Chào luatsu247, tôi hiện tại đang là công nhân ở một công ty tại Bắc Ninh. Tôi muốn ra nhập công đoàn để được hưởng các chính sách của người lao động nhưng phòng hành chính nhân sự của công ty lại tìm cách ngăn cản. Luật sư cho tôi hỏi hành vi của công ty như vậy có đúng không? Ngăn cản người lao động ra nhập công đoàn bị xử phạt như thế nào? Tôi phải làm gì trong trường hợp này. Tôi xin cảm ơn.
Cảm ơn chị đã đặt câu hỏi cho luatsu247. Về vấn đề: ngăn cản người lao động ra nhập công đoàn bị xử phạt như thế nào? Cách thức xử lý khi bị công ty ngăn cản gia nhập công đoàn chúng tôi sẽ giải đáp ở bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Công đoàn là gì?
Công đoàn Việt Nam là một tổ chức giữ vai trò quan trọng trong hoạt động chính trị – xã hội và đặc biệt là đối với người lao động. Tuy nhiên trên thực tế vai trò của Công đoàn không phải ai cũng nắm được còn nhiều người hiểu sai về vai trò công đoàn cũng như Công đoàn bị “lu mờ” so với những cơ quan khác (Tòa án, công an…) trong bảo vệ quyền lợi của người lao động.
Căn cứ Điều 10 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định như sau:
Công đoàn được thành lập trên cơ sở tự nguyện của giai cấp công nhân, tri thức và người lao động, đó là một tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động, chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động.
Đại diện cho người lao động; tham gia giám sát, kiểm tra, thanh tra hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề có liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động, tuyên truyền, vận động người lao động học tập, rèn luyện, đoàn kết, chấp hành pháp luật, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Vai trò của tổ chức Công đoàn đối với người lao động?
Công đoàn giữ vai trò quan trọng đối với người lao động, là một tổ chức không thể thiếu để đứng giữa mối quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của hai bên, hài hòa mối quan hệ này để cùng phát triển, giữ ổn định trong hoạt động sản xuất kinh doanh.
Căn cứ Luật công đoàn 2012 quy định về vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động:
– Thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động:
Giúp đỡ người lao động trong hoạt động kí kết hợp đồng lao động, tư vấn ch người lao động biết quyền và nghĩa vụ của người lao động trong hợp đồng mà họ kí kết, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động. Giúp người lao động tránh rủi ro pháp lý khi không nắm được nội dung hợp đồng mà vi phạm.
Tham gia, thương lượng, kí kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể giữa người lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện trong quan hệ lao động mà hai bên đã bàn bạc, thống nhất thông qua thương lượng tập thể. Đây là văn bản để người lao động trên sở thỏa thuận, thương lượng bằng sức mạnh của tập thể để tạo sức ép cho người sử dụng lao động đưa ra những yếu tố có lợi cho người lao động trong quan hệ lao động. Tuy nhiên không được trái quy định của pháp luật. Do đó cần có sự tham gia của tổ chức Công đoàn.
Bên cạnh đó tổ chức công đoàn còn tham gia xây dựng và giám sát việc thực hiện thang lương, quy chế trả lương, thưởng, nội quy lao động. Thực hiện việc trao đổi trực tiếp với người sử dụng lao động giải quyết các vấn đề quyền và nghĩa vụ của người lao động.
Tiến hành tư vấn pháp luật cho người lao động để người lao động để người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình. Tham gia giải quyết tranh chấp lao động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Khi quyền lợi của người lao động, tập thể lao động bị xâm phạm thì tổ chức công đoàn có quyền kiến nghị với cơ quan, tổ chức nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết. Trường hợp cần khởi kiện ra tòa thì tổ chức Công đoàn có quyền đại diện cho tập thể người lao động, người lao động khi được người lao động ủy quyền.
Bên cạnh đó tổ chức Công đoàn được tổ chức, lãnh đạo tập thể người lao động đình công theo quy định của pháp luật.
Giúp hài hòa, ổn định cùng nhau phát triển giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Ngoài ra Công đoàn còn có chức năng tuyên truyền, giáo dục, vận động người lao động làm theo đúng chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, không ngừng nâng cao trình độ, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, nội quy của tổ chức, của doanh nghiệp. Vận động người lao động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng chống tham nhũng.
Thủ tục thành lập, gia nhập công đoàn?
Việc thành lập công đoàn là sự tự nguyện nên người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đều có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động miễn sao phải theo đúng quy định của Luật công đoàn và pháp luật có liên quan.
Tuy nhiên công đoàn cấp trên cơ sở vừa có quyền và vừa có trách nhiệm vận động người lao động tham gia công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Có quyền yêu cầu cơ quan chức năng tạo điều kiện cho việc thành lập công đoàn vì những vai trò quan trọng không thua kém những cơ quan, đoàn thể khác trong bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động.
Vai trò của tổ chức công đoàn trong quan hệ lao động?
Sự phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa kéo theo sự phát triển của quan hệ lao động . Do vậy, vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động cũng đượ phát huy tối đa để bảo vệ quyền lợi cho người lao động khi quan hệ lao động đang ngày càng trở nên phức tạp và nhiều mâu thuẫn. Tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định trong Hiến pháp năm 2013, Luật Công Đoàn năm 2012 và “Bộ luật lao động năm 2019”.
Theo quy định tại Điều 10, Hiến pháp năm 2013 thì “Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị – xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.”
