Quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào?

26/09/2022
Quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào?
575
Views

Viên chức tự ý bỏ việc thì bị xử lý theo quy định pháp luật. Tùy viên chức giữ chức vụ quản lý hay không giữ chức vụ quản lý mà có những hình thức xử lý kỷ luật khác nhau. Vậy quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào? Hay tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để biết thêm thông tin nhé!

Căn cứ pháp lý

Viên chức thì có những hình thức xử lý kỷ luật nào?

Căn cứ theo Điều 15 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định về các hình thức kỷ luật đối với viên chức:

“Điều 15. Các hình thức kỷ luật đối với viên chức

1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Buộc thôi việc.

2. Áp dụng đối với viên chức quản lý

a) Khiển trách.

b) Cảnh cáo.

c) Cách chức.

d) Buộc thôi việc.

Viên chức bị kỷ luật bằng một trong các hình thức quy định tại Điều này còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp theo quy định của pháp luật có liên quan.”

Theo đó viên chức quản lý ngoài các hình thức kỷ luật như đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý thì còn có thêm hình thức kỷ luật là cách chức.

Quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào?

Trước đây tại Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức, trong đó có quy định viên chức tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng tùy theo số ngày nghỉ, chu kỳ nghỉ mà sẽ bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên, nặng nhất có thể bị buộc thôi việc. Tuy nhiên, theo Nghị định 112/2020/NĐ-CP hiện hành thì không nếu rõ trường hợp viên chức tự ý nghỉ việc thì sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào.

“Điều 6. Các hành vi bị xử lý kỷ luật

1. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sống hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

Điều 16. Áp dụng hình thức kỷ luật khiển trách đối với viên chức

Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng, trừ các hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 17 Nghị định này, thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Không tuân thủ quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp và quy tắc ứng xử trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp, đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

2. Vi phạm quy định của pháp luật về: thực hiện chức trách, nhiệm vụ của viên chức; kỷ luật lao động; quy định, nội quy, quy chế làm việc của đơn vị sự nghiệp công lập đã được cấp có thẩm quyền nhắc nhở bằng văn bản;

3. Lợi dụng vị trí công tác nhằm mục đích vụ lợi; có thái độ hách dịch, cửa quyền hoặc gây khó khăn, phiền hà đối với nhân dân trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ được giao; xác nhận hoặc cấp giấy tờ pháp lý cho người không đủ điều kiện; xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp;

4. Không chấp hành quyết định phân công công tác của cấp có thẩm quyền; không thực hiện nhiệm vụ được giao mà không có lý do chính đáng; gây mất đoàn kết trong đơn vị;

5. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống tội phạm; phòng, chống tệ nạn xã hội; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;

6. Vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước;

7. Vi phạm quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo;

8. Vi phạm quy định của pháp luật về: đầu tư, xây dựng; đất đai, tài nguyên môi trường; tài chính, kế toán, ngân hàng; quản lý, sử dụng tài sản công trong quá trình hoạt động nghề nghiệp;

9. Vi phạm quy định của pháp luật về: phòng, chống bạo lực gia đình; dân số, hôn nhân và gia đình; bình đẳng giới; an sinh xã hội; quy định khác của pháp luật liên quan đến viên chức.”

Theo khoản 4 Điều 2 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc khi xử lý kỷ luật viên chức như sau: “Khi xem xét xử lý kỷ luật phải căn cứ vào nội dung, tính chất, mức độ, tác hại, nguyên nhân vi phạm, các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ, thái độ tiếp thu và sửa chữa, việc khắc phục khuyết điểm, vi phạm, hậu quả đã gây ra.”

Quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào?
Quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào?

Trường hợp nào viên chức được miễn kỷ luật?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 112/2020/NĐ-CP có quy định các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật như sau:

“1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi có hành vi vi phạm.

2. Phải chấp hành quyết định của cấp trên theo quy định tại khoản 5 Điều 9 Luật Cán bộ, công chức.

3. Được cấp có thẩm quyền xác nhận vi phạm trong tình thế cấp thiết, do sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan theo quy định của Bộ luật Dân sự khi thi hành công vụ.

4. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đến mức bị xử lý kỷ luật nhưng đã qua đời.”

Viên chức thuộc một trong những trường hợp này thì sẽ được miễn trách nhiệm kỷ luật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Quy trình xử lý viên chức tự ý bỏ việc như thế nào?. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng kiến thức trên. để sử dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến chuyển đất nông nghiệp sang đất thổ cư; mẫu hợp đồng ủy quyền làm sổ đỏ; gia hạn thời hạn sử dụng đất; dịch vụ thám tử theo dõi điện thoại; phí xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, dịch vụ thám tử tận tâm… của Luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Tự ý bỏ việc, viên chức có phải bồi thường gì?

Chỉ có các trường hợp đã nêu ở trên thì viên chức được xem là đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đúng luật. Khi đó, nếu nghỉ việc, viên chức sẽ không phải bồi thường bất kỳ một khoản tiền nào.
Ngược lại, nếu nghỉ việc trái luật, viên chức có thể phải bồi thường chi phí đào tạo bởi theo khoản 3 Điều 35 Luật Viên chức 2010:
Viên chức được đơn vị sự nghiệp công lập cử đi đào tạo nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc hoặc tự ý bỏ việc phải đền bù chi phí đào tạo theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, theo Điều 7 Nghị định số 101/2017/NĐ-CP, viên chức phải bồi thường chi phí đào tạo khi:
– Tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo;
– Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa thực hiện đủ thời gian cam kết.
Do đó, nếu đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì viên chức phải đền bù chi phí đào tạo (nếu có).

Trường hợp nào viên chức nghỉ việc bị coi là trái luật?

Hiện nay, viên chức là đối tượng làm việc theo hợp đồng làm việc. Trong đó có hợp đồng làm việc xác định thời hạn và hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.
Theo đó, tùy vào từng loại hợp đồng làm việc viên chức ký với đơn vị sự nghiệp công lập mà người này được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng (hay còn gọi là chủ động xin nghỉ việc khi chưa hết thời hạn hợp đồng).

Viên chức là ai?

Viên chức là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập (theo Điều 2 Luật Viên chức năm 2010).

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.