Công an có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

29/08/2022
Công an có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
653
Views

Xin chào luatsu247. Hiện tôi vừa đủ điều kiện để xét duyệt làm việc trong ngành công an. Tôi đang có thắc mắc liên quan đến vấn đề bảo hiểm xã hội cho công an nhân dân do tôi nghe được rằng công an vẫn phải đóng bảo hiểm xã hội. Mong luật sư giải đáp các vấn đề liên quan đến việc công an có phải đóng bảo hiểm xã hội không? Và các chính sách bảo hiểm của công an nhân dân như thế nào? Xin cảm ơn.

Cảm ơn anh đã đặt câu hỏi đến luatsu247.net. Bài viết hôm nay chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề công an có phải đóng bảo hiểm không? Và các chinh sách bảo hiểm của công an nhân dân như thế nào?

Căn cứ pháp lý

 Bảo hiểm xã hội là gì?

Hiện nay, các nội dung liên quan đến chế độ bảo hiểm xã hội (BHXH) được quy định trong Luật BHXH năm 2014 và các văn bản hướng dẫn. Tại khoản 1 Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội được định nghĩa như sau:

1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

Các chế độ về bảo hiểm xã hội được Nhà nước tổ chức và đảm bảo thực hiện theo đúng các quy định của hệ thống pháp luật về BHXH nhằm đảm đảm đời sống cho người tham gia.

Bảo hiểm xã hội gồm những loại hình nào?

Căn cứ Điều 3 Luật BHXH năm 2014, bảo hiểm xã hội gồm 02 loại: BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện. Trong đó từng loại hình bảo hiểm được hiểu như sau:

2. Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

3. Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.

Đúng như cái tên của từng loại hình, nếu thuộc các đối tượng mà luật quy định, người lao động và người sử dụng sẽ phải tham gia BHXH bắt buộc. Còn với BHXH tự nguyện, người lao động có thể chọn tham gia hoặc không tham gia. 

Các chế độ bảo hiểm xã hội gồm những gì?

Điều 4 Luật BHXH năm 2014 đã liệt kê cụ thể các chế độ thuộc phạm vi mà bảo hiểm xã hội phụ trách gồm:

1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:

a) Ốm đau;

b) Thai sản;

c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

d) Hưu trí;

đ) Tử tuất.

2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:

a) Hưu trí;

b) Tử tuất.

Khi đáp ứng đủ các điều kiện mà pháp luật quy định, người lao động tham gia bảo hiểm xã hội sẽ được cơ quan BHXH giải quyết chế độ tương ứng.

Công an có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
Công an có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Công an có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Theo Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, NLĐ không thuộc nhóm đối tượng dưới đây thì không phải tham gia BHXH bắt buộc:

– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

+ Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn.

+ HĐLĐ được ký kết giữa NSDLĐ với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.

– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.

– Cán bộ, công chức, viên chức.

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn…

– Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật NLĐ Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

– Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

– NLĐ là công dân nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp được tham gia BHXH bắt buộc.

Vậy những người hoạt động trong ngành công an, quân đội vẫn phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của pháp luật.

Các trường hợp không phải đóng bảo hiểm xã hội

NLĐ không làm việc và không hưởng lương 14 ngày trở lên trong tháng

Tại khoản 4, 5, 6 Điều 42 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định như sau:

– NLĐ không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng BHXH tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng BHXH.

– NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không phải đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp… nhưng vẫn được hưởng quyền lợi BHYT.

– NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng, NLĐ và đơn vị không phải đóng BHXH. Tuy nhiên thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH do cơ quan BHXH đóng BHYT cho NLĐ.


Người hưởng chế độ hưu trí, người hưởng trợ cấp mất sức lao động

Căn cứ khoản 4 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH và khoản 2 Điều 149 Bộ luật Lao động 2019, những đối tượng dưới đây không phải đóng BHXH bắt buộc:

– Người đang hưởng lương hưu hàng tháng không phải đóng BHXH bắt buộc. Tuy nhiên, nếu người này tham gia làm việc theo HĐLĐ mới sẽ được hưởng tiền lương và các quyền lợi khác.

