Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào?

25/08/2022
Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào?
1222
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đàm phán và ký kết hợp đồng là bước quan trọng của các bên khi tiến hành giao kết hợp đồng. Vậy Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào?

Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào? Luật sư 247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Khái niệm về đàm phán hợp đồng

Đàm phán hợp đồng là thực hiện một hoặc nhiều cuộc đối thoại, thương lượng giữa 2 bên hoặc nhiều bên có ý muốn quan hệ đối tác với nhau nhằm mục đích tiến đến một thoả thuận chung đáp ứng yêu cầu cá nhân hoặc yêu cầu hợp tác kinh doanh của các bên tham gia đàm phán.

– Ở giai đoạn đàm phán, chưa phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên đàm phán (chỉ khi ký kết hợp đồng mới phát sinh các quyền và nghĩa vụ).

“Đàm phán hợp đồng” thường xảy ra trước “ký kết Hợp đồng”, nhưng cũng có thể xảy ra trong quá trình thực hiện Hợp đồng (trong các trường hợp đàm phán để sửa đổi, bổ sung Hợp đồng do tình hình khách quan mới phát sinh hoặc do ý chí của các bên bằng các “phụ kiện hợp đồng”, thường có dự liệu trong Hợp đồng chính).

Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào?

Giai đoạn chuẩn bị đàm phán

Đây là giai đoạn lập kế hoạch và chuẩn bị các thông tin cần thiết cho cuộc đàm phán. Giai đoạn chuẩn bị là giai đoạn quan trọng nhất, quyết định đến 70% kết quả đàm phán thương mại.

– Để có thể đàm phán thương mại thành công, trước tiên cần phải chuẩn bị tốt các yếu tố về: ngôn ngữ; thông tin về thị trường, thông tin về hàng hóa; trình độ, kỹ năng của người đại diện đàm phán; thời gian và địa điểm diễn ra cuộc đàm phán.

– Sau khi chuẩn bị tốt các yếu tố cần thiết trong đàm phán cần tiến hành các công việc sau:

+ Đặt ra các mục tiêu quan trọng cần thương lượng trong quá trình đàm phán

+ Xác định những mục tiêu có thể đạt được và giới hạn thỏa thuận trong cuộc đàm phán

+ Nhận định rõ về điểm mạnh và điểm yếu của bên mình

+ Đặt ra những giải pháp tối ưu trong trường hợp không đạt được thỏa thuận

+ Tìm hiểu kỹ về yêu sách của đối tác

+ Trao đổi, nắm bắt những thông tin liên quan đến đối tác trước khi tiến hành đàm phán

+ Dự kiến trước các ý kiến, thỏa thuận mà đối tác có thể sử dụng, từ đó đề xuất những biện pháp đối phó thích hợp.

+ Xác định những yếu tố có thể gây ảnh hưởng đến kết quả của cuộc đàm phán

+ Tiến hành xây dựng các chiến lược đàm phán hiệu quả và thử tiến hành đàm phán

Quá trình đàm phán

– Mở đầu quá trình đàm phán: giai đoạn này giúp tìm hiểu đối tác một cách trực tiếp.

+ Tùy từng đối tác mà trước khi tiến hành đàm phán có thể bắt đầu những vấn đề không liên quan đến cuộc đàm phán để tạo không khí thoải mái hơn trong cuộc đàm phán.

+ Tạo dựng niềm tin cho đối tác.

+ Trước khi tiến hành đàm phán cần thể hiện thiện chí thông qua những hoạt động có lợi cho việc xây dựng sự tin cậy giữ hai bên.

+ Trước khi đàm phán cần chú ý quan sát hành vi, lời nói, cử chỉ của đối phương từ đó đánh giá mức độ tin cậy của phía đối tác, đánh giá đối tác có phải là người tuân thủ lời hứa hay không hay xác định mức độ thành ý của phái đối tác.

+ Trong trường hợp nhận được những thông tin mới chưa được tìm hiểu trong giai đoạn chuẩn bị thì có thể điều chỉnh, thay đổi kế hoạch đàm phán nếu cần.

– Thương lượng nội dung đàm phán: đây là giai đoạn quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp.

+ Đưa ra đề nghị và lắng nghe đối tác: cần trình bày mạch lạc, rõ ràng các yêu cầu một cách hợp lý dựa trên các căn cứ khoa học và lợi ích đàm phán, bên cạnh đó cần lắng nghe ý kiến của đối tác khi đàm phán.

+ Nhượng bộ nếu cần: khi đã làm rõ các vấn đề đàm phán, nếu lập trường của hai bên đối lập nhau thì trước hết cần phải đồng tình với quan điểm của phía đối phương sau đó dẫn dắt để xoay chuyển ý kiến của đối tác .

+ Phá vỡ sự bế tắc: đối với trường hợp hai bên đều không thể nhượng bộ đối phương thì có thể nhờ sự giúp đỡ của bên thứ ba như trung gian hòa giải hoặc nhờ giàn xêos, phân xử tránh nguy cơ tan vỡ cuộc đàm phán.

