Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?

06/09/2022
Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?
439
Views

Không phải công việc gì cũng an toàn. Do vậy, đối với người lao động sẽ dễ gặp rủi ro trong qua trình làm việc của mình, hoặc có những loại bệnh nghề nghiệp sẽ ủ bệnh lâu dài. Vì thế mà việc các công ty thực hiện việc khám bệnh cho người lao động là việc rất cần thiết. Nhưng nhiều công ty vẫn e dè trong việc tính toán chi phí vì họ vẫn thắc mắc rằng Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp? Vậy Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp? Bài viết dưới đây của Luật sư X sẽ giúp các bạn giải đáp.

Căn cứ pháp lý

Ai được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?

Điều 6 Thông tư 28/2016/TT-BYT quy định các đối tượng được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm:

1. Đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại Khoản 1 Điều 2 Thông tư này.

2. Người lao động không thuộc Khoản 1 Điều này chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Theo quy đó, những người lao động sau đây sẽ được tiến hành khám phát hiện bệnh nghề nghiệp:

(1) – Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại có khả năng mắc bệnh nghề nghiệp

(2) – Người lao động làm các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.

(3) – Người lao động không thuộc trường hợp (1) và (2) nay chuyển sang làm nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp

Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?
Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?

Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Tại Khoản 6 Điều 21 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 về chi phí thực hiện sẽ được giải quyết như sau:

6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.

Như vậy, người sử dụng lao động sẽ phải chịu toàn bộ chi phí cho hoạt động khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Các chi phí này sẽ được hạch toán vào các khoản được trừ để giảm bớt thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.

Không tổ chức khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, công ty bị phạt thế nào?

Tại Khoản 2 Điều 22 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không tổ chức khám sức khỏe định kỳ hoặc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động.

Trong khi đó, Khoản 1 Điều 6 Nghị định này người sử dụng lao động là tổ chức sẽ bị phạt 02 – 06 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 150 triệu đồng.

Theo đó, nếu sử dụng lao động thuộc đối tượng phải khám phát hiện bệnh nghề nghiệp mà không tổ chức khám cho người lao động, người sử dụng lao động là cá nhân sẽ bị phạt từ 01 – 03 triệu đồng/người lao động bị vi phạm nhưng tối đa không quá 75 triệu đồng. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Khám phát hiện bệnh nghề nghiệp 1 năm mấy lần?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 28/2016/TT-BYT, thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động được quy định như sau:

1. Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp cho người lao động theo quy định tại Khoản 1 Điều 21 Luật an toàn vệ sinh lao động.

2. Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.

Theo đó, việc khám phát hiện bệnh nghề nghiệp được thực hiện như sau:

– Ít nhất 06 tháng/lần: Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi.

– Ít nhất 01 năm/lần: Người lao động khác.

– Số lần khám theo yêu cầu: Trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động.

Như vậy, người lao động sẽ được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp ít nhất 1 lần trong năm.

Trường hợp làm các công việc có yếu tố nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc thuộc đối tượng người khuyết tật, chưa thành niên, người cao tuổi thì có thể được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp lên đến 02 lần/năm.

Hồ sơ khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm các giấy tờ quy định tại Điều 8 Thông tư 28/2016/TT-BYT. Hồ sơ bao gồm:

1. Phiếu khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này; trường hợp người lao động đã làm việc trước ngày Thông tư này có hiệu lực (trước ngày 15/8/2016) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe gần nhất.

2. Sổ khám sức khỏe phát hiện bệnh nghề nghiệp thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này.

3. Bản sao hợp lệ của một trong các giấy tờ sau:

– Kết quả thực hiện quan trắc môi trường lao động.

Đối với trường hợp người lao động có tiếp xúc với yếu tố vi sinh vật trong môi trường lao động mà việc quan trắc môi trường lao động được thực hiện trước ngày 01/7/2016 thì hồ sơ phải có thêm Phiếu đánh giá tiếp xúc yếu tố vi sinh vật do cơ quan có thẩm quyền cấp;

– Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp bị bệnh nghề nghiệp cấp tính mà tại thời điểm xảy ra bệnh nghề nghiệp cấp tính chưa kịp xác định được mức tiếp xúc yếu tố có hại;

4. Bản sao hợp lệ giấy ra viện hoặc tóm tắt hồ sơ bệnh án bệnh có liên quan đến bệnh nghề nghiệp (nếu có).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Ai sẽ chi trả cho chi phí khám phát hiện bệnh nghề nghiệp?“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Đối tượng được khám, phát hiện bệnh nghề nghiệp bao gồm ai ?

Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại dễ mắc bệnh nghề nghiệp.
Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, kể cả người học nghề, tập nghề, đã nghỉ hưu.
Người lao động khác chuyển đổi sang ngành nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Đối với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nghề nghiệp cấp tính hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người lao động thì thời gian khám phát hiện bệnh nghề nghiệp theo đề nghị của tổ chức hoặc cá nhân yêu cầu.

Bác sĩ chịu trách nhiệm chuyên môn của phòng khám điều trị bệnh nghề nghiệp phải có kinh nghiệm bao lâu?

Theo Khoản 4 Điều 32 Nghị định 109/2016/NĐ-CP có quy định về điều kiện nhân sự đối với phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp như sau:
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Là bác sỹ chuyên khoa bệnh nghề nghiệp có chứng chỉ hành nghề hoặc bác sỹ đa khoa có chứng chỉ hành nghề và chứng chỉ đào tạo về bệnh nghề nghiệp;
– Có thời gian khám bệnh, chữa bệnh nghề nghiệp ít nhất là 54 tháng;
– Là người hành nghề cơ hữu tại phòng khám.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.