó, sau 12 tháng kể từ thời điểm bàn giao, đưa tòa nhà vào sử dụng, đồng thời số căn hộ nhận bàn giao đạt trên 50% thì chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp tổ chức Hội nghị nhà chung cư để bầu ra Ban quản trị tòa nhà.
Kể từ khi thành lập, trong vòng 7 ngày làm việc, ban quản trị tòa nhà cần có văn bản đề nghị chủ đầu tư chuyển giao kinh phí bảo trì, bao gồm cả lãi suất tiền gửi cho Ban quản trị để thực hiện quản lý, sử dụng theo đúng quy định của pháp luật, đồng thời thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh. Trong trường hợp chủ đầu tư không tiến hành bàn giao kinh phí bảo trì nhà chung cư thì Ban quản trị tòa nhà có quyền yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có nhà chung cư thực hiện cưỡng chế buộc chủ đầu tư bàn giao số tiền bảo trì chung cư cùng số tiền lãi do trả chậm theo đúng quy định của Chính phủ.

Phí bảo trì chung cư dùng để làm gì?

Chung cư sẽ có các diện tích thuộc sở hữu chung như: hành lang, hầm đỗ xe, hệ thống phòng cháy chữa cháy, máy phát điện, hệ thống chiếu sáng… Do vậy trong quá trình vận hành khi phát sinh các sự cố hỏng hóc, xuống cấp thì cần thiết phải có nguồn kinh phí kịp thời khắc phục để hạn chế tối đa những ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống cư dân.
Như vậy, mục đích sử dụng phí bảo trì chung cư là để duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa các phần sở hữu chung của chung cư, không sử dụng cho việc quản lý vận hành nhà chung cư và các mục đích khác. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.