Chồng vay ngân hàng vợ có phải trả không?

22/08/2022
Chồng vay ngân hàng vợ có phải trả
742
Views

Dạ thưa Luật sư, hiện chồng tôi có đứng ra vay một khoản nợ đối với ngân hàng. Theo tôi được biết đây là khoản nợ chồng tôi mượn để đầu tư cho việc kinh doanh của anh ấy nay bị thua lỗ nên trễ hẹn trả. Ngân hàng gửi thông báo về. Liệu với cương vị là một người vợ hợp pháp của anh ấy, tôi có trách nhiệm trả khoản nợ thay chồng tôi không? Xin Luật sư giải đáp giúp tôi ạ!

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn pháp luật và gửi câu hỏi về Luật sư 247. Trường hợp của bạn sẽ được chúng tôi giải đáp thông qua bài viết dưới đây nhằm giúp bạn hiểu rõ hơn quy định về nghĩa vụ tài sản của vợ chồng cũng như trả lời cho thắc mắc Chồng vay ngân hàng vợ có phải trả. Mời bạn đón đọc ngay nhé!

Căn cứ pháp lý

Chế độ tài sản của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Về nguyên tắc, những tài sản được coi là tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân thì thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.

Theo đó, tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân bao gồm:

– Tài sản do vợ, chồng tạo ra

– Thu nhập từ lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, từ hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng

– Tài sản mà vợ, chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung

– Tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung

– Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn trừ khi được thừa kế, tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

Nghĩa vụ về tài sản của vợ, chồng

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng

Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng được quy định tại Điều 37 Luật Hôn nhân gia đình 2014:

Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;

Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan

Nghĩa vụ riêng về tài sản của vợ, chồng

Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân gia đình 2014, vợ chồng có nghĩa vụ riêng sau đây:

Nghĩa vụ phát sinh từ hành vi vi phạm pháp luật của vợ, chồng.

Nghĩa vụ của mỗi bên vợ, chồng có trước khi kết hôn;

Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do một bên xác lập, thực hiện không vì nhu cầu của gia đình;

Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp nghĩa vụ phát sinh trong việc bảo quản, duy trì, tu sửa tài sản riêng của vợ, chồng;

Nguyên tắc giải quyết nợ trong thời kỳ hôn nhân

Nếu khoản nợ được xác định là nợ chung thì dù xuất phát từ ý chí của vợ hoặc chồng hay cả hai vợ chồng thì cả hai vợ chồng cùng phải trả;

Nếu khoản nợ là nợ riêng thì dù là nợ trước, trong hay sau thời kỳ hôn nhân thì người xác lập nên khoản nợ đó phải tự trả, không phát sinh trách nhiệm liên đới

Chồng vay tiền ngân hàng vợ có phải trả không?

Điều 27 trong Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về vấn đề trách nhiệm liên đới của vợ, chồng cụ thể như sau:

“1. Vợ, chồng hoàn toàn chịu trách nhiệm liên đới đối với các giao dịch do một bên thực hiện theo như quy định tại khoản 1 Điều 30 hoặc các giao dịch khác mà phù hợp với quy định về phạm vi đại diện quy định tại các điều 24, 25 và 26 của Luật HNGĐ năm 2014.

2. Vợ, chồng chịu trách nhiệm liên đới về các nghĩa vụ quy định tại Điều 37 của Luật này.”

Thêm vào đó Điều 37 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng như sau:

“Vợ chồng có các nghĩa vụ chung về tài sản sau đây:

1. Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;

2. Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng tiến hành thực hiện để nhằm đáp ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu của gia đình;

3. Nghĩa vụ mà phát sinh từ việc thực hiện chiếm hữu, sử dụng, định đoạt khối tài sản chung;

4. Nghĩa vụ đã phát sinh từ việc sử dụng đến các loại tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra những nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;

5. Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do các con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải thực hiện việc bồi thường;

6. Nghĩa vụ khác theo như các quy định của các luật khác có liên quan.”

Giao dịch hợp pháp ở đây được hiểu cụ thể là các hợp đồng vay tài sản (tiền, vàng, ngoại tệ…) hoặc giấy vay tiền không đưa ra việc phân biệt viết tay hay đánh máy do người có đủ năng lực hành vi về dân sự thực hiện việc xác lập. Nhu cầu thiết yếu cơ bản của toàn gia đình như: ăn, ở, mặc, chăm sóc sức khỏe của các thành viên trong gia đình; việc học hành của trẻ nhỏ; tiền đám cưới, ma chay…

Do vậy, trường hợp chồng vay ngân hàng để đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu cơ của gia đình, thì căn cứ theo như các quy định trên đây, vợ đương nhiên phải chịu trách nhiệm liên đới cùng chồng để thực hiện trả món nợ đó khi bị ngân hàng yêu cầu trả hoặc khởi kiện ra Tòa án.

Trường hợp vợ có thể chứng minh được chồng đã vay số tiền đó chỉ để thực hiện việc chi tiêu cá nhân, không dùng để đáp ứng cho các nhu cầu sinh hoạt thiết yếu của gia đình và vợ không hề hay biết về số tiền đó, thì người vợ đương nhiên không phải chịu trách nhiệm liên đới cùng với chồng trả món nợ đó khi bị yêu cầu thanh toán nợ hoặc bị thưa kiện ra tòa.

