Trường hợp nào không cần công chứng tại văn phòng công chứng?

29/08/2022
Trường hợp nào không cần công chứng tại văn phòng công chứng?
548
Views

Khi thực hiện các giao dịch cần công chứng, mọi người có thể lựa chọn đến Phòng công chứng hoặc Văn phòng công chứng. Vậy trong những trường hợp nào sẽ bị từ chối công chứng? Trường hợp nào không cần công chứng tại văn phòng công chứng? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định pháp luật về nội dung này tại bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Văn phòng công chứng là gì?

Văn phòng công chứng là một tổ chức hành nghề công chứng, được tổ chức và hoạt động theo Luật Công chứng và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến loại hình công ty hợp danh.

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Công chứng, Văn phòng công chứng có các đặc điểm như sau:

– Phải có từ hai Công chứng viên hợp danh trở lên.

– Không có thành viên góp vốn.

– Trụ sở phải có địa chỉ cụ thể, có nơi làm việc cho Công chứng viên và người lao động, có nơi tiếp người yêu cầu công chứng và nơi lưu trữ hồ sơ công chứng.

– Tên gọi phải bao gồm cụm từ “Văn phòng công chứng” kèm theo họ tên của Trưởng Văn phòng hoặc họ tên của một Công chứng viên hợp danh khác do các Công chứng viên hợp danh thỏa thuận.

– Có con dấu và tài khoản riêng, hoạt động theo nguyên tắc tự chủ về tài chính bằng nguồn thu từ phí công chứng, thù lao công chứng và các nguồn thu hợp pháp khác.

– Được khắc và sử dụng con dấu không có hình quốc huy sau khi có quyết định cho phép thành lập.

Trường hợp nào không cần công chứng tại văn phòng công chứng?
Trường hợp nào không cần công chứng tại văn phòng công chứng?

Các trường hợp từ chối công chứng theo quy định pháp luật

Công chứng viên có quyền từ chối công chứng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch, bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 17 Luật Công chứng 2014

Trường hợp việc công chứng thuộc các hành vi bị cấm

Quy định về các hành vi bị cấm quy định về trường hợp công chứng viên không được công chứng tại điểm b và c khoản 1 Điều 7, cụ thể như sau:

Nghiêm cấm công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng thực hiện hành vi:

– Thực hiện công chứng trong trường hợp mục đích và nội dung của hợp đồng, giao dịch, nội dung bản dịch vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội; xúi giục, tạo điều kiện cho người tham gia hợp đồng, giao dịch thực hiện giao dịch giả tạo hoặc hành vi gian dối khác;

– Công chứng hợp đồng, giao dịch, bản dịch có liên quan đến tài sản, lợi ích của bản thân mình hoặc của những người thân thích là vợ hoặc chồng; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi; cha mẹ đẻ, cha mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể; ông, bà; anh chị em ruột, anh chị em ruột của vợ hoặc chồng; cháu là con của con đẻ, con nuôi;

Trường hợp công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn

Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn quy định hai trường hợp công chứng viên có quyền từ chối công chứng, cụ thể tại Khoản 5 và 6 Điều 40 Luật Công chứng năm 2014 quy định như sau:

– Trong trường hợp có căn cứ cho rằng trong hồ sơ yêu cầu công chứng có vấn đề chưa rõ, việc giao kết hợp đồng, giao dịch có dấu hiệu bị đe dọa, cưỡng ép, có sự nghi ngờ về năng lực hành vi dân sự của người yêu cầu công chứng hoặc đối tượng của hợp đồng, giao dịch chưa được mô tả cụ thể thì công chứng viên đề nghị người yêu cầu công chứng làm rõ hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định; trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng.

– Công chứng viên kiểm tra dự thảo hợp đồng, giao dịch; nếu trong dự thảo hợp đồng, giao dịch có điều khoản vi phạm pháp luật, trái đạo đức xã hội, đối tượng của hợp đồng, giao dịch không phù hợp với quy định của pháp luật thì công chứng viên phải chỉ rõ cho người yêu cầu công chứng để sửa chữa. Trường hợp người yêu cầu công chứng không sửa chữa thì công chứng viên có quyền từ chối công chứng.

Trường hợp công chứng di chúc

Khoản 2 Điều 56 về Công chứng di chúc quy định:

– Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.

– Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu công chứng nhưng phải ghi rõ trong văn bản công chứng, gồm:

+ Phiếu yêu cầu công chứng;

+ Dự thảo hợp đồng, giao dịch;

+ Bản sao giấy tờ tùy thân của người yêu cầu công chứng;

+ Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó;

+Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng, giao dịch mà pháp luật quy định phải có.

Trường hợp công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản

Khoản 3 Điều 57 Luật công chứng năm 2014 quy định về công chứng văn bản thoả thuận phân chia di sản như sau:

Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.

Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.

Trường hợp công chứng bản dịch

Tại Khoản 4 Điều 61 Luật Công chứng năm 2014 nêu rõ, công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:

– Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;

– Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;

– Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào không cần công chứng tại văn phòng công chứng?

Căn cứ theo Điều 44 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:

1. Việc công chứng phải được thực hiện tại trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

2. Việc công chứng có thể được thực hiện ngoài trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng trong trường hợp người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng.

Như vậy, theo quy định hiện hành thì nếu rơi vào các trường hợp ở Khoản 2 trên như người yêu cầu công chứng là người già yếu, không thể đi lại được, người đang bị tạm giữ, tạm giam, đang thi hành án phạt tù hoặc có lý do chính đáng khác không thể đến trụ sở của tổ chức hành nghề công chứng thì không cần công chứng tại văn phòng công chứng.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Trường hợp nào không cần công chứng tại văn phòng công chứng?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo thông báo về việc tạm ngừng kinh doanh; đơn xác nhận độc thân mới nhất, đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn giải thể công ty, tra cứu thông tin quy hoạch, thủ tục thành lập công ty của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Chức năng của văn phòng công chứng là gì?

Các chức năng cơ bản của các văn phòng công chứng bao gồm:
– Văn phòng công chứng có chức năng là xác thực, chứng nhận tính chính xác, hợp pháp của các hợp đồng giao dịch dân sự dưới dạng là văn bản hoặc một số giấy tờ khác, v.v …
– Bên cạnh đó, văn phòng công chứng nói chung và công chứng viên nói riêng có chức năng đảm bảo sự an toàn cho các bên khi tham gia giao kết hợp đồng và thực hiện giao dịch.

Văn phòng công chứng và phòng công chứng khác nhau như thế nào?

Hai loại hình này chỉ khác nhau ở tên gọi, chủ sở hữu vốn và nguồn gốc thành lập. Một bên là đơn vị sự nghiệp công lập, một bên hoạt động như loại hình doanh nghiệp hợp danh.

Các thủ tục nào được thực hiện tại Văn phòng công chứng?

Các thủ tục Văn phòng công chứng được thực hiện nêu tại Chương V Luật Công chứng gồm:
– Hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn.
– Hợp đồng, giao dịch do Công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng.
– Công chứng bản dịch…
Trong đó, một số loại hợp đồng, giao dịch có thể công chứng gồm:
– Hợp đồng thế chấp bất động sản;
– Hợp đồng uỷ quyền;
– Di chúc;
– Văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.