Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân như thế nào?

29/08/2022
Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân
698
Views

Chứng minh nhân dân (CMND) là một loại giấy tờ tùy thân không thể thiếu, rất quan trọng đối với mỗi người. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ thủ tục làm CMND, đặc biệt trong trường hợp khi chúng ta không có bất cứ giấy tờ tùy thân nào, thì làm CMND bằn cách nào? Trong bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ hướng dẫn bạn “Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân”.

Căn cứ pháp lý

Luật căn cước công dân 2014

Luật cư trú 2020

Thông tư 59/ 2021/TT-BTC

Chứng minh nhân dân và căn cước công dân

Chứng minh nhân dân (CMND) là giấy tờ tùy thân do Công an có thẩm quyền cấp cho công dân Việt Nam.

Trong CMND sẽ có ghi rõ những thông tin về nhân thân cũng như đặc điểm nhận diện riêng của mỗi cá nhân nhằm đảm bảo cho việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam được thuận tiện nhất. CMND có giá trị sử dụng 15 năm.

Căn cước công dân (CCCD) là thông tin cơ bản về lai lịch, nhân dạng của công dân.

Đặc biệt, thẻ CCCD còn được sử dụng thay cho hộ chiếu trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ CCCD thay cho hộ chiếu.

Ngoài ra, CCCD được xuất trình khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu để kiểm tra về căn cước.

Theo Luật căn cước công dân có hiệu lực từ ngày 01/01/2016: Trong thời gian sắp tới, toàn bộ CMND sẽ được thay thế bằng thẻ CCCD. Thời hạn phổ cập thẻ CCCD trên toàn quốc do thủ tướng chính phủ chỉ đạo là 01/01/2020. Đồng thời, sắp tới công dân sẽ được cấp đổi thẻ CCCD theo mẫu mới có gắn chip theo quy định mới. Tuy nhiên, trong thời gian chuyển đổi này, công dân vẫn được phép sử dụng CMND để thực hiện các giao dịch (nếu còn hạn).

Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân
Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân

Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân

Theo Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ CCCD

Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

Điều kiện đăng kí thường trú:  

  • Công dân có chỗ ở hợp pháp thuộc quyền sở hữu của mình thì được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp đó;
  • Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý;
  • Công dân được đăng ký thường trú tại chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn;
  • Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công tình phụ trợ là nhà ở;
  • Người được chăm sóc, nuôi dưỡng, trợ giúp được đăng ký thường trú tại cơ sở trợ giúp xã hội khi được người đứng đầu cơ sở đó đồng ý hoặc được đăng ký thường trú vào hộ gia đình nhận chăm sóc, nuôi dưỡng khi được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý;
  • Người sinh sống, người làm nghề lưu động trên phương tiện được đăng ký thường trú tại phương tiện.

Có 2 loại CMND cùng tồn tại

CMND là giấy tờ tùy thân của công dân, lần đầu tiên được cấp năm 1957 và đã thay đổi 6 lần. Cho đến nay, có 02 loại CMND vẫn còn được sử dụng. Đó là CMND 9 số và CMND 12 số. Trong đó, CMND 12 số được cấp lần đầu tiên năm 2012, cũng là lần đầu tiên ảnh của công dân được in trực tiếp trên thẻ, có mã vạch 2 chiều. Tuy nhiên, thời điểm này CMND được bổ sung trường thông tin tên cha, mẹ đẻ ở mặt sau, gây nhiều tranh cãi. Không lâu sau khi quy định mới có hiệu lực, rất nhanh chóng đã bị ngừng cấp. Nhưng loại thẻ này hiện nay vẫn còn giá trị sử dụng.

Có bắt buộc phải đổi CMND sang thẻ CCCD

Theo khoản 2 Điều 38 Luật căn cước công dân 2014, CMND đã được cấp trước ngày Luật này có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

Như vậy, không bắt buộc phải đổi CMND sang thẻ CCCD. Chỉ bắt buộc phải làm thẻ CCCD khi CMND hết hạn sử dụng (15 năm kể từ ngày cấp).

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về “Cách làm CMND khi không có giấy tờ tùy thân như thế nào?” đã trình bày cho bạn . Hi vọng những thông tin trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm CMND, đặc biệt trong trường hợp bạn không có giấy tờ tùy thân. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tư vấn liên quan đến ly hôn đơn phương nhanh nhất, đăng kí thường trú, đăng ký lại khai sinh, thủ tục làm CMND, thủ tục cấp lại CMND,… quý khách vui lòng liên hệ: 0833102102 để được nhận sự tư vấn sớm nhất.

Câu hỏi thường gặp

CMND còn hạn thì có buộc phải chuyển sang CCCD không?

Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
Điều 23 Luật CCCD 2014 quy định Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
– Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
– Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhân dạng;
– Xác định lại giới tính, quê quán;
– Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
– Khi công dân có yêu cầu.
Thẻ Căn cước công dân được cấp lại trong các trường hợp sau đây:
– Bị mất thẻ Căn cước công dân;
– Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Độ tuổi đổi thẻ Căn cước công dân
Điều 21 Luật CCCD 2014 quy định 
– Thẻ Căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
– Trường hợp thẻ Căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định tại khoản 1 Điều này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Quy định về việc sử dụng CMND
Khoản 2 Điều 38 Luật CCCD 2014 quy định CMND đã được cấp trước ngày Luật CCCD có hiệu lực vẫn có giá trị sử dụng đến hết thời hạn theo quy định; khi công dân có yêu cầu thì được đổi sang thẻ CCCD.

Làm lại CMND mất bao nhiêu tiền?

Lệ phí cấp đổi
– Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera): 50.000đ
– Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh: 40.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định
Lệ phí cấp lại
– Trường hợp thu nhận ảnh trực tiếp (ảnh thu qua camera): 70.000đ
– Trường hợp thu nhận ảnh gián tiếp (chưa tính tiền chụp ảnh: 60.000đ. Mức phí chụp ảnh do từng địa phương quy định
Các trường hợp miễn giảm lệ phí cấp CMND
– Giảm 50% lệ phí với: Công dân thường trú tại các xã, thị trấn miền núi; các xã biên giới; các huyện đảo
– Miễn lệ phí bố, mẹ, vợ (hoặc chồng) của liệt sĩ, con dưới 18 tuổi của liệt sĩ; thương binh, con dưới 18 tuổi của thương binh; công dân thuộc xã, thị trấn; Công dân dưới 18 tuổi, mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa.

Đến đâu để làm lại CMND?

Theo Điều 10 Thông tư 59/2021/TT-BCA, để làm lại CMND, người dân có thể đi làm thẻ CCCD tại nơi tạm trú hay thường trú đều được. Đây là quy định mới, giúp nhiều người dễ dàng làm lại được giấy tờ này mà không mất nhiều thời gian đi lại, nhất là những người đi làm ăn xa. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.