Có được dùng vàng miếng thanh toán tiền mua đất không?

14/09/2022
Có được dùng vàng miếng thanh toán tiền mua đất không?
384
Views

Xin chào Luật sư 247. Gia đình tôi ở quên có giành dụm được chút vàng miếng, nay gia đình tôi đang muốn mua đất. Luật sư cho tôi hỏi rằng có được dùng vàng miếng thanh toán tiền mua đất hay không? Quy định pháp luật về việc sử dụng vàng miếng ra sao? Có được tự do mua bán không? Mong được Luật sư giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư 247. Tại bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho bạn. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Vàng miếng là gì?

Căn cứ theo Khoản 2 Điều 3 Nghị định 24/2012/NĐ-CP thì vàng miếng được định nghĩa là vàng được dập thành miếng, có đóng chữ, số chỉ khối lượng, chất lượng và ký mã hiệu của doanh nghiệp và tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây được gọi là Ngân hàng Nhà nước) cho phép sản xuất hoặc vàng miếng do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sản xuất trong từng thời kỳ. Và vàng miếng bị nghiêm cấm sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán theo quy định tại Khoản 4 Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP.

Theo đó, Khoản 3 Điều 2 Nghị định 24 cũng đã đưa ra nguyên tắc nhà nước độc quyền sản xuất vàng miếng, xuất khẩu vàng nguyên liệu và nhập khẩu vàng nguyên liệu để sản xuất vàng miếng và giao cho Ngân hàng nhà nước tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản  xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ.

Đồng thời, tại Khoản 3 Điều 21 Nghị định 24 quy định các giấy phép sản xuất vàng miếng do Ngân hàng nhà nước đã cấp trước đây hết hiệu lực từ ngày 25/5/2012. Do đó, các giấy phép sản xuất vàng miếng Ngân hàng nhà nước đã cấp cho các tổ chức tín dụng, doanh nghiệp kinh doanh vàng trước đây hết hiệu lực. Các quy định này nhằm ngăn chặn việc sản xuất vàng miếng từ các nguồn nguyên liệu nhập lậu, đảm bảo cho Nhà nước quản lý chặt chẽ nguồn cung vàng miếng, góp phần bình ổn thị trường, hạn chế tình trạng đầu cơ.

Có được tự do mua bán vàng miếng hay không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:

Điều 10. Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng

Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng

Có được dùng vàng miếng thanh toán tiền mua đất không?
Có được dùng vàng miếng thanh toán tiền mua đất không?

Như vậy theo quy định pháp luật, hiện nay các tổ chức, cá nhân sẽ không được tự do mua bán vàng miếng trên thị trường mà theo đó, các hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.

Điều kiện cấp giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng được quy định tại Điều 11  Nghị định 24/2012/NĐ-CP, các Doanh nghiệp, và các tổ chức tín dụng cần đáp ứng các điều kiện, cụ thể như sau:

Điều 11. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng

1. Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.

b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.

c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.

d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).

đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

2. Tổ chức tín dụng được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.

b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.

c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.

3. Ngân hàng Nhà nước quy định thủ tục và hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng đối với doanh nghiệp, tổ chức tín dụng.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, và các tổ chức tín dụng khi kinh doanh vàng miếng cần tuân thủ thêm các quy định tại  theo Điều 12  Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:

Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng

Doanh nghiệp, tổ chức tín dụng hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng có trách nhiệm:

1. Chỉ được phép mua, bán các loại vàng miếng quy định tại Khoản 2 Điều 3 của Nghị định này.

2. Không được phép thực hiện kinh doanh vàng miếng thông qua các đại lý ủy nhiệm.

3. Chấp hành các quy định của pháp luật về chế độ kế toán, lập và sử dụng hóa đơn chứng từ.

4. Niêm yết công khai tại địa điểm giao dịch về giá mua và giá bán vàng miếng.

5. Có biện pháp và trang thiết bị bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh.

6. Tuân thủ các quy định tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác liên quan.

Theo thực tế hiện nay, hầu như không có dấu hiệu phân biệt giữa các tiệm vàng được phép mua bán vàng miếng và các tiệm vàng còn lại. Về vấn đề này, hiện đã có văn bản yêu cầu các điểm giao dịch được phép phải dán công khai giấy phép của ngân hàng nhà nước trước quầy giao dịch để người dân dễ dàng nhận biết.

Có được dùng vàng miếng thanh toán tiền mua đất không?

Căn cứ theo Điều 19 Nghị định 24/2012/NĐ-CP về hành vi vi phạm trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:

Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.

2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.

4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.

5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.

6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.

7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan

Như vậy, theo quy định hiện hành thì việc sử dụng vàng làm một phương thức thành toán là một trong những điều cấm trong hoạt động kinh doanh vàng. Do đó, không được dùng vàng miếng là phương thức thanh toán khi mua đất.

Có thể bạn quan tâm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Có được dùng vàng miếng thanh toán tiền mua đất không?”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, tìm hiểu về thủ tục cấp hộ chiếu tại Việt Nam, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp. 

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Có những phương thức thanh toán tiền mua đất nào?

Hiện nay có rất nhiều cách thức thanh toán như thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán qua tài khoản ngân hàng, thanh toán bằng ngoại tệ… Nên tùy thuộc vào điều kiện chung của bên bán và bên mua mà sẽ thỏa thuận, thống nhất hình thức thanh toán. Tuy nhiên, điều này cũng là nỗi băn khoăn của cả người bán và người mua.

Mức xử phạt khi dùng vàng miếng làm phương thức thanh toán?

Khi các cá nhân, tổ chức mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì theo Khoản 2 Điều 25 Nghị định 96/2014/NĐ-CP sẽ bị xử phạt.
Tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm thì các cá nhân, tổ chức mua, bán vàng miếng tại tổ chức tín dụng hoặc doanh nghiệp không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng sẽ bị phạt tiền tiền từ 30.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Mức xử phạt về hoạt động kinh doanh vàng miếng của các tổ chức, tín dụng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng?

Theo Khoản 7, Khoản 8 Điều 25 Nghị định 96/2014/NĐ-CP  khi các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì sẽ bị xử phạt.
Theo đó, cũng tùy theo từng trường hợp và mức độ vi phạm thì khi các doanh nghiệp, tổ chức tín dụng kinh doanh mua, bán vàng miếng nhưng không có giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng sẽ bị phạt tiền từ 450.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng. Bên cạnh đó, sẽ bị áp dụng thêm hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu số vàng đối với hành vi vi phạm nêu trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.