Đất liền kề có được xây nhà không?

22/09/2022
475
Views

Xin chào Luật sư! Tôi có thửa đất liền kề nhau và đã mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Ở sát thửa đất là tôi là một miếng đất nhỏ khoảng hơn m2 nhưng không phải là đất thổ cư. Bây giờ tôi muốn xây nhà nhưng tôi thắc mắc là đất liền kề có được xây nhà không? Mong Luật sư phản hồi để giải đáp thắc mắc của tôi. Xin cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư . Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc của bạn trong bài viết sau đây. Mong bạn tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Đất liền kề là gì?

Đất liền kề là các khu đất liền nhau, tiếp nối nhau với khu đất đã được xác định. Đất liền kề được hiểu là chuyển đổi mục đích sử dụng mảnh đất vườn, ao liền kề và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu cư dân (không thuộc đất công) được chuyển đổi mục đích thành đất ở chỉ áp dụng đối với đất vườn, ao liền kề với đất ở (trong cùng một thửa) và đất nông nghiệp xen kẹt trong khu người dân.

Đất ở liền kề với đất ao vườn là diện tích đất đai nằm trong cùng một thửa có nhà ở thuộc khu dân cư, được xác định là loại đất nông nghiệp khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận.

Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư, là diện tích đất được xác định cụ thể là đất nông nghiệp. Khi chúng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét cấp giấy chứng nhận nằm ở phạm vi khu dân cư đã được xác định ranh giới theo quy định Pháp luật.

Ranh giới khu dân cư được xác định theo quy hoạch được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xét duyệt. Đối với trường hợp khu dân cư chưa có quy hoạch được xét duyệt sẽ được cơ quan Thẩm quyền xác định theo ranh giới thửa đất ở có nhà ở hợp pháp.

Tính pháp lý của đất liền kề giống với đất nền dự án. Loại đất này có sự quy hoạch rõ ràng theo từng khu, từng lô và có giấy phép của cơ quan chức năng và có sổ đỏ cấp cho người sở hữu loại đất ở đó.

Đất liền kề có được xây nhà không?

Đất liền kề có được xây nhà không
Đất liền kề có được xây nhà không

Theo Điều 170 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất có những vụ chung sau đây:

  • Sử dụng đất đúng mục đích, đúng ranh giới thửa đất, đúng quy định về sử dụng độ sâu trong lòng đất và chiều cao trên không, bảo vệ các công trình công cộng trong lòng đất và tuân theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
  • Thực hiện kê khai đăng ký đất đai; làm đầy đủ thủ tục khi chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.
  • Thực hiện các biện pháp bảo vệ đất.
  • Tuân theo các quy định về bảo vệ môi trường, không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất có liên quan.
  • Tuân theo các quy định của pháp luật về việc tìm thấy vật trong lòng đất.
  • Giao lại đất khi Nhà nước có quyết định thu hồi đất, khi hết thời hạn sử dụng đất mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền gia hạn sử dụng.

Như vậy, không thể xây nhà trên đất liền kề. Tuy nhiên, nếu muốn xây nhà trên đất liền kề thì có thể thực hiện việc hợp hai thửa đất thành một thửa.

Thủ tục thực hiện hợp thửa đất

Hồ sơ đề nghị hợp thửa đất

Căn cứ theo khoản 11 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT; người có nhu cầu hợp thửa cần chuẩn bị 01 bộ hồ gồm:

  • Đơn đề nghị hợp thửa theo Mẫu số 11/ĐK;
  • Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp (Bản gốc Sổ đỏ).

Trình tự thực hiện hợp thửa đất

Nộp hồ sơ

Nộp hồ sơ đã chuẩn bị tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện; nơi đã tổ chức Bộ phận một cửa thì nộp tại Bộ phận một cửa hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường. Hộ gia đình; cá nhân; cộng đồng dân cư nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân cấp xã (xã, phường, thị trấn) nếu có nhu cầu.

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian tối đa 03 ngày, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Tiếp nhận hồ sơ

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ ghi đầy đủ thông tin vào sổ tiếp nhận hồ sơ; trao Phiếu tiếp nhận cho người nộp hồ sơ.

Giải quyết

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện các công việc sau:

  • Đo đạc địa chính để chia tách thửa đất;
  •  Lập hồ sơ trình Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp Giấy chứng nhận cho người sử dụng đất đối với thửa đất mới hợp thửa;
  • Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai.

Trả kết quả

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có kết quả giải quyết.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Đất liền kề có được xây nhà không“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử,  trích lục hồ sơ đất đai, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin phép bay flycam, phí tách sổ đỏ cho con… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Làm thế nào để đất liền kề chuyển sang đất thổ cư?

Đất liền kề có thể chuyển sang đất thổ cư bằng cách xin giấy chứng nhận chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Hộ gia đình, cá nhân xin chuyển mục đích sử dụng đất phải là người chấp hành đúng pháp luật đất đai ở địa phương, được Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất xác nhận và có văn bản cam kết về những nội dung chính sau:
Chấp hành các quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với phần diện tích nằm trong phạm vi hành lang bảo vệ an toàn công trình công cộng, đê, sông, kênh, mương, di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh, công trình an ninh, quốc phòng, quy hoạch thoát lũ theo quy định.
Bàn giao cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phần diện tích nằm trong phạm vi chỉ giới mở đường quy hoạch và lối đi sử dụng chung của khu vực khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định. Nộp đủ nghĩa vụ tài chính về đất và các nghĩa vụ tài chính khác đúng thời hạn theo quy định khi được phép chuyển mục đích sử dụng đất.

Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề là gì?

Theo Điều 171 Luật Đất đai 2013, quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề được quy định như sau:
– Quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề bao gồm quyền về lối đi; cấp, thoát nước; tưới nước, tiêu nước trong canh tác; cấp khí ga; đường dây tải điện, thông tin liên lạc và các nhu cầu cần thiết khác một cách hợp lý trên thửa đất liền kề.
– Việc xác lập quyền sử dụng hạn chế đối với thửa đất liền kề thực hiện theo quy định của pháp luật dân sự và phải thực hiện đăng ký theo quy định tại Điều 95 của Luật này.

5/5 - (7 bình chọn)
Chuyên mục:
Đất đai

Comments are closed.