Thủ tục chứng thực di chúc mới năm 2021

13/09/2021
Thủ tục chứng thực di chúc
619
Views

Bên cạnh những thủ tục được nhiều người quan tâm như xác nhận tình trạng hôn nhân; trích lục khai sinh… thì không thể không kể thủ tục chứng thực văn bản, giấy tờ. Trong đó có thủ tục chứng thực di chúc. Câu hỏi đặt ra là nếu không chứng thực thì di chúc có hợp pháp hay không? Nhưng chắc chắn, việc chứng thực di chúc sẽ giúp chúng có hiệu lực pháp lý cao hơn. Vậy thủ tục chứng thực di chúc như thế nào? Luật Sư 247 có nhận được câu hỏi như sau.

Chào Luật sư 247, tôi có thắc mắc như sau. Mẹ tôi năm nay đã già yếu. Do bố mất sớm nên tài sản trong nhà do bà quản lý. Bà đã lập di chúc để tiến hành chia tài sản cho các con. Trong đó có mảnh đất ruộng mà các con cùng nhau canh tác. Cho tôi hỏi là để di chúc có hiệu lực thì có cần thiết phải thực hiện việc chứng thực hay không? Chứng thực di chúc như thế nào? Mong Luật Sư có thể giải đáp nhanh chóng giúp tôi. Xin cảm ơn Luật Sư.

Luật sư 247 xin tư vấn như sau:

Chứng thực là gì?

Hiện nay, chưa có bất cứ văn bản pháp luật nào quy định rõ ràng, bao quát khái niệm chứng thực; mà chỉ có khái niệm chứng thực bản sao từ bản chính; chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng. Tuy nhiên, có thể hiểu chứng thực là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận tính chính xác, hợp pháp của các loại giấy tờ, văn bản, chữ ký của cá nhân, các thông tin cá nhân…. nhằm bảo đảm quyền và nghĩa vụ của các cá nhân, tố chức liên quan đến các quan hệ pháp luật có liên quan đến các văn bản được công chứng.

Khi một văn bản, giấy tờ được chứng thực, tức là đã được Nhà nước công nhận, chúng sẽ có những giá trị nhất định về mặt pháp lý. Cụ thể:

  • Bản sao được cấp từ sổ gốc và bản sao được chứng thực từ bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong các giấy tờ.
  • Chữ ký được chứng thực có giá trị chứng minh người yêu cầu chứng thực đã ký chữ ký đó; và là căn cứ để xác định trách nhiệm của người ký giấy tờ, văn bản.
  • Hợp đồng, giao dịch được chứng thực có giá trị chứng cứ chứng minh về thời gian, địa điểm các bên đã ký kết hợp đồng, giao dịch; năng lực hành vi dân sự, ý chí tự nguyện, chữ ký hoặc dấu điểm chỉ của các bên tham gia hợp đồng, giao dịch.

Hồ sơ cần chuẩn bị

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 (một) bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực, gồm các giấy tờ sau..

  • Dự thảo di chúc
  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân/Căn cước công dân; hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
  • Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng; hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp di chúc liên quan đến tài sản đó; trừ trường hợp người lập di chúc đang bị cái chết đe dọa đến tính mạng (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).

Hồ sơ yêu cầu công chứng sẽ tùy thuộc vào mục đích của người yêu cầu chứng thực. Nếu muốn chứng thực di chúc thì cần chuẩn bị dự thảo di chúc; hoặc một bản di chúc hoàn chỉnh, các giấy tờ chứng minh quyền tài sản của người tiến hành chia thừa kế. Riêng với bất động sản thì cần phải có các giấy tờ chứng nhận quyền sử dụng đất nếu trong di chúc có chia đất đai.

Trình tự thực hiện

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người yêu cầu chứng thực nộp 01 bộ hồ sơ yêu cầu chứng thực.

Mời bạn đọc xem thêm:

Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ

Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông); kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực. Nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người lập di chúc tự nguyện, minh mẫn; và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực.

Người lập di chúc phải ký trước mặt người thực hiện chứng thực. Nếu di chúc có từ hai trang trở lên thì phải ký vào từng trang. Trường hợp người yêu cầu chứng thực nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì phải ký trước mặt người tiếp nhận hồ sơ.

Trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có 02 (hai) người làm chứng. Người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí. Trường hợp người yêu cầu chứng thực không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.

Bước 3: Ký và ghi lời chứng

Người thực hiện chứng thực (hoặc người tiếp nhận hồ sơ) ghi lời chứng theo mẫu quy định. Trường hợp tiếp nhận hồ sơ tại bộ phận một cửa, một cửa liên thông thì người tiếp nhận hồ sơ ký vào từng trang của di chúc; và ký vào dưới lời chứng theo mẫu quy định.

Người thực hiện chưng thực ký vào từng trang của di chúc (nếu hồ sơ không được tiếp nhận qua bộ phận một cửa, một chửa liên thông); ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực.
Đối với di chúc có từ 02 (hai) trang trở lên, thì từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của di chúc. Trường hợp di chúc có từ 02 (hai) tờ trở lên thì phải đóng dấu giáp lai.

Câu hỏi thường gặp

Lệ phí làm thủ tục chứng thực di chúc là bao nhiêu?

Lệ phí làm thủ tục chứng thực di chúc là 50.000 Đồng
Cụ thể là 50.000 đồng/di chúc.

Thời hạn nhận kết quả thủ tục chứng thực di chúc?

Không quá 02 (hai) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ yêu cầu chứng thực hoặc có thể kéo dài hơn theo thỏa thuận bằng văn bản với người yêu cầu chứng thực. Trường hợp kéo dài thời hạn giải quyết thì người tiếp nhận hồ sơ phải có phiếu hẹn ghi rõ thời gian (giờ, ngày) trả kết quả cho người yêu cầu chứng thực.

Lưu ý làm thủ tục chứng thực di chúc cho người nước ngoài không thạo tiếng Việt?

Trong trường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực trả. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của di chúc, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang di chúc với tư cách là người phiên dịch.

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục chứng thực di chúc. Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833102102.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Để lại một bình luận