+ Tiến tới thỏa thuận: đây là đích đến của cuộc đàm phán, chính vì vậy cần phải tập trung, cố gắng sử dụng những kỹ năng thích hợp để tiến tới thỏa thuận một các tốt nhất.

– Kết thúc đàm phán: sau khi kết thúc đàm phán, các bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng.

Trường hợp kết thúc đàm phán mà các bên không thể thỏa thuận và nhất trí về một hoặc một số nội dung thì cuộc đàm phán thất bại. Mọi thỏa thuận đạt được trong các phiên đàm phán trước đó không phát sinh hiệu lực đối với các bên. Thông thường, trước khi đàm phán, dự thảo hợp đồng nên được lập và gửi cho các bên đọc, góp ý, chỉnh sửa và không nên kí trước

Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào?
Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào?

Giao kết hợp đồng và các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự, thương mại 

Giao kết hợp đồng

1) Khái niệm về giao kết hợp đồng: Giao kết hợp đồng là các chủ thể đàm phán bày tỏ ý chí với nhau về những nội dung, điều kiện để đi đến thỏa thuận ký kết một hợp đồng, thống nhất xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ qua lại giữa các bên đối tác (trong quan hệ hợp đồng). Giao kết hợp đồng, trong lĩnh vực thương mại và dân sự, được xếp vào phạm trù “giao dịch dân sự”.

2) Các cơ sở, văn bản pháp luật hiện hànhở Việt Nam điều chỉnh giao kết hợp đồng dân sự, kinh tế, thương mại gồm:

– Bộ luật Dân sự năm 2015.

– Luật Thương Mại VN.

– Luật về đấu thầu.

3) Nguyên tắc giao kết hợp đồng: Tự do, tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng, không trái với pháp luật, đạo đức xã hội.

4) Đề nghị giao kết hợp đồng .

5) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng .

6) Thời điểm giao kết hợp đồng và hiệu lực hợp đồng.

7) Quá trình giao kết hợp đồng gồm các giai đoạn:

a. Tìm và chọn đối tác.

b. Đàm phán, thương thảo về các điều kiện chủ yếu của hợp đồng.

c. Soạn thảo và đàm phán hợp đồng.

d. Ký kết chính thức hợp đồng.

8) Giao kết hợp đồng thông qua đấu thầu:

a. Cơ sở pháp luật.

b. Các hình thức mua sắm hàng hoá, dịch vụ (thông qua mời thầu) gồm:

– Đấu thầu rộng rãi.

– Đấu thầu hạn chế.

– Chỉ định thầu

c. Mối quan hệ giữa các bên trong qui trình đầu thầu:

– Thông báo mời thầu (của bên mời thầu).

– Nộp hồ sơ dự thầu (của người dự thầu).

– Mở thầu.

– Đánh giá, xếp hạng và trình duyệt kết quả dự thầu.

– Công bố kết quả trúng thầu.

– Soạn thảo, đàm phán nội dung hợp đồng.

– Ký chính thức hợp đồng (sau khi nộp tiền ký quỹ đảm bảo thực hiện HĐ).

Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng dân sự & thương mại

1. Khái niệm về các biện pháp đảm bảo thực hiện HĐ: Nhằm buộc bên có nghĩa vụ theo HĐ phải thực hiện đúng nghĩa vụ đó và nhằm đảm bảo trong trường hợp bên có nghĩa vụ hợp đồng không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hợp đồng thì các quyền của bên kia thể theo HĐ có thể được thoả mãn thông qua việc thi hành các biện pháp đảm bảo đó.

2. Các nhóm biện pháp bảo đảm:

a. Nhóm biện pháp bảo đảm bằng tài sản: cầm cố và thế chấp tài sản.

b. Nhóm biện pháp bảo đảm bằng tiền, kim khí quí, giấy tờ có giá trị bằng tiền: đặt cọc, ký cược, ký quỹ.

c. Nhóm biện pháp đảm bảo thực thi nghĩa vụ (bảo lảnh hoặc thực thi một nghĩa vụ): phạt vi phạm.

3. Các loại biện pháp đảm bảo cụ thể:

a. Cầm cố tài sản: Đối tượng cầm cố bao gồm các động sản và các quyền về tài sản được phép giao dịch. Thoả thuận cầm cố phải thực hiện bằng văn bản ghi chung trong Hợp đồng chính hoặc lập riêng, phải có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền.

b. Thế chấp tài sản: Tài sản thế chấp là các loại bất động sản, thoả thuận được ghi trong Hợp đồng chính hoặc lập tiêng, có chứng nhận của công chứng nhà nước hoặc UBND có thẩm quyền.

c. Đặt cọc: Tài sản đặt cọc thuộc về bên nhận đặt cọc, phải phân biệt “đặt cọc” với “tiền tạm ứng”. Thoả thuận phải thực hiện bằng văn bản.

