Các giải pháp Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp ảnh hưởng do dịch bệnh

10/09/2021
Các giải pháp Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp ảnh hưởng do dịch bệnh
854
Views

Mục tiêu của nghị quyết là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; giảm thiểu số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản; sớm kiểm soát được dịch bệnh, khôi phục sản xuất kinh doanh. Cụ thể các giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp là gì, mời bạn cùng tham khảo qua bài viết sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nghị quyết số 105/NQ-CP về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19

Điều kiện để doanh nghiệp nhận hỗ trợ

+ Trường hợp 1: Với những doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện “3 tại chỗ”; hoặc “1 cung đường – 2 địa điểm”; và phải dừng hoạt động sản xuất kinh doanh trong thời gian thực hiện quy định đó của địa phương được xem là phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

+ Trường hợp 2: Doanh nghiệp nằm trong khu vực bị cách ly y tế nên khó khăn về cung ứng nguyên vật liệu; xuất hàng buộc phải tạm dừng hoạt động có thể được xem là phải tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19.

Khó khăn khi thực hiện

Thứ nhất, một số nội dung của Nghị quyết còn chung chung, chưa chỉ rõ phương án cụ thể mà giao cho các bộ, ngành, địa phương chủ động thực hiện. Nhiều DN chưa kịp tiếp cận chính sách hỗ trợ đã “hấp hối”, không còn sức để phục hồi. Bên cạnh đó, các chính sách cũng đang đặt ra quá nhiều điều kiện; thủ tục rườm rà; DN khó có thể đáp ứng được khi đang phải “gồng mình” đối phó với dịch bệnh.  

Thứ hai, nhiều chính sách mới chỉ thể hiện ở chỗ định hướng. 

Thứ ba, thực tế vẫn có tình trạng mỗi địa phương áp dụng biện pháp chống dịch theo một kiểu; khiến DN gặp rất nhiều khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu để thông thương hàng hóa. 

Các giải pháp hỗ trợ Doanh nghiệp

Giải pháp số 01

Thực hiện quyết liệt, hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh phục hồi, duy trì; và phát triển sản xuất, kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.

Chính phủ giao Bộ Y tế chủ trì; phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị tiếp tục phân bổ hợp lý, hiệu quả nguồn vaccine phòng Covid-19 theo các nghị quyết của Chính phủ; bổ sung các đối tượng ưu tiên tiêm; bao gồm người lao động của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tại các vùng kinh tế trọng điểm, khu kinh tế, khu công nghệ cao; khu công nghiệp, cụm công nghiệp; khu vực, địa bàn sản xuất, kinh doanh, chế biến các sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản; các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng đang có đơn hàng sản xuất, hoạt động xuất, nhập khẩu, sử dụng nhiều lao động…

Giải pháp số 02

Đảm bảo ổn định sản xuất, lưu thông hàng hoá thông suốt; hiệu quả, an toàn, khắc phục gián đoạn chuỗi cung ứng.

Chính phủ yêu cầu Bộ GTVT hướng dẫn các địa phương thực hiện thống nhất “luồng xanh” vận tải đường bộ và đường thủy toàn quốc; liên tỉnh, liên vùng để vận chuyển hàng hóa an toàn; thông suốt trên nguyên tắc đơn giản hóa thủ tục, nhanh chóng, thuận lợi.

Cho phép doanh nghiệp; hợp tác xã, hộ kinh doanh được nộp bản sao scan có xác nhận bằng chữ ký số đối với các chứng từ phải nộp bản giấy là bản chính dưới dạng giấy;bản sao y công chứng;chứng thực theo quy định của các bộ, cơ quan để giải quyết ách tắc khi thông quan hàng hoá. Các doanh nghiệp, hợp tác xã; hộ kinh doanh thực hiện nộp bổ sung sau khi hàng hoá được thông quan để hậu kiểm.

Giải pháp số 03

Hỗ trợ cắt giảm chi phí, tháo gỡ khó khăn về tài chính; dòng tiền cho doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh.

