Bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ xử lý thế nào?

04/10/2022
946
Views

Xin chào luật sư! Bác tôi thuộc đối tượng được hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Tuy nhiên, sau một thời gian khá lâu vẫn chưa nhận được trợ cấp thất nghiệp. Tôi muốn hỏi luật sư bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Căn cứ pháp lý

Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Theo khoản 4 Điều 3 Luật việc làm 2013, bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ
Bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Theo Điều 43 Luật việc làm 2013, đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp là:

  • Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
    • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
    • Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
    • Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng.
  • Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  • Người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
  • Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều này.

Hưởng trợ cấp thất nghiệp

Theo Điều 18 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1, Điều 2 Nghị định 61/2020/NĐ-CP, giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định như sau:

  • Trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, trường hợp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.
  • Người lao động chưa tìm được việc làm trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và gửi lại người lao động cùng với quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp sau khi chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động được tính từ ngày thứ 16 theo ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh) để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp. Quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  • Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Chi trả trợ cấp thất nghiệp
    • Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp tháng đầu tiên của người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;
    • Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động từ tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp thứ 2 trở đi trong thời hạn 05 ngày làm việc, tính từ thời điểm ngày thứ 07 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp đó nếu không nhận được quyết định tạm dừng hoặc chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động. Trường hợp thời điểm ngày thứ 07 nêu trên là ngày nghỉ thì thời hạn chi trả trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày làm việc tiếp theo.
  • Trong 03 ngày làm việc được ghi trên phiếu hẹn trả kết quả theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định này, nếu người lao động không đến nhận quyết định về việc hưởng trợ cấp thất nghiệp hoặc không ủy quyền cho người khác đến nhận quyết định và không thông báo cho trung tâm dịch vụ việc làm về lý do không thể đến nhận thì được coi là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày người lao động hết hạn nhận quyết định theo phiếu hẹn trả kết quả, trung tâm dịch vụ việc làm trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo Mẫu số 02 ban hành kèm theo Nghị định này.
  • Quyết định về việc hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để không chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động
  • Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp của người lao động trong trường hợp hủy quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nêu tại Khoản 3 Điều này được cộng dồn theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Luật Việc làm để tính cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo.
  • Sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày người lao động hết thời hạn hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp và không thông báo bằng văn bản với tổ chức bảo hiểm xã hội nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động đó được xác định là không có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp. Thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tương ứng với số tiền trợ cấp thất nghiệp mà người lao động không đến nhận được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
  • Trong thời hạn 07 ngày làm việc sau thời hạn nêu trên, tổ chức bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản với trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp. Thông báo về việc người lao động không đến nhận tiền trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  • Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức bảo hiểm xã hội, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động.
  • Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để thực hiện bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động; 01 bản đến người lao động. Quyết định về việc bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định.
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 Luật Việc làm. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 36 tháng thì những tháng lẻ chưa giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp được bảo lưu làm căn cứ để tính thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp cho lần hưởng trợ cấp thất nghiệp tiếp theo khi đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.

Bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ

Từ quy định giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp ở trên, có thể thấy ngày chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

  • Tính từ khi người lao động nộp đầy đủ hồ sơ và hợp lệ lên trung tâm dịch vụ việc làm cho đến khi được nhận được tiền bảo hiểm thất nghiệp ở tháng đầu tiên tối đa là 25 ngày làm việc; trong đó không tính ngày nghỉ hàng tuần; nghĩ lễ và nghỉ Tết.
  • Đối với các tháng hưởng bảo hiểm thất nghiệp sẽ được chi trả tính từ ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp; trong vòng 5 ngày làm việc sẽ nhận được tiền chi trả; (nếu tháng hưởng trợ cấp này người lao động không nhận được quyết định chấm dứt; hoặc tạm ngửng hưởng bảo hiểm thất nghiệp).
  • Trong trường hợp ngày thứ 7 của tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp mà trùng vào ngày nghỉ; thì người lao động sẽ được tính thời hạn chi trả vào ngày làm việc tiếp đó.

Như vậy, sau những ngày này mới chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp thì chính là chuyển tiền bảo hiểm thất nghiệp trễ.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Bảo hiểm thất nghiệp chuyển tiền trễ xử lý thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Ngoài ra, độc giả có thể tham khảo về ai có thẩm quyền quyết về hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, có lấy được tiền bảo hiểm thất nghiệp không khi quá hạn quy định, lấy bảo hiểm thất nghiệp có ảnh hưởng đến bảo hiểm xã hội không, đóng bảo hiểm thất nghiệp bao lâu thì được hưởng trợ cấp, đăng ký lại khai sinh trực tuyến… trên trang luatsu247 .

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247, hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102 hoặc:

Câu hỏi thường gặp

Có thể nhận bảo hiểm thất nghiệp qua thẻ ATM được không?

Pháp luật có quy định về chi trả tiền trợ cấp thất nghiệp qua tài khoản cá nhân của người lao động. Bên cạnh đó, mẫu số 3 đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp được ban hành; kèm Thông tư số 28/2015/TT-BLĐTBXH; ngay sau thông tin về dân tộc và tôn giáo có phần nội dung; mà người yêu cầu hưởng trợ cấp cần điền đó là số tài khoản ngân hàng (nếu có) và tên ngân hàng.
Như vậy thì dựa vào thông tin đó; người đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp mà khi viết đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp nộp lên trung tâm dịch vụ việc làm; mà có ghi đầy đủ thông tin về số tài khoản thì sẽ được nhận tiền chi trả qua ATM.

Nhận tiền qua dịch vụ bưu điện Việt Nam (vnpost) có bị chậm trễ so với thời gian giao hẹn không?

Đây cũng là một trong những hình thức mà đã khắc phục được phần nào những khó khăn cho người lao động; khi người lao động chọn hình thức này cũng giảm thiểu thời gian; số lần phải lên trung tâm dịch vụ việc làm.
Thực trạng có thể xảy ra; đến ngày hẹn mà người lao động đến nhận tiền chi trả thất nghiệp nhưng bên bưu điện báo vẫn chưa nhận được tiền chuyển về từ trung tâm dịch vụ việc làm. Và khi đó, người lao động lại phải đến trung tâm dịch vụ việc làm hỏi; thì nhận được là trung tâm đã gửi tiền về qua bưu điện. Trong trường hợp này thì người lao động bị mất thời gian đi lại; ảnh hưởng tới công việc của họ.

5/5 - (8 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.