d. Ký cược: Áp dụng cho các hợp đồng thuê, mượn tài sản là bất động sản trên cơ sở thoả thuận, không bắt buộc hình thức thoả thuận bằng văn bản.Vi phạm nghĩa vụ sẽ bị xử lý bằng hình thức: không hoàn trả tài sản thuê, mượn mà tài sản ký cược thuộc về bên thuê.

e. Ký quỹ: Thủ tục gửi và thanh toán ký quỹ tại ngân hàng, nên được thực hiện bằng văn bản.

f. Bảo lãnh: Thoả thuận bằng văn bản có xác nhận của công chứng nhà nước hoặc Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Lưu ý mối quan hệ giữa thư bảo lãnh và hợp đồng bảo lãnh; tính tuyệt đối, tương đối; không huỷ ngang hay có huỷ ngay của bảo lãnh.

g. Phạt vi phạm: Một nghĩa vụ phát sinh từ việc vi phạm nghĩa vụ Hợp đồng.

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Quy trình đàm phán ký kết hợp đồng diễn ra như thế nào?″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như: công chứng ủy quyền tại nhà ,Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Đăng ký bảo hộ thương hiệu, Đăng ký bảo hộ logo, Giải thể công ty, Tạm ngừng kinh doanh, Mã số thuế cá nhân, Giấy phép bay flycam, Tra cứu thông tin quy hoạch, Xác nhận tình trạng hôn nhân, Xác nhận độc thân, Hợp thức hóa lãnh sự trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 qua hotline:  0833102102 để được hỗ trợ, giải đáp.

Câu hỏi thường gặp

Những điều khoản cần chú trọng khi ký kết hợp đồng thương mại?

– Điều khoản hiệu lực của hợp đồng: thời điểm hợp đồng có hiệu lực là thời điểm các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng có quyền và nghĩa vụ đối với nhau, chính vì vậy cần phải lưu ý:
+ Nguyên tắc hợp đồng bằng văn bản mặc nhiên có hiệu lực kể từ thời điểm bên sau cùng ký vào hợp đồng, trù một số hợp đồng chỉ có hiệu lực khi phải được công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.
+ Cần lưu ý về người đại diện ký kết hợp đồng. Người tham gia ký kết hợp đồng phải có thẩm quyền ký kết hoặc người được ủy quyền ký kết hợp đồng theo đúng quy định của pháp luật.
– Điều khoản phạt vi phạm hợp đồng: đây là một chế tài được áp dụng với các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng khi có hành vi vi phạm, tuy nhiên pháp luật thương mại hiện hành có sự giới hạn đối với tỉ lệ phạt vi phạm là 8% giá trị phần nghĩa vụ vi phạm hợp đồng.
– Điều khoản giải quyết tranh chấp: việc giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại có thể bằng con đường tài phán hoặc phi tài. Đối với những hợp đồng ngoại thương thì các bên có thể lựa chọn việc gải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Đối với các hợp đồng nội thương thì các bên có thể lựa chọn việc gải quyết tranh chấp bằng trọng tài hoặc Tòa án để giải quyết.

Những lỗi thông thường trong đàm phán?

– Bước vào đàm phán với đầu óc thiếu minh mẫn, vấn đề này ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả đàm phán, sự toàn tâm toàn ý của người đàm phán, thể hiện tinh thần làm việc cao độ, có trách nhiệm, sang suốt trong đàm phán sẽ cho một kết quả tốt.
– Không biết đối tác ai là người có quyền quyết định, dẫn đến tình trạng không biết mình đang đàm phán với ai, quan điểm thực sự của bên đối tác là gì, điều này sẽ làm mất tính chủ động của luật sư khi đàm phán
– Không biết điểm mạnh của mình là gì và sử dụng nó như thế nào
– Bước vào đàm phán với mục đích chung chung, không có mục tiêu cụ thể điếu này rất khó để đạt được cuộc đàm phán thành công
– Không đề xuất những quan điểm và lý lẽ có giá trị
– Không kiểm sóat các yếu tố tưởng như không quan trọng như thời gian và trật tự của các vấn đề
– Không để cho bên kia đưa ra đề nghị trước
– Bỏ qua thời gian và địa điểm như là 1 vũ khí trong đàm phán
– Từ bỏ khi cuộc đàm phán dường như đi đến chỗ bế tắc
– Không biết kết thúc đúng lúc.

Lưu ý về chủ thể giao kết hợp đồng?

Khi tiến hành giao kết hợp đồng, cần xác định chủ thể giao kết là người đại diện theo pháp luật hay người đại diện theo ủy quyền và cần phải xác minh, kiểm tra tư cách của chủ thể giao kết hợp đồng có đúng pháp luật hay không.
Trong trường hợp chủ thể giao kết hợp đồng là người đại diện theo ủy quyền thì bắt buộc phải có giấy ủy quyền. Nội dung trong giấy ủy quyền phải tuân thủ đúng pháp luật về phạm vi ủy quyền, thời hạn ủy quyền,…

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.