Chính phủ yêu cầu:

  • Bộ Tài chính khẩn trương triển khai các chính sách về giãn, giảm thuế, phí, lệ phí; và tiền thuê đất sau khi được cấp có thẩm quyền ban hành; xem xét, nghiên cứu trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục gia hạn thời hạn nộp thuế tiêu thụ đặc biệt đối với ô tô sản xuất; lắp ráp trong nước đến hết năm 2021; nghiên cứu, đánh giá tác động để xem xét việc giảm lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất; lắp ráp trong nước theo thời gian phù hợp với tình hình dịch Covid-19.
  • Bộ VH-TT và DL chủ trì việc sớm cho phép doanh nghiệp dịch vụ lữ hành được giảm 80% tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành đến hết năm 2023; giảm thời gian giải quyết hoàn trả tiền ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành từ 60 ngày xuống còn 30 ngày.
  • Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với các khoản vay hiện hữu; và khoản vay mới nhằm hỗ trợ sản xuất, kinh doanh. Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chính sách quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi phí, giữ nguyên nhóm nợ đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 theo hướng mở rộng đối tượng; phạm vi, thời gian được áp dụng chính sách cho phù hợp với diễn biến thực tế của dịch bệnh.

Giải pháp số 04

Tạo điều kiện thuận lợi về lao động, chuyên gia.

Chính phủ yêu cầu Bộ LĐ-TB-XH:

  • Trong tháng 9 chỉ đạo các địa phương thực hiện linh hoạt; nới lỏng một số quy định, điều kiện về việc cấp, gia hạn, xác nhận giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam phù hợp với bối cảnh mới; nhưng phải tuyệt đối an toàn về phòng, chống dịch Covid-19.
  • Nghiên cứu đề xuất cấp có thẩm quyền theo trình tự, thủ tục rút gọn về việc cho phép doanh nghiệp; hợp tác xã thỏa thuận với người lao động điều chỉnh tăng thời gian làm thêm giờ/tháng phù hợp với diễn biến dịch với điều kiện; đảm bảo tổng số giờ làm thêm không quá 300 giờ/năm.
  • Bộ Ngoại giao đẩy nhanh việc đàm phán, công nhận lẫn nhau về “hộ chiếu vaccine” với các quốc gia; vùng lãnh thổ, đối tác nhằm mở cửa nền kinh tế khi điều kiện cho phép; báo cáo Thủ tướng trong tháng 9…

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Các giải pháp Nhà nước hỗ trợ Doanh nghiệp ảnh hưởng do dịch bệnh“.

Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ qua hotline 0833102102.

Mời bạn đọc tham khảo:

Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?

Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân

Câu hỏi liên quan

Tác dụng của việc giãn thời gian nộp thuế và thuê đất?

Việc giãn thời gian nộp thuế và tiền thuê đất giúp DN có thêm nguồn lực tài chính giúp tăng sức chống chiụ trước các nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, bất ổn hoặc giảm sút sức mua thị trường.

Vận hành giảm phí, lệ phí có vướng mắc gì?

Việc giảm phí, lệ phí có hiệu ứng tích cực, nhưng các quy định về thủ tục vẫn cứng nhắc, đặc biệt trong kiểm tra DN nghiệp phải trả chi phí kiểm tra xét nghiệm 2-3 nơi, khiến DN phát sinh thêm nhiều chi phí.

Các chính sách của Chính phủ đem lại lợi ích gì cho doanh nghiệp?

Những quyết sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giúp doanh nghiệp củng cố niềm tin và có động lực mạnh mẽ hơn nhằm khắc phục thiệt hại, vực dậy sản xuất kinh doanh, đồng hành cùng Chính phủ trong thực hiện mục tiêu kép “vừa chống dịch, vừa phát triển kinh tế”.

Trách nhiệm và nhiệm vụ của Bộ Công thương là gì?

Bộ Công thương nghiên cứu, báo cáo Thủ tướng phương án giảm giá điện cho các kho chứa hàng hóa của các doanh nghiệp logistics, chế biến nông, lâm, thủy sản và một số ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu năm 2020 trên 1 tỉ USD. Tiếp tục thực hiện giảm giá điện cho các cơ sở lưu trú du lịch.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Doanh nghiệp

Để lại một bình luận