Chồng nợ tiền bỏ trốn vợ có thể ly hôn không?

Hiện nay pháp luật quy định Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc phân chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công nhận thuận tình ly hôn.
Nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn. Nếu vợ muốn ly hôn mà chồng không đồng ý thì vợ vẫn có thể tiến hành ly hôn đơn phương theo quy định tại điều 56 luật hôn nhân và gia đình 2014.
Nếu chồng bỏ trốn quá lâu mà không liên lạc được vợ có quyền tuyên bố mất tích theo khoản 1 điều 68 Bộ luật Dân sự: Khi một người biệt tích hai năm liền trở lên, dù đã áp dụng đầy đủ các biện pháp thông báo, tìm kiếm theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự nhưng vẫn không có tin tức xác thực về việc còn sống hay đã chết thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, tòa án có thể tuyên bố người đó mất tích. Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì tòa án giải quyết cho ly hôn. Trước tiên vợ cần thực hiện các biện pháp thông báo, tìm kiếm chồng theo quy định của tố tụng dân sự. Nếu vẫn không có tin tức, sau hai năm người vợ có thể yêu cầu tòa án nơi hai người cư trú tuyên bố người chồng mất tích và tiến hành thủ tục đơn phương ly hôn.

Chồng vay ngân hàng vợ có phải trả
Chồng vay ngân hàng vợ có phải trả

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Chồng vay ngân hàng vợ có phải trả”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh,Giấy phép sàn thương mại điện tử, dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đơn xác nhận độc thân mới nhất, thành lập công ty hợp danh, đăng ký mã số thuế cá nhân, giấy phép bay flycam,… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Giấy vay tiền có phải cần chữ ký của cả vợ chồng không?

Không phải mọi tình huống đều bắt buộc cả hai vợ chồng đều phải ký vào giấy vay tiền. Bởi theo Điều 463 Bộ luật Dân sự, đây là sự thoả thuận của bên cho vay và bên vay. Do đó, nếu bên vay chỉ là một trong hai vợ chồng thì trong giấy vay tiền chỉ cần chữ ký của một trong hai người.
Căn cứ Điều 45 Luật Hôn nhân và Gia đình, ngoài nghĩa vụ chung thì vợ chồng còn có nghĩa vụ riêng về tài sản. Theo đó, vợ chồng hoàn toàn có thể tự mình thoả thuận vay tiền với người thứ ba mà không liên quan đến người còn lại.
Cụ thể, các trường hợp trong giấy vay tiền chỉ có chữ ký của một trong hai vợ chồng gồm:
– Vợ chồng vay tiền trước khi kết hôn. Trường hợp này, người nào vay thì có nghĩa vụ phải trả trừ trường hợp sau khi kết hôn, hai vợ chồng cùng thoả thuận với người cho vay về việc cùng đứng ra trả nợ.
– Vợ hoặc chồng vì tài sản riêng mà vay nợ: Ví dụ khi vợ hoặc chồng cần tiền và vay tiền để sửa chữa ô tô chở khách là tài sản riêng của người này thì đây là nghĩa vụ riêng của người này. Người còn lại không có nghĩa vụ phải cùng gánh vác trả nợ trừ trường hợp việc vay nợ này nhằm:
+ Duy trì, phát triển khối tài sản chung vợ chồng hoặc tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình.
+ Hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng là nguồn sống duy nhất của gia đình.
– Vợ hoặc chồng một mình đứng ra vay nợ không vì nhu cầu của gia đình mà vì mục đích của riêng người đó…
Ngoài ra, còn một trường hợp giấy vay tiền chỉ có chữ ký của một người nhưng nghĩa vụ trả nợ là của chung hai vợ chồng đó là cả hai người cùng có nhu cầu vay vốn nhưng một trong các bên không thể tự mình ký kết mà uỷ quyền cho người khác.
Trong trường hợp này, mặc dù giấy vay tiền chỉ có chữ ký của một người nhưng nghĩa vụ trả nợ vẫn là nghĩa vụ chung của hai vợ chồng.

Người vay tiền chết, ai có nghĩa vụ trả nợ?

Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ do người chết để lại, cụ thể:
– Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
– Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ trả tiền được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.
– Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ trả tiền do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đặc biệt, Điều 620 Bộ luật Dân sự 2015 quy định người thừa kế không được quyền từ chối nhận di sản trong trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
Do đó, khi người vay tiền chết, người thừa kế của người này phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ trong phạm vi di sản thừa kế được hưởng trừ trường hợp có thỏa thuận khác với người cho vay.
Tuy nhiên, cần lưu ý trường hợp, nếu trong hợp đồng vay tiền cho thỏa thuận chỉ người vay là người phải trả nợ thì khi người này chết, hợp đồng vay tiền sẽ chấm dứt bởi theo quy định tại khoản 3 Điều 422 Bộ luật Dân sự năm 2015, hợp đồng chấm dứt trong trường hợp:
Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
Như vậy, khi người vay tiền chết người thừa kế của người đó có nghĩa vụ trả tiền trong phạm vi di sản của người chết để lại, trừ trường hợp trong hợp đồng vay tiền thỏa thuận nghĩa vụ trả tiền phải do chính người vay trả hoặc có thỏa thuận khác.

5/5 - (1 bình chọn)

Comments are closed.