– Cán bộ xã, phường, thị trấn đang hưởng trợ cấp hàng tháng.

– Người đang hưởng trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.

–  Quân nhân, Công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu đang hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng.


Người đang trong thời gian thử việc

Căn cứ Điều 24 Bộ luật Lao động 2019, thử việc có thể ký HĐLĐ hoặc hợp đồng thử việc.

Bên cạnh đó, theo khoản 2 Điều này, trong nội dung của hợp đồng thử việc không nhắc đến việc đóng BHXH như HĐLĐ.

Như vậy, NLĐ trong thời gian thử việc nếu ký HĐLĐ thì phải tham gia BHXH bắt buộc còn hợp đồng thử việc thì không phải tham gia.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Công an có phải đóng bảo hiểm xã hội không?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; cách tra số mã số thuế cá nhân; dịch vụ ly hôn đơn phương nhanh hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Phương thức đóng bhxh của công an nhân dân hiện nay?

Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý người lao động có phu nhân hoặc phu quân, hàng tháng chịu trách nhiệm thu tiền đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc nêu trên, chuyển vào quỹ hưu trí và tử tuất của Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an theo quy định. Đồng thời, thực hiện thủ tục đăng ký tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều 97 và Khoản 1 Điều 99 Luật Bảo hiểm xã hội.
Hằng tháng, Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng, Bảo hiểm xã hội Bộ Công an có trách nhiệm chuyển toàn bộ số thu nêu trên vào quỹ bảo hiểm xã hội do Bảo hiểm xã hội Việt Nam thống nhất quản lý.”

Những đối tượng tham gia bảo hiểm công an nhân dân?

– Sĩ quan, hạ sĩ quan đang phục vụ trong lực lượng CAND
– Hạ sĩ quan, chiến sĩ phục vụ có thời hạn trong CAND
– Học viên CAND đang học tập tại các trường trong và ngoài lực lượng đang hưởng sinh hoạt phí từ ngân sách nhà nước
– Công nhân viên, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động và thân nhân sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ, học sinh của các trường trong CAND theo quy định của Luật BHYT.

Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận quản lý bảo hiểm xã hội công an?

– Nghiên cứu, tham mưu đề xuất việc quản lý, tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN trong toàn lực lượng CAND.
– Quản lý, hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện công tác thu, chi và quản lý tài chính BHXH, BHYT, BHTN từ Trung ương cho tới địa phương.
– Đề xuất phương án kiện toàn tổ chức BHXH trong CAND cho phù hợp với các quy định của pháp luật, đồng thời phù hợp với tính đặc thù về tổ chức, bộ máy của lực lượng CAND.
– Trực tiếp giải quyết, chi trả chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho các cán bộ công an nhân dân theo quy định.
– Phối hợp với BHXH các tỉnh, thành phố trong việc triển khai đăng ký mua, cấp thẻ BHYT cho thân nhân cán bộ, chiến sĩ trong toàn lực lượng. Đăng ký tham gia BHYT cho số lao động hợp đồng và công nhân viên trong lực lượng ngay tại địa phương họ làm việc.
– Tìm tòi và ứng dụng công nghệ thông tin trong nghiệp vụ liên quan đến BHXH, BHYT, BHTN.
-nMở tài khoản tiền gửi tại Kho bạc nhà nước, ngân hàng thương mại để phản ánh các khoản thu, chi BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế quản lý tài chính BHXH, BHYT, BHTN và chi phí quản lý BHXH, BHYT, BHTN.
-mQuản lý tài chính, tài sản cơ quan Bảo hiểm xã hội công an nhân dân và tổ chức thực hiện công tác thống kê, kế toán về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật.
– Tiếp nhận, xem xét và giải quyết hồ sơ các chế độ

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.