Về vai trò của tổ chức Công đoàn trong quan hệ lao động được quy định tại Điều 188 Bộ Luật lao động năm 2012. Theo đó, Công đoàn có những vai trò cơ bản sau :
Thứ nhất, Công đoàn cơ sở thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động.
Thứ hai, Công đoàn tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động, quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức
Thứ ba, Công đoàn tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động. Khi xảy ra tranh chấp lao động về lợi ích, Công đoàn là tổ chức phối hợp, lãnh đạo người lao động tiến hành đình công.
Thứ tư, Công đoàn tham gia đối thoại, hợp tác với người sử dụng lao động xây dựng quan hệ lao động hài hoà, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức. Trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tổ chức Công đoàn có vai trò điều hoà và ổn định quan hệ lao động xã hội, đây là vai trò không một tổ chức nào khác có thể thay thế. Bởi vì, Công đoàn là đại diện một bên của quan hệ lao động, thiếu Công đoàn không thể tạo thành quan hệ lao động hoàn chỉnh.
Ngăn cản người lao động ra nhập công đoàn bị xử phạt như thế nào?
Theo quy định tại Điều 8 Bộ Luật lao động 2012 về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
“Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.
2. Ngược đãi người lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
3. Cưỡng bức lao động.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo nghề hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo nghề hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Dụ dỗ, hứa hẹn và quảng cáo gian dối để lừa gạt người lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Theo quy định trên, pháp luật nghiêm cấm người sử dụng lao động không cho người lao động gia nhập công đoàn bởi việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn là quyền của người lao động được ghi nhận tại Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012.”
Bên cạnh đó, theo quy định tại Khoản 18 Điều 1 Nghị định 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Điều 24 Nghị định 95/2015/NĐ-CP như sau:
“Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
18. Bổ sung Điều 24a, Điều 24b, Điều 24c vào sau Điều 24 như sau:
“Điều 24a. Vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.”
Như vậy, pháp luật lao động nghiêm cấm những hành vi được quy định có Điều 8 Bộ Luật lao động 2012 như trên.
Khi tổ chức công đoàn được thành lập theo đúng quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động,tổ chức bắt buộc phải thừa nhận, tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn hoạt động.
Mời bạn xem thêm
- Khi gia nhập công đoàn nhưng người lao động bị ngăn cản xử lý như thế nào?
- Mức đóng kinh phí công đoàn là bao nhiêu năm 2022?
- Đơn xin không tham gia công đoàn mới năm 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Ngăn cản người lao động ra nhập công đoàn bị xử phạt như thế nào?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; công chứng tại nhà; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 3 Điều 3 Bộ Luật Lao động 2019, tổ chức đại diện người lao động bao gồm công đoàn cơ sở và tổ chức của người lao động. Trong đó, công đoàn là tổ chức trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam (loại hình tổ chức đại diện cho người lao động đã và đang tồn tại ở nước ta, được coi là tổ chức đại diện cho người lao động cho đến nay).
Đồng thời, từ 01/01/2021, sẽ có thêm tổ chức đại diện cho người lao động đó là tổ chức của người lao động. Tổ chức của người lao động được hiểu là các tổ chức đại diện cho người lao động khác so với tổ chức công đoàn cơ sở.
Do đó, thay vì lựa chọn gia nhập hoặc không gia nhập tổ chức công đoàn như hiện nay thì từ năm 2021, pháp luật cho phép người lao động trong doanh nghiệp được quyền lựa chọn thành lập, gia nhập vào tổ chức công đoàn hoặc một tổ chức của người lao động khác.
Vì vậy, từ năm 2021, trong trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì phải có sự tham gia của tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp để có thể tiến hành thủ tục xử lý kỷ luật lao động.
Căn cứ Điều 36 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về phân biệt đối xử vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, theo đó:
1. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi phân biệt đối xử đối với người lao động, thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở vì lý do thành lập, gia nhập hoặc hoạt động tổ chức đại diện người lao động, bao gồm một trong các hành vi sau đây:
a) Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc, các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động;
b) Yêu cầu tham gia, không tham gia hoặc ra khỏi tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để được tuyển dụng, giao kết hoặc gia hạn hợp đồng lao động;
c) Kỷ luật lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, không tiếp tục giao kết hợp đồng lao động, không gia hạn hợp đồng lao động hoặc chuyển người lao động làm công việc khác;
d) Cản trở, gây khó khăn liên quan đến công việc nhằm làm suy yếu hoạt động của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở.
Như vậy, khi có hành vi cản trở người khác gia nhập công đoàn thì có thể bị phạt tiền từ 15.000.000 đến 30.000.000 đồng.
Căn cứ Điều 1 Luật công đoàn 2012, có thể thấy việc thành lập công đoàn là hoàn toàn phụ thuộc vào sự tự nguyện của người lao động. Công đoàn cấp trên cơ sở có trách nhiệm vận động người lao động gia nhập công đoàn, thành lập công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp, không có quyền ép buộc người lao động phải thành lập công đoàn. Doanh nghiệp cũng không có nghĩa vụ phải thành lập công đoàn.
Tuy doanh nghiệp không có trách nhiệm phải thành lập công đoàn nhưng phải tạo điều kiện và hỗ trợ cho người lao động thành lập công đoàn khi có mong muốn thành lập, đồng thời phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn tiến hành hoạt động.